Bệnh dại

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh dại ở người do lây nhiễm virus dại từ vết cắn, dịch,... của các loài động vật bị dại. Virus xâm nhập vào vết thương trên cơ thể người, ủ bệnh và bùng phát các triệu chứng bất thường. Nếu bệnh nhân không sớm điều trị, virus tấn công vào các cơ quan đầu não có thể dẫn đến tử vong.

Tổng quan

Bệnh dại (Rabies) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm virus phổ biến trên thế giới. Virus dại xuất phát từ động vật có vú, truyền nhiễm sang cơ thể người dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh không phát hiện và can thiệp điều trị có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm, có khả năng gây chết người do virus dại xâm nhập vào các cơ quan quan trọng

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm những trường hợp chết do bệnh dại lên đến hơn 60.000 người, và hàng triệu động vật có vú khác. Đa số các trường hợp ghi nhận mắc bệnh dại ở người đều có liên quan đến vết cắn của chó, mèo nuôi trong nhà nhiễm phải virus dại.

Mặc dù được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên cho đến nay nhiều người vẫn thờ ơ, lơ là đối với bệnh dại ở người và động vật nói chung. Các chuyên gia cảnh báo, ngay khi người bị động vật cắn, tiếp xúc vết thương hở với nước bọt, dịch tiết hoặc máu động vật hãy rửa sạch, và đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn cách điều trị, ngăn nguy cơ dại bùng phát.

Phân loại

Bệnh truyền nhiễm nói chung được phân thành các nhóm chính gồm nhóm A và nhóm B, C. Trong đó nhóm A bao gồm những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, phát tán nhanh, tỷ lệ tử vong cao như bệnh dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết liên quan ebola, lassa, marburg,...

Nhóm B bao gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tốc độ phát tán nhanh như bệnh adeno, bệnh cúm, bệnh ho gà, lao phổi, amibe, quai bị,... Và cuối cùng là nhóm C, những bệnh lây nhiễm không nhanh, ít nguy hiểm hơn như bệnh giang mai, bệnh mắt hột, nấm candia, bệnh nocardia,...

Đối với bệnh dại, các chuyên gia xếp bệnh lý này vào nhóm B. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh bị nhiễm virus dại từ động vật không được phát hiện, kiểm soát có thể gặp các biến chứng nặng nề, virus tấn công não bộ, tim,... dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh dại lây truyền từ động vật mang virus dại sang cho con người. Bệnh được xếp vào danh sách các bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra ở các động vật có máu nóng. Các virus gây bệnh được nhắc đến bao gồm Lyssa, Vesiculo, chúng đều là virus thuộc họ Rhabdoviridae.

Mỗi loài động vật có thời gian ủ bệnh khác nhau khi bị nhiễm virus bệnh dại. Đối với cơ thể người, khi virus xâm nhập vào vết thương hở, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển đến các cơ quan như hệ thần kinh, dẫn đến việc phá hủy mô thần kinh. Người bệnh bị kích động biểu hiện ra những cơn điên dại không kiểm soát, không ý thức.

Tùy thuộc vào loài động vật, độc lực của virus, và chỗ virus xâm nhập ở vị trí nào trên cơ thể mà thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày, cho đến vài tháng. Trong thời gian ủ bệnh virus vẫn có khả năng tiếp tục lây nhiễm sang cho những người hoặc động vật xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh dại
Động vật nhiễm virus dại phát bệnh và cắn người là một trong số yếu tố lây truyền bệnh cho người

Theo các nghiên cứu cho thấy, phần lớn virus đã tồn tại trong nước bọt của vật chủ nhiễm virus như con người, chó, mèo, lợn,... ngay khi cơ thể vật chủ chưa có biểu hiện lâm sàng nào. Đây là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mỗi người cần chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Các đặc điểm về sức đề kháng của virus bệnh dại được các chuyên gia thông tin bao gồm:

  • Virus có sức đề kháng yếu.
  • Virus gặp nhiệt độ 56 độ C bị bất hoạt trong khoảng 1/2 giờ.
  • Nhiệt độ từ 60-70 độ C, virus có thể bị bất hoạt trong 5-20 phút.
  • Virus dại không có khả năng truyền độc lực dưới ánh sắng mặt trời.
  • Với chất sát trùng từ 2-5% có thể làm mất độc lực của virus.
  • Điều kiện virus có thể tồn tại trong vài tuần đến một năm là nhiệt độ lạnh 4 độ C, trường hợp dưới 0 độ C virus có thể sống lên đến 3 đến 4 năm.
  • Virus dại được bảo tồn bên trong cơ thể vật chủ, không tồn tại ngoài môi trường đất, nước.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở người bao gồm:

  • Đối tượng sinh sống ở những khu vực có số lượng người mắc bệnh dại cao.
  • Những người sống tại những nước kém phát triển như châu Phi, Đông Nam Á, chất lượng cuộc sống thấp.
  • Những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với các loài động vật hoang dã, đối tượng làm các công việc thám hiểm, đi vào hang, cắm trại trong rừng không có sự phòng thủ,... Khi các động vật có vú mang mầm bệnh tấn công có nguy cơ cao bị truyền nhiễm bệnh dại.
  • Những người làm việc trong phòng thí nghiệm, bác sĩ thú y,... cũng là nhóm đối tượng có rủi ro mắc bệnh dại, nhiễm virus dại cao hơn những đối tượng khác.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Virus bệnh dại xâm nhập vào cơ thể người có thời gian ủ bệnh ngắn ngày hoặc dài ngày tùy thuộc vào độc tính, vị trí vết cắn có gần các cơ quan đầu não hay không. Bác sĩ khuyên ngay khi bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị, dù động vật có dấu hiệu dại hay không.

Bởi, nếu virus đi vào cơ thể không được loại bỏ có thể bùng phát các triệu chứng bệnh dại, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Dưới đây là các biểu hiện khi bệnh bùng phát:

Đối với người mắc bệnh dại thể cuồng:

  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Ngứa râm ran
  • Châm chích
  • Bỏng rát
  • Dấu hiệu nặng hơn: Bồn chồn, lo lắng, sợ gió, xuất hiện ảo giác, đầu óc lú lẫn, cơ bắp co thắt, nuốt và thở khó, nước bọt tứa ra nhiều, ngưng tim,....

Đối với người mắc bệnh dại thể liệt:

Có khoảng 20% số ca bệnh dại mắc phải thể liệt. Bệnh nhân lúc này có thể bị liệt cơ từ vị trí vết thương lan rộng ra các khu vực khác. Cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê, sau đó là tử vong. Nhiều trường hợp chẩn đoán sai thể liệt gây khó khăn cho việc kiểm soát, điều trị bệnh.

Triệu chứng và chẩn đoán
Người bị nhiễm virus dại bùng phát triệu chứng có nguy cơ tử vong cao

Chẩn đoán

Bác sĩ tiến hành kiểm tra, ghi nhận thông tin về triệu chứng bệnh nhân gặp phải. Kết hợp theo dõi, quan sát các dấu hiệu trên người bệnh nhân. Đặc biệt là biểu hiện sợ nước, sợ gió hay ánh sáng,... Ngoài ra, các yếu tố dịch tễ cũng rất quan trọng để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.

Các xét nghiệm kháng thể miễn dịch được tiến hành, bên cạnh chẩn đoán huyết thanh, xét nghiệm bằng phản ứng sinh học,... Đối với trường hợp người bị động vật hoang dã cắn tử vong được khám nghiệm dựa trên kỹ thuật chẩn đoán kháng nguyên, tìm virus tại các vị trí mô bị nhiễm bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong sau 2 tuần khi cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê. Các triệu chứng xảy ra ở trường hợp nặng khiến bệnh nhân tử vong là ngạt thở, suy hô hấp nghiêm trọng, co giật toàn thân dữ dội không kiểm soát.

Tùy thể bệnh dại của bệnh nhân mà triệu chứng giai đoạn bệnh bùng phát nặng sẽ có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung virus gây bệnh sẽ lan rộng nhanh trong cơ thể, đi đến các cơ quan quan trọng như não bộ, hệ tim mạch,... phá hủy các mô và dây thần kinh dẫn đến hoại tử, ngừng hoạt động các cơ quan này.

Bệnh nhân không phát hiện và điều trị kiểm soát có nguy cơ tử vong cao. Càng phát hiện muộn tiên lượng sống càng thấp. Diễn biến của bệnh cũng khá nhanh, do đó bác sĩ luôn khuyến cáo đối tượng bị chó, mèo hoặc vật nuôi, động vật hoang dã cắn hãy đến trung tâm y tế tiêm phòng, ngăn nguy cơ virus bệnh dại gây hại cơ thể.

Điều trị

Sau khi kiểm tra, chẩn đoán tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định giải pháp kiểm soát virus, dự phòng bệnh dài càng nhanh chóng càng tốt cho người bệnh. Dưới đây là các giải pháp được áp dụng:

Đối với trường hợp sau phơi nhiễm

Ngay sau khi bị vật nuôi, chó mèo,... cắn hoặc tiếp xúc nước bọt, dịch tiết lên vết thương hở trên người, người bệnh cần bình tĩnh và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện, cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm phòng dại gần nhất để được hỗ trợ.

Vị trí vết cắn cũng cần được vệ sinh đúng cách, rửa bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc nước sạch để loại bớt virus, ngăn sự xâm nhập ồ ạt của virus gây bệnh vào cơ thể. Rửa vết thương trong vòng 15 phút khi bị cắn, sau đó băng bó bằng băng gạt sạch sau đó di chuyển đến bệnh viện.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ giúp bệnh nhân bình tĩnh, thoải mái để điều trị được tốt hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng dại, tiêm huyết thanh để ngừa bệnh dại,... mỗi trường hợp sẽ được chỉ định biện pháp phù hợp.

Ngay cả khi động vật tác động vật lý lên cơ thể chưa có biểu hiện dại, bệnh nhân cũng nên chủ động đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Động vật như chó, mèo, heo,... sau khi cắn người cần được khống chế, nhốt lại cẩn thận để theo dõi, xử lý đúng cách.

Điều trị
Đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi bị chó, mèo,... cắn để được xử lý kịp thời

Đối với trường hợp đã phát bệnh

Người bệnh đã bùng phát các triệu chứng sau khi bị động vật cắn cần nhanh chóng tiêm phòng vắc xin dại tế bào, đồng thời dùng kết hợp với loại huyết thanh kháng dại. Đây là cách kiểm soát và ngăn chặn virus lây lan, mang lại hy vọng cứu sống bệnh nhân.

Phòng ngừa

Bệnh dại là bệnh nguy hiểm, người bệnh sau khi bùng phát triệu chứng đều có rủi ro tử vong cao. Số lượng bệnh nhân mắc bệnh dại trên thế giới mỗi ngày đều gia tăng, số lượng tử vong cũng tăng theo. Mặc dù Tổ chức y tế luôn đưa ra những lời cảnh báo đối với bệnh lý truyền nhiễm này, tuy nhiên vẫn có không ít người chủ quan.

Để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình trước bệnh dại, bạn đọc đừng nên bỏ qua một số lưu ý như sau:

  • Tiêm phòng cho thú nuôi: Nuôi thú cưng ngày càng trở thành xu hướng hiện nay. Tuy nhiên chúng có thể là kẻ truyền bệnh âm thầm mà bạn không nhận biết. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đưa chó, mèo,... đến thú y tiêm ngừa vắc xin dại từ sớm. Ngoài ra, những trường hợp nuôi súc vật lấy thịt cũng nên thận trọng về vấn đề này.
  • Nâng cao cảnh giác, phòng ngừa bệnh dại: Chủ động nâng cao cảnh giác phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Mỗi nhà, mỗi địa phương nên tuyên truyền về những hiểm họa đằng sau vết cắn của thú cưng hay những động vật hoang dã lên con người. Dạy trẻ em cách tự bảo vệ bản thân, không tiếp xúc với chó, mèo hoang, nhất là khi chúng có những dấu hiệu bất thường.
  • Phòng tránh nguy cơ bị chó mèo cắn: Hạn chế trường hợp cho thả rong, chó ra ngoài nên được rọ mõm cẩn thận, tránh nuôi những loại chó có khả năng tấn công cao, tính khí hung hăng. Khi gặp chó lạ, sủa nhiều bạn không nên bỏ chạy mà cần bình tĩnh, dang hai tay ra hai bên để đánh lạc hướng, khi chó lạ bỏ đi bạn nên từ từ di chuyển đến nơi an toàn. Trường hợp thú nuôi tấn công, trước tiên bạn phải học cách tự vệ, đá hoặc đánh mạnh vào cổ họng của chúng, hoặc có thể đánh vào vùng gáy để làm cho con vật bị choáng có thời gian chạy đến nơi an toàn.
  • Tiêm ngừa cho người nguy cơ: Những đối tượng làm việc ở trung tâm xử lý chó mèo mắc bệnh, người tiếp xúc với người bị dại, nhân viên khám nghiệm tử thi, nhân viên phòng thí nghiệm,... cần được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

2. Khi bị chó, mèo cắn có bị bệnh dại không?

3. Nhận biết bệnh dại qua dấu hiệu nào?

4. Tiên lượng sống của người mắc bệnh dại bao lâu?

5. Bị chó mèo cắn có cần tiêm vắc xin ngay không?

6. Tiêm vắc xin bệnh dại có tác hại gì không?

7. Nên làm gì khi bị chó, mèo cắn?

8. Vết thương chó, mèo cắn không bị chảy máu có sao không?

9. Ngoài tiêm ngừa ngay khi bị động vật cắn, người bệnh nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?

10. Bệnh dại có chữa được hoàn toàn không?

Bệnh dại là bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong ở người. Bạn đọc cần thận trọng và chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi, máu của động vật lên vùng vết thương hở, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Trước khi đi nên vệ sinh vết thương bằng nước sát trùng, sát khuẩn, băng bó giữ vệ sinh trong quá trình di chuyển đến nơi khám chữa bệnh.