Bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ có khả năng xảy ra với mọi đối tượng. Người mắc bệnh gặp các triệu chứng bất thường, nếu kéo dài gây ra biến chứng nguy hại sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm.

Tổng quan

Bệnh giun chỉ hay còn gọi là giun chỉ bạch huyết là bệnh lý ký sinh trùng có khả năng ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Trường hợp chậm chễ trong việc kiểm soát, ký sinh trùng lan rộng các cơ quan trong cơ thể để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Bệnh giun chỉ
Giun chỉ xâm nhập cơ thể đến hạch bạch huyết gây ra các triệu chứng bất thường

Bệnh giun chỉ có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua nhân tố trung gian là muỗi. Muỗi đốt hút máu người nhiễm ký sinh trùng sau đó đốt người khác mang mầm bệnh vào cơ thể. Ký sinh trùng phát triển thành giun chỉ trưởng thành gây hại cho hệ thống bạch huyết.

Giai đoạn đầu người bệnh không nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng, tuy nhiên khi giun chỉ tấn công và lan rộng ra hệ thống cơ quan trong cơ thể dẫn đến các triệu chứng nặng nề. Người bệnh cần chủ động thăm khám, xử lý để ngăn chặn các rủi ro đe dọa an toàn tính mạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh giun chỉ có thể xảy ra do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ gồm 3 loại chính là Wuchereria Bancrofti, Brugia Malayi, Brugia Timori. Các khu vực có số lượng người nhiễm bệnh cao nhất là vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Theo thống kê đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ bạch huyết có sự xuất hiện của Wucherira Bancrofti. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có khả năng phát bệnh do mắc 2 loại giun chỉ còn lại. Thông thường, giun chỉ sẽ ký sinh trên cơ thể người, sau đó tiếp tục ký sinh trên cơ thể muỗi khi muỗi đốt người bệnh.

Ở cơ thể người, ký sinh trùng có thể tồn tại vĩnh viễn. Chúng sẽ tiếp tục sinh sôi và phát tán ra xung quanh thông qua nhân tố trung gian là muỗi. Quá trình sinh trưởng ở 2 môi trường trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi được miêu tả như sau:

  • Môi trường trong cơ thể người:

Ấu trùng giun chỉ đi vào cơ thể người sau khi bị muỗi đốt. Chúng sẽ di chuyển vào hệ thống bạch huyết, sau 365 ngày phát triển thành giun trưởng thành.

Tiếp đến, những con giun chỉ lớn sẽ tiếp tục sản sinh ra ấu trùng. Ấu trùng ký sinh tại các khu vực nội tạng và có thời điểm xuất hiện trong máu ngoại vi. Khi muỗi đốt người nhiễm giun chỉ, ấu trùng sẽ xâm nhập vào dạ dày mũi từ đường vòi mũi.

Trong cơ thể muỗi ấu trùng chỉ có thể sống sót trong vùng 10 ngày nếu chúng không được đưa vào cơ thể vật chủ khác. Những con giun chỉ sống trong cơ thể ở điều kiện thuận lợi có thể tồn tại 10 năm.

  • Môi trường trong cơ thể muỗi:

Ấu trùng đi vào dạ dày muỗi, sau 15 tiếng sẽ đi lên vùng ngực của muỗi, tiến triển thành ấu trùng giai đoạn 1. Qua 2 lần thay vỏ, tính từ ngày thứ 14 ấu trùng chuyển sang giai đoạn 3. Chúng sẽ tiếp tục ký sinh tại tuyến nước bọt của muỗi, nếu muỗi hút máu người chúng sẽ xâm nhập vào máu ngoại vi.

Nguyên nhân gây bệnh giun chỉ
Ấu trùng giun chỉ được muỗi truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giun chỉ cao kể đến như:

  • Người sống ở địa phương có dịch bệnh.
  • Người sống trong môi trường không vệ sinh, nhiều rác thải, ao tù nước đọng cho muỗi lưu trú đẻ trứng.
  • Người có phong tục lạc hậu, không biết cách bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm.
  • Người làm việc ở nơi có nhiều muỗi, khu vực âm u.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người nhiễm giun chỉ có thể có hoặc không có triệu chứng. Nhất là ở giai đoạn đầu khi giun chỉ ký sinh vào cơ thể, đa số các trường hợp đều không nhận thấy dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, nếu thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng có thể phát hiện ký sinh trùng gây hại.

Khi bệnh tiến triển dần, giun chỉ trưởng thành sinh sôi và tấn công hạch bạch huyết, lan rộng gây ra các vấn đề sức khỏe rõ nét hơn. Các giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có các dấu hiệu nhận biết nhất định như:

- Giai đoạn đầu: Đây là thời ký ủ bệnh tính từ khi muỗi đưa ấu trùng giun chỉ vào cơ thể người. Thời gian để ấu trùng trưởng thành từ 1 tháng cho đến 8 tháng hoặc hơn. Người bệnh có thể cảm nhận sự mệt mỏi, thân nhiệt tăng nhẹ, da nổi mẩn,... Nhiều trường hợp khác không triệu chứng. Mặc dù là thời gian ủ bệnh tuy nhiên đây cũng là thời điểm có thể lây bệnh cao nếu người bệnh bị muỗi đốt.

- Giai đoạn tiến triển: Bắt đầu xuất hiện các biểu hiện cấp tính. Trong đó sốt cao là triệu chứng điển hình nhất. Người bệnh kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức đầu, khó chịu mệt mỏi. Sau đó, tình trạng viêm bạch mạch, viêm hạch bạch huyết bắt đầu xuất hiện.

- Giai đoạn mãn tính: Giai đoạn giun chỉ đã trưởng thành và tấn công lan rộng cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết. Người bệnh có các triệu chứng rõ nét hơn:

  • Cơ thể gầy sút bất thường, phù chân voi.
  • Viêm nhiễm hoặc phù nề bộ phận sinh dục, tình trạng bìu voi, vú voi.
  • Hai chân phù cứng, da dày.
  • Tiểu ra nước có màu sắc bất thường, trắng đục như nước vo gạo, một số trường hợp nước tiểu lẫn máu.

Mỗi trường hợp triệu chứng có thể biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết cũng sẽ có một số đặc trưng liên quan đến loại giun chỉ gây bệnh. Người bệnh cần khám, xét  nghiệm nhận biết giun chỉ để có hướng xử lý phù hợp.

Triêu chứng bệnh giun chỉ
Giai đoạn tiến triển nặng giun chỉ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán

Thực hiện xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ. Đây là phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện để tìm ra tác nhân gây bệnh, định hướng phác đồ xử lý cho phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được lấy mẫu nước tiểu, dịch tiết để xét nghiệm, kết hợp siêu âm và các biện pháp khác.

Chẩn đoán bệnh giun chỉ và các bệnh lý khác như nhiễm virus, sốt rét, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, u vùng hố chậu, bệnh thận, thoát vị bẹn,... gây ra các triệu chứng kể trên. Thu thập thông tin dịch tễ, xét nghiệm phân biệt và chẩn đoán xác định để chỉ định điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Giun chỉ xâm nhập và gây hại cho sức khỏe người bệnh. Chúng sản sinh ấu trùng tiếp tục lây lan cho người xung quanh thông qua nhân tố trung gian là muỗi. Bệnh giun chỉ được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nếu người bệnh không kịp thời điều trị.

Tuy nhiên do thời gian ủ bệnh lâu, giai đoạn đầu ít triệu chứng nên khó phát hiện. Đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ khởi phát với triệu chứng nặng dần bệnh nhân mới thăm khám. Trường hợp chủ quan, không điều trị hoặc điều trị bệnh giun chỉ sai cách tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Ngoài gây ra các vấn đề như phù chân vôi, viêm nhiễm bạch mạch, sốt cao,... bệnh nhân còn đối diện với nhiều rủi ro khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và tìm cách điều trị kiểm soát cho phù hợp.

Điều trị

Điều trị bệnh giun chỉ bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng kể đến như thuốc Diethylcarbamazine, DEC, Albendazole. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng:

Nhiễm giun chỉ không triệu chứng: Chỉ định dùng thuốc DEC liều lượng 6mg/kg/ngày. Dùng từ 6-12 ngày liên tục theo loại giun chỉ nhiễm phải.

Nhiễm giun chỉ có triệu chứng cấp tính: Những đối tượng xuất hiện các dấu hiệu cấp tính như sốt cao, viêm mạch, viêm mạch bạch huyết,... được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Trong đó bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau không dùng DEC, kết hợp nghỉ ngơi phù hợp.
  • Thuốc kháng sinh cho trường hợp nghi ngờ tình trạng bội nhiễm, tác dụng toàn thân.
  • Thuốc DEC dùng sau đợt bùng phát cấp tính nhằm mục đích loại bỏ giun chỉ.

Nhiễm giun chỉ phù voi: Hai chi dưới, vùng bìu ở nam, ngực ở nữ giới có hiện tượng phù voi. Nếu xét nghiệm phát hiện máu có ấu trùng giun chỉ, chỉ định dùng thuốc diệt giun DEC liều dùng tương ứng. Đồng thời bệnh nhân cần phòng chống bội nhiễm và tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ, hoặc uống, tiêm kháng sinh toàn thân.

Nhiễm giun chỉ có đái dưỡng chấp: Dùng thuốc diệt giun DEC, kết hợp nghỉ ngơi, ăn kiêng mỡ, thức ăn quá nhiều đạm. Trường hợp nặng khó đáp ứng điều trị bằng thuốc được cân nhắc điều trị ngoại khoa.

Điều trị bệnh giun chỉ
Chỉ định điều trị bệnh giun chỉ theo các phương phương pháp phù hợp

Phòng ngừa

Bệnh giun chỉ có khả năng lây từ người này sang người khác nhờ hành động đốt và hút máu người của muỗi. Bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không điều trị sớm. Vì vậy khi phát hiện cơ thể có biểu hiện lạ bất thường, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn.

Bên cạnh đó, chủ động phòng bệnh giun chỉ cũng là vấn đề được các chuyên gia đặt lên hàng đầu. Những lưu ý bao gồm:

  • Vệ sinh không gian sống, quét dọn nhà cửa, lau chùi, sử dụng dung dịch kháng khuẩn, sản phẩm xịt muỗi, diệt ký sinh trùng,...
  • Dọn vệ sinh xung quanh nhà, chặt bỏ các bụi cây um tùm, rậm rạp, đổ nước đọng ở các vật dụng, lu vại.
  • Diệt lăn quăn, diệt muỗi để tránh nguy cơ mắc bệnh sốt rét, bệnh giun chỉ,...
  • Vệ sinh cá nhân, sử dụng sản phẩm bôi phòng ngừa muỗi đốt, ngủ mùng ngay cả ban ngày, nhất là bảo vệ trẻ em tránh bị muỗi đốt.
  • Mặc quần áo dài tay vào ban đêm, đặc biệt là khu vực nông thôn để giảm nguy cơ bị muỗi đốt gây bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện yếu tố nguy cơ và xử lý sớm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh giun chỉ là bệnh như thế nào?

2. Triệu chứng bệnh giun chỉ là gì?

3. Nguyên nhân do đâu tôi mắc bệnh giun chỉ?

4. Giun chỉ lây bệnh qua đường nào?

5. Không điều trị bệnh giun chỉ có được không?

6. Tôi cần thực hiện xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh giun chỉ?

7. Thuốc điều trị giun chỉ có gây tác dụng phụ không?

8. Dùng thuốc bao lâu thì bệnh giun chỉ khỏi?

9. Chi phí điều trị bệnh bao nhiêu?

10. Tôi cần làm gì để bảo vệ người thân khỏi bệnh giun chỉ?

Bệnh giun chỉ có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua muỗi. Muỗi là vật trung gian mang ấu trùng vào cơ thể con người. Bệnh gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề, nếu không kiểm soát có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Do đó, bạn đọc nên chủ động khám và xử lý bệnh sớm, bảo vệ an toàn sức khỏe.