Bệnh giun đầu gai

Bệnh giun đầu gai là thuật ngữ chỉ tên gọi của bệnh truyền nhiễm do giun tròn Gnathostoma spp gây ra. Bệnh nhân nhiễm giun gặp phải các triệu chứng bất thường ở mắt, thần kinh và nhiều cơ quan trên cơ thể. Trường hợp nặng, ký sinh trùng tấn công sâu ảnh hưởng não bộ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tổng quan

Bệnh giun đầu gai gây ra bởi một loại giun tròn tên là Gnathostoma Spinigerum xuất phát từ động vật. Đây là bệnh lý truyền nhiễm có thể để lại nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh.

Giun đầu gai tấn công cơ thể người bệnh gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề

Giun có hình tròn, đầu giun có gai nên được gọi là giun đầu gai. Bên trong cơ thể giun được chia thành các túi khí cùng với khoang rỗng. Con người có thể nhiễm phải loại giun này khi vô tình ăn hoặc uống thực phẩm có chứa ấu trùng giun đầu gai, nhất là các món chưa được nấu chín.

Tỷ lệ tử vong ở người nhiễm giun đầu gia khá cao. Không những thế, người bệnh còn có khả năng gặp phải các di chứng kéo dài, nhất là các rối loạn liên quan đến hoạt động hệ thần kinh. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng đối với bệnh lý này, khi phát hiện dấu hiệu bất thường tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Giun đầu gai khi xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ, chúng sẽ phát triển và tiếp tục đẻ trứng tại thành dạ dày. Trong môi trường có chất lỏng, trứng mất khoảng 7 ngày để phát triển thành phôi, sau đó giải phóng ấu trùng.

Các loài vật tiếp tục ăn phải ấu trùng, nuôi dưỡng chúng để chúng phát triển thành giai đoạn ấu trùng tiếp theo. Tiếp tục, vật chủ trung gian ăn phải các loài nhuyễn thể có chứa ấu trùng giai đoạn 2, chúng lại tiếp tục di chuyển vào các thớ thịt của vật chủ 2, chuyển sang giai đoạn ấu trùng thứ 3.

Các vật chủ nhiều giai đoạn ăn phải thức ăn có chứa ấu trùng tạo điều kiện cho chúng phát triển. Sau khi đạt được ngưỡng thích hợp, ấu trùng trở thành giun trưởng thành, tiếp tục đẻ trứng duy trì các thế hệ ấu trùng mới.

Con người cũng là vật chủ chính có khả năng nhiễm phải ấu trùng giun đầu gai do ăn phải cá, ếch, lươn,... các loài động vật chứa ấu trùng. Nhất là khi con người ăn thực phẩm không qua chế biến, nấu chính.

Một số trường hợp khác nhận thấy nhiễm ấu trùng giun đầu gai do uống nước, tắm ở ao, hồ có ấu trùng giun đầu gai. Bệnh nhân cần thăm khám, kiểm tra bằng các biện pháp chuyên khoa để phát hiện sự tồn tại của giun trong cơ thể và điều trị.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bệnh nhiễm phải giun đầu gai có thời gian ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Sau đó các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên chúng dễ bị nhầm lẫn do không rõ ràng và tương đồng với một số vấn đề cơ thể khác.

Nhận biết sớm các biểu hiện bất thường trên da, điều trị phòng biến chứng

Chẳng hạn hiện tượng sốt cao, suy nhược cơ thể, buồn nôn, nôn, cảm giác chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy. Ấu trùng tấn công sâu đến các cơ quan trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đọc nên thận trọng:

  • Khi di chuyển đến da và các mô mền trong cơ thể người bệnh, quan sát thấy có khối u dưới da, có khả năng di chuyển. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị ngứa, sưng da, đỏ da tương tự như hiện tượng dị ứng. Tại vị trí xuất hiện khối u lâu ngày chuyển thành ổ áp xe, đồng thời ấu trùng di chuyển còn tạo ra đường hầm dưới da. Lỗ áp xe cũng là nơi ấu trùng chui ra ngoài. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là nhiều năm liền.
  • Ấu trùng giun đầu gai tấn công đến vùng phổi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Điển hình là các cơn ho dai dẳng, ho kèm theo đau tức ngực, thở khó, đôi khi ho ra máu, ra giun. Một số bệnh nhân bị tràn dịch phổi, viêm phổi, áp xe khi bệnh chuyển biến nặng.
  • Ấu trùng giun đầu gai tấn công hệ tiêu hóa gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm tại đây. Kể đến một số trường hợp gặp phải viêm ruột, túi mật, xuất hiện khối u ở ruột, viêm loét dạ dày,...
  • Ấu trùng giun đầu gai khi di chuyển đến gan có thể kèm theo các cơn sốt cao, đau ở vị trí lá gan. Nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm gan hoặc các vấn đề về gan khác gây khó khăn cho quá trình loại bỏ giun đầu gai về sau.

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, bệnh nhân nhiễm giun đầu gai còn có nguy cơ gặp phải các biểu hiện tại nhiều cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tiểu ra máu, viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Đau nhức mắt, giảm thị lực.
  • Khả năng nghe kém, bị ù tai.
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh, viêm tủy rễ thần kinh, xuất huyết não,..

Chẩn đoán

Bệnh nhân nếu nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ, tốt hơn hết nên đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành soi da, kiểm tra vết thương trên da. Thông qua bước này, bác sĩ có thể tìm thấy ấu trùng giun đầu gai, đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh sán, bệnh viêm da.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác như:

  • Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện kháng thể chống lại giun đầu gai để nhận định bệnh nhân có bị nhiễm giun hay không.
  • Chụp X quang, CT: Người bệnh được xét nghiệm hình ảnh tại phổi, đường tiêu hóa, nội sọ để tìm kiếm tổn thương, sự hiện diện của tác nhân gây hại.

Khi cần thiết bệnh nhân sẽ được chỉ định chọc dịch não tủy, xét nghiệm khối u dưới da,... Sau khi có kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp điều trị bệnh phù hợp cho từng người.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh giun đầu gai không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Ngoài ra, bệnh lý này cũng không có liên quan đến các yếu tố như giới tính, độ tuổi hay chủng tộc. Một số ít trường hợp khác thậm chí ấu trùng có thể chui qua da hoặc tấn công các vị trí tổn thương da trong khi người bệnh không ăn hoặc uống phải chúng qua các thực phẩm sống.

Bệnh giun đầu gai không được điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Các triệu chứng do giun đầu gai gây ra có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời. Những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Mắc các bệnh lý về da liễu, đặc biệt là tình trạng mề đay. Các nốt mề đay với các kích thước khác nhau, kèm theo đó là tình trạng đau nhức, sưng tấy, tạo mủ dưới da. Nếu không chăm sóc, bảo vệ, tại vùng da đang tổn thương có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp nếu không điều trị bệnh giun đầu gai. Ấu trùng tấn công sâu, di chuyển vào phổi gây ra triệu chứng hô hấp kéo dài, ngày càng trở nên nặng nề.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải các bệnh lý tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao.
  • Các ảnh hưởng đến thị lực, khả năng quan sát, nhìn xa, bệnh nhân thậm chí có thể bị mù lòa.
  • Một số trường hợp bị sưng viêm mống mắt, sợ ánh sáng khi bị bệnh giun đầu giai.
  • Tác nhân gây hại tấn công não bộ có thể dẫn đến tử vong.

Chính những vấn đề kể trên, bệnh nhân nên chủ động kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan khiến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trở nên nặng nề ảnh hưởng sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Điều trị

Bác sĩ xem xét kết quả chẩn đoán chỉ định phương án can thiệp điều trị tình trạng nhiễm giun đầu gai cho bệnh nhân. Hiện nay các biện pháp điều trị được thực hiện nhằm mục đích giảm triệu chứng, ức chế và loại bỏ giun, ấu trùng ra khỏi cơ thể.

Dưới đây là những biện pháp thường được sử dụng:

Sử dụng thuốc 

Dùng thuốc làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, sốt,... Các loại như:

  • Albendazole: Thuốc có chứa các chất giúp ngăn chặn sự tổn thương khi bệnh nhân bị ấu trùng tấn công. Tuy nhiên không sử dụng thuốc đối với người bị dị ứng thành phần thuốc, phụ nữ có bầu, đang cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người bị nhiễm độc tủy xương. Thuốc dùng đường uống, liều lượng được bác sĩ chỉ định.
  • Ivermectin: Thuốc có dạng viên nén, dùng trong kiểm soát giun đầu gai. Bệnh nhân bị dị ứng thành phần thuốc không nên dùng. Ngoài ra, chống chỉ định sử dụng Ivermectin khi bị rối loạn hàng rào máu não, trẻ dưới 5 tuổi hoặc bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu.
  • Thiabendazole: Chỉ định điều trị triệu chứng cho bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đầu gai. Sử dụng đường uống, mỗi viên nén 500mg, liều dùng được bác sĩ hướng dẫn. Không dùng thuốc trong trường hợp dị ứng thành phần thuốc, người bị suy thận, suy gan, bệnh nhân đang có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi,...

Ngoài các thuốc kể trên, bệnh nhân còn được chỉ định dùng các nhóm thuốc bôi, thuốc uống khác nhằm ngăn chặn biến chứng giun đầu gai gây ra. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc, tuyệt đối không lạm dụng để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.

Chỉ định điều trị theo phác đồ dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh

Phương pháp phẫu thuật

Chỉ định can thiệp ngoại khoa đối với các trường hợp có tổn thương nội tạng. Sau điều trị bệnh nhân phải tái khám để xác định còn hay không sự tồn tại của ấu trùng giun đầu gai trong cơ thể. Tham khảo ý kiến và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Phòng ngừa

Chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa sự tấn công của giun đầu gai đối với cơ thể. Một số lưu ý:

  • Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, chế biến, nấu chín để tránh nhiễm ấu trùng giun hoặc các ký sinh trùng khác. Đặc biệt là các loại động vật như ếch, lươn, chim, nhái,...
  • Khi chế biến các loại thực phẩm tươi sống tốt nhất nên sử dụng bao tay, tránh trầy xước, đứt tay tạo cơ hội cho tác nhân gây hại tấn công vào máu.
  • Không nên ăn sống các thực phẩm không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Tốt nhất nên ngâm rửa, sơ chế thận trọng, ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Rửa tay bằng sà phòng sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng rửa mặt, tắm rửa hàng ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát sớm để phòng ngừa các rủi ro biến chứng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh giun đầu gai là gì?

2. Nguyên nhân vì sao tôi bị giun đầu gai?

3. Triệu chứng nhận biết bệnh giun đầu gai là gì?

4. Không điều trị bệnh giun đầu gai có tự khỏi không?

5. Dùng thuốc gì điều trị bệnh giun đầu gai?

6. Sử dụng thuốc có gặp tác dụng phụ nào không?

7. Dùng thuốc trong bao lâu thì khỏi bệnh giun đầu gai?

8. Bệnh giun đầu gai có tái phát không? Có chữa dứt điểm được không?

9. Cần làm gì để phòng ngừa rủi ro lây bệnh giun đầu giai?

10. Bao lâu tôi cần quay lại tái khám?

Bệnh giun đầu gai có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân. Chính vì thế, ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, tốt hơn hết bạn nên thăm khám, điều trị sớm. Tránh sử dụng thuốc tây bừa bãi để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng quá trình điều trị về sau.