Nổi mề đay do giun sán ký sinh : Bệnh nguy hiểm khó chẩn đoán

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh nổi mề đay là một bệnh lý về da phổ biến. Bệnh xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân ít được chú ý là do ký sinh trùng giun sán. Việc xác định sai nguyên nhân gây bệnh có thể cản trở quá trình điều trị và khiến bệnh ít khi được khỏi hoàn toàn.

Bệnh nổi mề đay do giun sán
Nổi mề đay do giun sán ký sinh là bệnh khó chẩn đoán và cần điều trị lâu dài

Cơ chế gây bệnh mề đay từ ký sinh trùng giun sán

Có nhiều loại ký sinh trùng gây nên bệnh mề đay, nhưng giun sán lạc chủ vẫn là loại ký sinh trùng chủ yếu. Có thể kể đến một vài loại giun sán lạc chủ phổ biến như giun đũa từ chó, mèo.

Những loại giun sán lạc chủ có thể được hiểu là loại giun ký sinh từ những loại động vật, không xuất phát từ việc ký sinh ở người. Nhưng trong quá trình sinh hoạt, loại giun này có thể vào cơ thể người thông qua con đường ăn uống hoặc đường tiếp xúc da.

→Xem thêm: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

Nổi mề đay do giun sán
Thường xuyên tiếp xúc với thú cưng chưa được kiểm tra và tiêm phòng định kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Những thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán lạc chủ

Việc nhiễm giun sán lạc chủ không xảy ra ở tất cả các đối tượng, mà chỉ dừng lại ở một vài những đối tượng nhất định. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán lạc chủ như sau:

  • Những gia đình có nuôi gia súc, gia cầm có nhiều nguy cơ nhiễm giun sán lạc chủ hơn so với người bình thường.
  • Những gia đình sống trong khu vực gần với những nơi chứa chất thải gia súc, gia cầm.
  • Người thường xuyên ăn rau sống ở các hàng quán hoặc mua rau sống từ chợ và chưa qua sơ chế kỹ lưỡng.
  • Người tiếp xúc nhiều với những vật nuôi chưa qua tiêm phòng giun sán như chó, mèo,…

Tại sao giún sán ký sinh lại có thể gây nên bệnh mề đay?

Giun sán lạc chủ không có bản chất sinh học để có thể tồn tại một vòng đời trong cơ thể người. Chính vì vậy, chúng sẽ không ở những nơi ký sinh bình thường như đường tiêu hóa mà lại ở các cơ quan hay tổ chức sâu của cơ thể.

Khi bị nhiễm giun sán lạc chủ, cơ thể sẽ có những phản ứng để chống lại giun sán. Quá trình này có thể làm sản sinh ra những hoạt chất gây viêm và xuất hiện với các vết ban trên da.

Điều trị bệnh mề đay do giun sán ký sinh như thế nào?

Chẩn đoán tình trạng giun sán lạc chủ gây bệnh mề đay

Khi nhiễm những loại giun sán thông thường như giun tóc, sán, giun đũa,.. chỉ cần xét nghiệm phân là người bệnh có thể chẩn đoán bệnh một cách hiệu quả. Nhưng đối với bệnh giun sán lạc chủ, giun không ký sinh trong đường tiêu hóa mà nằm sâu bên trong các cơ quan của cơ thể, nên việc chẩn đoán sẽ trở nên khó khăn hơn.

Ngày nay, khoa học hiện đại đã chế tạo ra nhiều công cụ có thể giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm giun sán lạc chủ có trong máu người. Thông qua việc nhận diện những kháng thể kháng giun sán lạc chủ có bên trong máu, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Đây là phương pháp xét nghiệm miễn dịch Elisa.

Nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay do giun sán ký sinh rất khó chẩn đoán do ký sinh trùng ở các tổ chức sâu trong cơ thể con người

Phương án điều trị bệnh mề đay do giun sán lạc chủ

Việc điều trị bệnh mề đay do giun sán lạc chủ cần được thực hiện theo đúng những chỉ định của các bác sĩ. Thông thường, nếu phát hiện được nguyên nhân gây bệnh mề đay là do giun sán ký sinh, việc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Các loại thuốc diệt ấu trùng giun sán lạc chủ cùng với thuốc chống dị ứng thường sẽ là hai phương án hàng đầu được các bác sĩ lựa chọn. Bệnh nhân cần kiên nhẫn uống thuốc và duy trì lối sống khoa học để điều trị hoàn toàn bệnh. Bởi ấu trùng giun sáng lạc chủ sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể người dù đã bị tiêu diệt bởi thuốc.

Đồng thời, việc liên tục đổi thuốc điều trị hoặc phương án điều trị là điều không nên bởi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Phòng bệnh mề đay do giun sán ký sinh như thế nào?

Nguyên nhân chính dẫn đến mề đay do giun sán ký sinh là do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp của người bệnh với các ấu trùng giun sán lạc chủ. Chính vì vậy, biện pháp phòng ngừa sẽ đến từ việc ngăn chặn nhiễm giun sán ký sinh.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân một cách kỹ lưỡng nhất: Bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn; lau dọn nhà cửa sạch sẽ; ưu tiên việc ăn uống chín; Nếu ăn rau sống nên rửa sạch bằng thuốc tím dưới vòi nước chảy mạnh.
  • Nếu nhà có nuôi thú cưng như chó, mèo,..: Nên khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng tại các cơ sở thú y. Tiến hành xổ giun định kỳ cho thú cưng và xử lý phân của thú cưng giống như phân người.
  • Theo dõi các biểu hiện của việc bị nhiễm giun sán lạc chủ: Mề đay là một trong những triệu chứng của bệnh nhiễm giun sán lạc chủ. Ngoài ra còn những triệu chứng như thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, tổn thương các cơ quan nội tạng,.. Điều này giúp người bệnh phán đoán được những nguy cơ và tìm đến các bác sĩ nhanh chóng nhất.

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp chỉ mang tính tham khảo và không có giá trị thay thế những chẩn đoán từ phía các bác sĩ có chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc

VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc

VTV2 Chất lượng cuộc sống là kênh tương tác khán giả của các chương trình truyền hình phát sóng trên...

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Dùng lá ổi nấu nước tắm chữa mề đay

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong dân gian, dùng...

Cách chữa nổi mề đay bằng lá kinh giới bạn đã biết chưa?

Cách chữa nổi mề đay bằng lá kinh giới là phương pháp dân gian được lưu truyền rất lâu đời,...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *