Bệnh cúm A H5N1

Bệnh cúm A H5N1 là một trong những căn bệnh truyền nhiễm chết người. Bệnh xuất phát từ gia cầm, lây virus gây hại cho con người. Người bệnh có thể tử vong trong thời gian ngắn nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. 

Tổng quan

Bệnh cúm A H5N1 là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm A tuýp H5N1 (Influenza A virus subtype H5N1) gây ra. Viết tắt là A (H5N1) hoặc gọi là cúm H5N1, dịch cúm gia cầm. Loại virus gây bệnh được tìm thấy trên các loài động vật 2 chân như chim và gia cầm.

Bệnh cúm A H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây từ chim, gia cầm sang người

Virus từ động vật có khả năng gây sang người. Bệnh nhân mắc cúm A H5N1 có nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm. Những đặc tính cơ bản của loại cúm này được đề cập đến như:

  • Khả năng biến dị cao, có thể gây bệnh ngay khi virus xâm nhập cơ thể.
  • Bệnh có khả năng lan rộng theo đàn chim di cư, truyền nhiễm cho con người tại vùng chim sinh sống nếu họ vô tình ăn phải thịt chim bị nhiễm virus gây bệnh.
  • Lây nhiễm trực tiếp, tốc độ lây nhiễm nhanh chóng từ động vật sang người.
  • Ở nhiệt độ 4 độ C, virus có thể tồn tại trong 35 ngày, sống nhiều năm liền trong băng tuyết. Tuy nhiên nếu ở điều kiện nhiệt độ 37 độ C, chúng chỉ sống được khoảng 6 ngày.

Bệnh cúm A H5N1 được phát hiện vào năm 2003, ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên, sau đó nhanh chóng lan rộng bệnh truyền nhiễm này ra đến hơn 15 quốc gia. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị tốt.

Phân loại

Bệnh tiến triển theo các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Phân chia theo các mức độ bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Virus có thể sống trong cơ thể nhiệt độ 37 độ C trong vòng ít nhất 2 ngày đến một tuần. Một số trường hợp virus cũng có thể kéo dài sự tồn tại lên đến 17 ngày. Bệnh nhân không gặp phản ứng bất thường nào trong thời gian ủ bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên lại khá dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Người bệnh cần thận trọng để khám sớm, tránh biến chứng.
  • Giai đoạn cuối: Giai đoạn bệnh toàn phát, mức độ nặng nề. Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, cơn đau đầu khó chịu xuất hiện kèm theo nhiều biểu hiện dữ dội. Bệnh nhân rất có thể bị đe dọa tính mạng ở giai đoạn này.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Như trên đã đề cập, bệnh cúm A H5N1 xảy ra do một loại virus nhóm A xâm nhập vào cơ thể người từ gia cầm, các loại chim, động vật có vú. Những con đường lây nhiễm bệnh chính bao gồm:

  • Con người tiếp xúc với động vật như gà, vịt, chim,... bị nhiễm virus. Khi vô tình tiếp xúc với dịch mũi miệng ở động vật, vô tình nhiễm phải mầm bệnh.
  • Con người hít phải không khí có chứa virus thải ra từ các loại gia cầm, chim hoặc các bụi mịn từ phân của chúng.
  • Con người bị nhiễm bệnh gián tiếp do tiếp xúc với đồ vật như dao, kéo, vật dụng làm vườn có dính phải virus gây bệnh từ gia cầm.
  • Con người ăn thịt động vật bị nhiễm virus tuy nhiên không đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín hoàn toàn rất dễ nhiễm phải virus A H5N1.
  • Người tiếp xúc với gia cầm bệnh khi giết mổ, chăn nuôi hoặc vận chuyển chúng cũng có thể mắc phải bệnh lý này.

Bệnh có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người, đến nay chưa có trường hợp lây từ người sang người. Mặc dù vậy, virus gây hại có khả năng lan rộng trong cơ thể, phá hủy cơ quan nội tạng nhanh chóng. Vì thế, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe và điều trị để phòng ngừa biến chứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 có các triệu chứng đường hô hấp giống như các bệnh lý cảm cúm thông thường. Điều này khiến cho nhiều người chủ quan, chậm trễ điều trị gặp phải các rủi ro nguy hiểm. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ sau, nên chủ động đến gặp bác sĩ:

Triệu chứng cúm A H5N1 có nhiều điểm tương đồng với các loại cúm thông thường dễ gây nhầm lẫn

  • Cơ thể tăng thân nhiệt độ ngột, thông thường bệnh diễn biến cấp tính nên không dự đoán trước được khi nào bệnh nhân sốt cao. Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C.
  • Ngoài sốt, người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu khác bao gồm cơn rét run, mệt mỏi, đầu óc choáng váng không còn tỉnh táo.
  • Trường hợp virus tấn công mạnh mẽ khiến bệnh nhân đau tim, tức ngực, nhịp tim tăng nhanh bất thường.
  • Cổ họng đau rát, ho khan hoặc ho có đờm kéo dài.
  • Các triệu chứng có thời gian tiến triển nặng nề nhanh chóng. Người bệnh bị suy hô hấp, bắt đầu khó thở, da tím tái, đau lan tỏa kèm theo mệt mỏi, đau nhức cơ. Bệnh nhân rơi vào cơn mê man, ý thức kém.

Cúm A H5N1 gây biến chứng nguy hiểm tại phổi, thậm chí trường hợp điều trị chậm trễ dẫn đến tử vong. Do đó, nếu phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường, diễn ra đột ngột và có tiến triển nhanh, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để thăm khám sớm.

Chẩn đoán

Bệnh nhân được kiểm tra các biểu hiện bên ngoài khi đến khám. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ có yếu tố dịch tễ, liên quan đến virus cúm A,... Mẫu bệnh phẩm được lấy tại mạch, dịch mũi họng, phế quản,... sau đó đưa đến phòng thí nghiệm.

Các kỹ thuật xét nghiệm gồm RT-PCR, Sequencing, HI, ELISA, phân lập virus, trung hòa vi lượng. Đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh cúm A H5N1 chỉ định điều trị kiểm soát sự tấn công của virus, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống, ngăn chặn biến chứng.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh cúm A H5N1 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, nhất là nguy cơ đe dọa đến sự an toàn tính mạng. Khi các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong thời gian ngắn có thể gây suy hô hấp và tổn thương nội tạng nhanh chóng.

Bệnh nhân mắc cúm A H5N1 phát hiện muộn gặp biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng khi bệnh tiến triển nặng có thể kể đến như:

  • Đường hô hấp bị virus tấn công dẫn đến tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm khiến phế quản phổi bị viêm nhiễm nặng nề. Hư hỏng hệ hô hấp là yếu tố gây ra nhiều biến chứng khác, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
  • Bội nhiễm xảy ra ở vùng tai mũi họng thường xuất hiện ở trẻ em bị nhiễm virus A H5N1. Bé cần được cấp cứu để tránh trường hợp xấu nhất.
  • Bệnh nhân bị virus tấn công lan rộng các bộ phận từ phổi đến gan, thận, thậm chí là não bộ. Lúc này người bệnh bắt đầu có biểu hiện suy đa tạng, hệ miễn dịch kém dẫn đến nguy cơ tử vong.
  • Một số trường hợp người bệnh bị đông máu nội mạch, xảy ra rải rác kèm theo tình trạng viêm nhiễm hệ tim mạch, nguy cơ viêm não, phù não vô cùng nguy kịch.

Để ngăn chặn các rủi ro kể trên, người bệnh cần được thăm khám và can thiệp điều trị trong thời gian càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi phát hiện các triệu chứng có biểu hiện gia tăng mức độ, bệnh nhân cần được gặp bác sĩ để khám và điều trị y tế.

Điều trị

Phát hiện bệnh nhân mắc cúm A H5N1 nhanh chóng cách ly bệnh nhân với cộng đồng. Đồng thời người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng virus để kiểm soát tác nhân gây hại, hồi sức tích cực, điều trị hô hấp cấp và các biện pháp cần thiết khác.

Phác đồ điều trị bao gồm:

Điều trị tích cực:

  • Cung cấp oxy: Nhanh chóng giúp bệnh nhân cung cấp oxy trong trường hợp có biểu hiện thiếu oxy máu. Các biện pháp cung cấp bao gồm tăng công thở thở nhanh hoặc rút lõm ngực, thở oxy qua gọng mũi, thở bằng mặt nạ,... Lượng oxy nạp vào cơ thể sẽ được theo dõi, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần.
  • Thở CPAP: Chỉ định khi tình trạng thiếu oxy máu không đáp ứng điều trị qua biện pháp bổ sung thông thường. Bác sĩ sẽ chọn loại mặt nạ thở phù hợp với người lớn và trẻ nhỏ, đối với em bé sẽ được sử dụng gọng mũi để thở CPAP.
  • Thông khí nhân tạo: Dùng trong trường hợp thở CPAP, thở oxy thông thường không giúp người bệnh phục hồi lượng oxy máu bị thiếu hụt. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như thở nông, nhanh, da dẻ xanh tím.
  • Thông khí nhân tạo xâm nhập: Đây cũng là biện pháp được thực hiện trong điều trị cúm A H5N1. Đặc biệt được chỉ định cho những đối tượng bị suy hô hấp nặng, không đáp ứng điều trị bằng biện pháp thông khí nhân tạo thông thường.
  • Dẫn lưu hút khí màng phổi: Áp dụng cho đối tượng cúm biến chứng, tràn khí màng phổi. Khi bị tràn sẽ được hút sau đó dẫn lưu ra ngoài, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống.

Điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc cúm A H5N1

Điều trị hỗ trợ:

  • Truyền dịch: Mục đích truyền dịch giúp bệnh nhân cân bằng dịch trong cơ thể. Dung dịch được truyền có tác dụng giúp ổn định huyết áp cho bệnh nhân, ngăn chặn biến chứng.
  • Sử dụng thuốc vận mạch: Thuốc được dùng với liều lượng phù hợp tình hình sức khỏe. Ngoài thuốc vận mạch bệnh nhân còn được sử dụng sản phẩm thăng bằng kiềm xoang. giúp bệnh nhân ngăn chặn tiến triển suy đa tạng. Nếu gặp tình trạng nặng hơn cần áp dụng các phương pháp khác.
  • Các nhóm thuốc khác: Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc cortisteroid kiểm soát bệnh cúm A H5N1. Đồng thời bệnh nhân cần được chăm sóc, hạ sốt, ổn định thân nhiệt, chống lở loét,...

Mỗi phương pháp điều trị có ưu và nhược điểm riêng. Cho đến nay bệnh lý này chưa có giải pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Trường hợp phát hiện chậm rất nguy hiểm, do đó bạn đọc nên tham khám sóm bảo vệ sức khỏe.

Phòng ngừa

Bệnh cúm A H5N1 hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Đối với virus cúm A, B nói chung đã có vắc xin, tuy nhiên chúng không mang lại hiệu quả tối ưu đối với virus loại A H5N1. Chính vì thế bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động phòng bệnh cúm A H5N1 trước hết là từ các yếu tố dịch tễ.

Lưu ý phòng bệnh cúm A H5N1:

  • Tuyệt đối không ăn hoặc giết mổ gia cầm có dấu hiệu bệnh, đột ngột chết không rõ nguyên nhân, gia cầm, chim thú không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Ăn chín uống sôi, nấu chín hoàn toàn thịt gia cầm trước khi ăn, nên rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thịt.
  • Tuyệt đối không tự ý vận chuyển, buôn bán thịt động vật, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt chim,... không đảm bảo các yếu tố an toàn vệ sinh, nguồn gốc không rõ ràng.
  • Trường hợp nhận thấy gia cầm nuôi chết hàng loạt, hãy nhanh chóng thông báo với chính quyền địa phương để được phân vùng, tiêu hủy khi cần thiết tránh lây lan dịch bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh. Đảm bảo hệ miễn dịch, đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý, ngăn rủi ro lây nhiễm virus gây hại.
  • Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh do virus, vi khuẩn gây ra để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện lạ như sốt cao, đau họng, đau ngực khó thở,... nhất là khi chúng xuất hiện đột ngột và có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị ho, sốt ngày càng nặng có phải mắc cúm A H5N1 không?

2. Tôi có thể nhận biết bệnh cúm A H5N1 qua triệu chứng nào?

3. Nguyên nhân gây bệnh cúm A H5N1 là gì?

4. Bệnh lây nhiễm đường nào từ động vật sang người?

5. Virus cúm A H5N1 có lây từ người ngày sang người khác không?

6. Tôi cần sử dụng thuốc gì để điều trị?

7. Trong thời gian điều trị tôi nên làm gì để bảo vệ người thân trong gia đình?

8. Các biến chứng tôi có thể gặp phải khi mắc cúm A H5N1 là gì?

Bệnh cúm A H5N1 là một bệnh truyền nhiễm virus nguy hiểm, có khả năng gây chết người. Đến nay bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa hiệu quả. Do đó, mỗi người dân nên có ý thức tự chủ động bảo vệ bản thân trước virus gây hại. Đồng thời thăm khám y tế, khai báo sớm ngay khi phát hiện cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng.

Xem thêm: