Bệnh gai đen
Bệnh gai đen là một trong số những vấn đề da liễu khiến nhiều người đau đầu. Bệnh gây ra các bất thường ngoài da với các mảng đen trên vùng cổ, nách, bẹn,... Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên các tổn thương trên da khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Tổng quan
Bệnh gai đen xảy ra do tình trạng rối loạn sắc tố da khiến một số vùng trên cơ thể sẫm màu, khô ráp. Đặc biệt, hiện tượng này thường gặp ở khu vực cổ, nách, phần dưới ngực,... vị trí da mỏng. Ban đầu các triệu chứng sẽ không quá rõ ràng, tuy nhiên sau một thời gian không chăm sóc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thường gặp ở bệnh nhân mắc chứng tiểu đường, người có cân nặng quá khổ. Vùng tăng sắc tố da từ xám nhạt chuyển sang nâu rồi thâm đen. Giai đoạn đầu các biểu hiện ngoài da bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu bình thường khác. Điều này khiến bệnh có điều kiện tiến triển nhanh chóng hơn.
Phân loại
Dựa vào tình hình xuất hiện các mảng gai đen trên cơ thể người bệnh, chuyên gia phân chúng thành 5 loại chính bao gồm:
- Gai đen loại 1: Đây là dạng bệnh lành, thường khởi phát liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh xảy ra một thời gian, khi người bệnh bước qua độ tuổi dậy thì các dấu hiệu gai đen trên cơ thể cũng tự động biến mất đi.
- Gai đen loại 2: Người bệnh nhận thấy trên cơ thể xuất hiện các mảng đen bất thường, đây cũng là dạng bệnh lành tính thường đi kèm theo một số vấn đề do rối loạn nội tiết tố. Đối tượng mắc dạng gai đen này thường là bệnh nhân đang bị tiểu đường, nhược giáp, mắc bệnh kháng insulin,...
- Gai đoạn loại 3: Gai đen xuất hiện ở các vị trí kèm theo hiện tượng béo phì. Hiện tượng càng nặng hơn nếu cân nặng của người bệnh càng ngày càng không kiểm soát.
- Gai đoạn loại 4: Các biểu hiện bất thường, sắc tố da thay đổi ở vùng nách, vùng da dưới ngực, cằm,... xuất hiện có thể là do người bệnh dùng nhiều thuốc điều trị, đặc biệt khi chúng có tính axit cao.
- Gai đen loại 5: Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị một khối u ác tính tại dạ dày, đường ruột,... Hoặc một vài trường hợp hình thành khối u lympho. Người bệnh khi đó cần kiểm tra, thăm khám để kịp thời ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nhiều người bệnh mắc phải bệnh gai đen đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Vùng bị gai đen tập trung tại vị trí nhiều mỡ thừa, da bị chèn ép như cổ, ngực, nách,... Ngoài trường hợp béo phì mắc bệnh gai đen, chứng bệnh này còn xảy ra ở một số trường hợp khác, nguyên nhân bao gồm:
- Bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gai đen.
- Kháng insulin: Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người đang gặp phải. Có nhiều bệnh lý liên quan đến việc kháng insulin. Theo đó, insulin là hormone tuyến tụy giúp xử lý đường được nạp vào cơ thể. Trường hợp kháng insulin sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh nhân mắc bệnh gai đen do ảnh hưởng từ sự rối loạn hormone trong cơ thể. Trong đó, nhiều người đang mắc bệnh đa nang buồng trứng ở nữ giới, bệnh suy giáp, hội chứng cushing,...
- Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị bệnh, thuốc ngừa thai, thuốc corticosteroid,... gặp tác dụng phụ có thể dẫn đến bệnh gai đen.
- Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh gai đen có liên quan đến yếu tố di truyền, tuy nhiên bệnh thường ở dạng nhẹ, không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của bệnh nhân.
- Các yếu tố khác: Ngoài các vấn đề kể trên, bệnh gai đen có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thói quen sinh hoạt, ăn uống, ung thư dạ dày,...
Bệnh gai đen có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Trong đó những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
- Người bị dư cân, béo phì nặng.
- Người có bố, mẹ mắc phải bệnh lý này.
- Người bị tiểu đường.
- Người Mỹ, châu Phi,...
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Người mắc bệnh gai đen thường dễ bỏ qua các biểu hiện ngoài da hoặc nhầm lẫn chúng với các tình trạng da liễu thông thường khác. Tuy nhiên bệnh gai đen nếu nặng dần sẽ khiến vùng da bị tổn thương ngày càng sẫm màu, gây kém thẫm mỹ và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Do đó, bạn đọc không nên chủ quan nếu cơ thể đang bị thừ cân, béo phì kèm theo các biểu hiện ngoài da khác lạ, nhất là vùng nách, cổ, dưới ngực,... Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh gai đen kể đến như:
- Thể trạng dễ bị thừa cân, lên cân.
- Quan sát vùng da nách, cổ, dưới vú có hiện tượng lạ, màu sậm, dày và thô ráo hơn bình thường. Trường hợp nặng tình trạng bất thường trên da xảy ra trên toàn thân.
- Da bị tăng sắc tố từ màu nâu xám chuyển sang màu đen tại khu vực tổn thương.
- Cảm giác khi sờ vào da gai đen là nhám, khô.
- Các nếp da, dày da sẽ trở nên nặng nề hơn theo thời gian, vùng da bị ảnh hưởng trở nên khô, xù xì.
- Trường hợp gai đen lan rộng các vùng như tay, chân cũng gặp phải tình tràng dày da, thô ráp.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể kiểm tra các bất thường ngoài da thông qua thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh, tìm hiểu tiểu sử bệnh gai đen của gia đình,... Ngoài ra, để chắc chắn bệnh nhân có mắc bệnh gai đen không, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm cần thiết khác. Chẳng hạn:
- Sinh thiết da: Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân tiến hành sinh thiết, tìm yếu tố nguy cơ, nhất là xác định vùng bất thường trên da có liên quan ung thư hay không.
- Xét nghiệm công thức máu: Phương pháp được sử dụng rộng rãi trong khám chữa nhiều bệnh lý. Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể biết được bệnh có liên quan đến chủng vi khẩn, virus nào hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X quang nhằm kiểm tra có sự tổn thương nào bên trong cơ thể người bệnh không.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ can thiệp giải pháp khắc phục bệnh gai đen phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để sớm cải thiện sức khỏe, duy trì cân nặng ổn định, kiểm soát được huyết và nhiều rủi ro khác.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh gai đen được phân chia thành các loại đã được đề cập bên trên, mỗi loại bệnh tương ứng với mức độ gây hại khác nhau. Trường hợp người bệnh không chủ động khám và kiểm soát, các tổn thương da có khả năng nặng nề hơn. Người bệnh khi đó sẽ gặp phải các vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe.
Mặc dù không đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan. Những trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể gặp biến chứng kể đến như:
- Thay đổi sắc tố da ngày càng nặng, da sạm, đen, vùng tổn thương có thể lan rộng.
- Da sày sừng, thô ráp kém thẩm mỹ ảnh hưởng đến công việc, gây mặc cảm, tự ti.
- Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị sừng mắt, môi, mặt, vị trí gai đen dày sừng, tổn thương nặng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, tuyến giáp, hệ hô hấp, thực quản, trực tràng,...
Điều trị
Dựa vào tình hình sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp khắc phục bệnh gai đen tương ứng. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách can thiệp xử lý sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những hướng điều trị bệnh gai đen chính được áp dụng rộng rãi:
- Điều chỉnh cân nặng, duy trì mức cân phù hợp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm nhẹ tình trạng gai đen. Áp dụng giải pháp cho bất kỳ đối tượng nào, trong đó nhất là người bị gai đen loại nhẹ. Việc ổn định cân nặng, duy trì mức cân cân đối, hợp lý còn giúp bệnh nhân phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên ăn uống, vận động hợp lý hơn.
- Điều chỉnh thuốc sử dụng: Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể khiến bệnh gai đen trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh một số thuốc. Ngưng dùng thuốc hoặc thay thế thuốc phù hợp hơn giúp giảm triệu chứng bệnh và loại trừ rủi ro bệnh biến chứng.
- Phẫu thuật chữa gai đen: Áp dụng điều trị bệnh cho người bị gai đen nặng, phát hiện có sự xuất hiện của tế bào ung thư. Phương pháp can thiệp ngoại khoa loại bỏ khối u gây bệnh, cải thiện tình trạng tổn thương da, phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân.
Các giải pháp điều trị tích cực được áp dụng nhằm ngăn ngừa các tổn thương da lan rộng. Bên cạnh đó, nếu tình trạng tổn thương da có xuất hiện vết loét, có mùi hôi cần sử dụng kem bôi, sát khuẩn bằng xà phòng, dùng thuốc kháng sinh đường uống, dùng laser,... để kịp thời điều trị.
Dựa vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị phù hợp. Nhằm giảm thiểu rủi ro lan rộng tổn thương hoặc chuyển sang dạng bệnh nặng, nguy hại hơn, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa
Bệnh gai đen mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh tuy nhiên các tổn thương trên da gây ra nhiều hệ lụy, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người mắc bệnh tự ti, xấu hổ với những vùng tăng sắc tố da, dày sừng. Tình trạng gai đen thậm chí còn xuất hiện ở vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục khiến nhiều người cảm thấy e ngại, tự ti khi tiếp xúc với bạn tình.
Chính vì thế, việc chủ động bảo vệ, chăm sóc bản thân được đưa lên hàng đầu. Các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh gai đen và nhiều vấn đề khác. Một số lưu ý:
- Duy trì cân nặng cân đối, điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giữ cân nặng phù hợp với tổng thể. Không nên để cơ thể rơi vào tình trạng dư cân, béo phì. Bởi, không chỉ bệnh gai đen, người béo phì còn có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý khác.
- Chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cân đối, đầy đủ, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Hạn chế ăn những món ăn ngọt, béo, đồ ăn chiên rán,... Đồng thời bạn cũng nên kiêng những thức uống chứa cồn, tránh xa khói thuốc lá càng tốt.
- Tập thể dục, rèn luyện thể chất duy trì cân nặng đồng thời tăng cường trao đổi chất cho cơ thể.
- Không sử dụng thuốc tân dược bừa bãi, việc lạm dụng thuốc tân dược có thể khiến cơ thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện da có các vùng tổn thương bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa phù hợp.
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh gai đen?
2. Nguyên nhân do đâu tôi mắc phải bệnh gai đen?
3. Tôi có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng nào?
4. Tôi sẽ gặp vấn đề gì nếu không điều trị bệnh gai đen?
5. Tôi có thể bôi thuốc chữa bệnh gai đen không? Dùng bao lâu?
6. Bệnh gai đen có thể được kiểm soát hoàn toàn không? Tôi có khả năng tái phát bệnh không?
7. Tôi cần làm gì để tránh nguy cơ di truyền bệnh gai đen cho thế hệ con cháu?
Bệnh gai đen là một trong những bệnh lý về da nhiều người gặp phải. Các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt khi xuất hiện và dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên khi tổn thương da nặng dần, vùng da dày sừng hơn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với đời sống, tinh thần của người bệnh. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý này càng sớm càng tốt.