Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính nhiều người đang mắc phải. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua muỗi vằn mang mầm bệnh. Cũng tương tự như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết khi biến chứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Trường hợp nặng bệnh nhân có nguy cơ tử vong, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Tổng quan
Bệnh sốt xuất huyết (Dengue) là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến hiện nay. Bệnh hình thành do sự tấn công của virus Dengue vào cơ thể thông qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là tại các vùng có khí hậu nhiệt đới.
Theo thống kê của chuyên gia y tế thế giới, virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người bệnh có thể nhiễm phải 1 hoặc cùng lúc 4 loại virus này. Sau khi nhiễm virus cơ thể có khả năng sinh kháng thể, tạo miễn dịch với virus suốt đời. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tái nhiễm nếu gặp phải chủng virus chưa gặp trước đó.
Bệnh sốt xuất huyết là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, nơ có cây cối rậm rạp, vào mùa mưa muỗi vằn sinh trưởng số lượng lớn. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Trường hợp người bệnh không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Phân loại
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và có rủi ro phát sinh biến chứng nghiêm trọng. Bệnh lý này được phân chia thành 2 nhóm phổ biến là dạng không biến chứng và nhóm biến chứng nặng.
Dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể các loại sốt xuất huyết bao gồm:
- Sốt xuất huyết nhẹ không biến chứng: Người bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ, không gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh như một dạng sốt thông thường, người bệnh có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, tình trạng bệnh hoàn toàn có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn cần có sự can thiệp điều trị y tế.
- Sốt xuất huyết biến chứng nặng: Đây là giai đoạn bệnh nặng có khả năng gây biến chứng cao. Khi đó, cơ thể người bệnh có hiện tượng chảy máu hoặc rò huyết tương. Các chức năng của cơ quan cơ thể bị rối loạn khiến các triệu chứng nặng nề. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa an toàn tính mạng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh sốt xuất huyết hình thành do sự xâm nhập của virus Dengue thông qua muỗi vằn, con vật trung gian mang mầm bệnh đi khắp nơi. Muỗi vằn hút máu của người bệnh sau đó tiếp tục hút máu của người khác vô tình mang theo cả virus gây bệnh từ người sang người.
Như đã đề cập virus có 4 chủng với tên định danh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Cơ thể bị nhiễm virus chủng nào sẽ có khả năng sinh ra kháng thể và miễn nhiễm virus đó đến suốt đời. Tuy nhiên đối với các chủng chưa gặp bệnh nhân hoàn toàn có thể tái phát sốt xuất huyết nếu mắc phải.
Do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần, tương ứng với các chủng virus Dengue. Muỗi vằn sống đông đúc tại các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực ẩm ướt, có nhiều ao hồ tù đọng, rậm rạm, môi trường không vệ sinh,... Chúng sinh sôi nhanh chóng và phát tán virus gây bệnh từ người sang người.
Chỉ có muỗi vằn cái mới có khả năng đốt và truyền bệnh. Khi cơ thể nhiễm phải virus sốt xuất huyết phải mất 8-11 ngày ủ bệnh các triệu chứng mới bắt đầu bùng phát. Bệnh có thể bùng thành dịch nếu người dân không biết cách bảo vệ và phòng ngừa. Những quốc gia có khí hậu ẩm, lượng mưa lớn,... thường có nguy cơ cao.
Ngoài ra, các yếu tố có khả năng khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát dữ dội có thể kể đến như:
- Trẻ em dưới 12 tuổi sức đề kháng yếu hơn người lớn có thể bị virus tấn công gây bệnh.
- Người có tiền sử bệnh sốt xuất huyết, khi tiếp tục nhiễm virus khác triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
- Người sống trong những khu ổ chuột, nơi rừng rậm, khí hậu nhiệt đới ẩm ướt,...
- Người da trắng có tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết cao hơn.
- Phụ nữ mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn nam giới.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bạn cần nhận thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây rất có khả năng bạn đang bị sốt xuất huyết. Bạn nên chủ động đến bệnh viện, kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn. Dưới đây là các dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình:
- Sốt cao: Đây là triệu chứng cảnh báo sớm, thân nhiệt của người bệnh có thể lên đến 39-40 độ C. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trường hợp nhiễm virus sốt xuất huyết thường không mang lại kết quả như mong đợi. Đối với bệnh lý này người bệnh cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. Bởi, tình trạng sốt kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Đau nhức đầu dữ dội: Người bệnh bị nhức mỏi cơ thể khi nhiễm phải virus sốt xuất huyết. Kèm theo biểu hiện sốt cao, bệnh nhân thấy cơ mỏi, đau nhức khắp người. Đặc biệt cơn đau ở vùng đầu, trán, nhãn cầu ngày càng trở nên nặng nề hơn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Buồn nôn, nôn ói: Một trong những dấu hiệu bệnh bạn đừng nên bỏ qua đó là hiện tượng nôn, buồn nôn xảy ra thường xuyên. Triệu chứng liên quan đến những rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài buồn nôn, nôn, người bệnh còn cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng,...
- Xuất huyết: Xuất huyết là tình trạng người bệnh gặp phải. Chấm đỏ xuất hiện bên ngoài da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân lẫn máu, thậm chí nhiều trường hợp còn bị nôn ra máu.
- Các dấu hiệu kèm theo: Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể gặp phải các biểu hiện khác đi kèm như tình trạng li bì, mất ý thức, chân tay lạnh, nôn mửa nhiều,...
Dựa theo mức độ tiến triển của bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tương ứng. Người bị bệnh nặng cần được cấp cứu để tránh xảy ra các trường hợp không mong muốn. Bệnh nhân được khuyến khích đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để khám và điều trị sốt xuất huyết kịp thời.
Chẩn đoán
Bệnh nhân đến bệnh viện được chỉ định kiểm tra lâm sàng sau đó thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh lý. Người bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện các xét nghiệm liên quan bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết được thực hiện phổ biến. Người bệnh được lấy máu và đem đi phân tích, đánh giá mức độ xuất huyết, tiểu cầu trong máu.
- Xét nghiệm huyết thanh: Đây cũng là xét nghiệm được thực hiện trong chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết cũng như các bệnh lý liên quan khác. Bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân, xét nghiệm kháng nguyên. Kết quả dương tính cho thấy bệnh nhân đang nhiễm virus Dengue.
- Xét nghiệm điện giải đồ: Phương pháp nhằm phân tích tình trạng điện giải trong cơ thể người bệnh.
- Xét nghiệm chức năng gan: Đánh giá chức năng gan, kiểm tra các tổn thương, thường được chỉ định cho trường hợp sốt xuất huyết nặng.
- Xét nghiệm chức năng thận: Phương pháp chẩn đoán dành cho đối tượng có các triệu chứng nặng cần kiểm tra chức năng của thận.
- Các xét nghiệm khác: Bên cạnh các xét nghiệm kể trên, người bệnh còn được chỉ định xét nghiệm Albumin, xét nghiệm CRP để tìm ra nguyên nhân, đánh giá tình hình sức khỏe của người bệnh.
Sau khi thu được kết quả chẩn đoán, mỗi trường hợp sẽ được chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Can thiệp càng sớm càng giúp bệnh nhân phòng tránh được nhiều biến chứng do sốt xuất huyết gây ra, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh sốt xuất huyết nếu không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, bệnh có diễn biến phức tạp, khó lường và hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh nhân được khuyến khích đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi nhằm có biện pháp can thiệp điều trị sớm.
Trường hợp chủ quan, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Suy tim, suy thận: Người bệnh sốt cao kéo dài, rối loạn tuần hoàn dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đập chậm mất kiểm soát. Chức năng tim ngày càng suy giảm do máu đổ về tim không đáp ứng nhu cầu, không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho tim. Suy tim là một biến chứng nặng ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Người bệnh có thể tử vong nếu dịch ứ đọng màng tim, tràn dịch màng tim. Bên cạnh tim, thận cũng là nơi thể hiện các biến chứng rõ nét nhất.
- Mất máu, xuất huyết nội tạng: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết bị chảy máu cam, chảy máu chân răng,... ngày càng nặng nề hơn dẫn đến hiện tượng mất máu quá nhiều. Người bệnh nếu không kiểm soát sớm có thể gây xuất huyết nội tạng cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro.
- Xuất huyết não: Tiểu cầu giảm là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong khi số lượng tiểu cầu giảm dần không được can thiệp điều trị.
- Tràn dịch màng phổi: Huyết tương tràn vào đường hô hấp gây viêm và nhiều vấn đề khác. Trong đó hiện tượng tràn dịch màng phổi là biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Hôn mê: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể bị hôn mê sâu, đặc biệt là khi màng não chứa dịch ứ đọng, huyết tương quá nhiều dẫn đến phù não. Tình trạng sức khỏe lúc này của bệnh nhân được đánh giá là nguy kịch, có thể tử vong trong thời gian ngắn.
- Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Bà bầu bị sốt xuất huyết diễn biến nặng không được điều trị đúng cách có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị sinh non, sảy thai do sốt xuất huyết ngày càng gia tăng.
Với mức độ nguy hại kể trên, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng nghi ngờ. Không nên chủ quan để tránh gặp phải các biến chứng khó lường đe dọa sự an toàn tính mạng.
Điều trị
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, đồng thời cũng chưa có thuốc điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Người bệnh sẽ được theo dõi triệu chứng, chỉ định điều trị bằng các biện pháp phù hợp. Mỗi bệnh nhân sẽ có cách can thiệp điều trị riêng.
Người bệnh đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ. Dưới đây là các cách điều trị bệnh được sử dụng:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc hạ sốt cho người cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc có công dụng hạ sốt, đồng thời giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhức mỏi cơ thể. Loại thường dùng là Paracetamol đơn chất, liều dùng dựa trên cân nặng, tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Thông thường sử dụng 10-15mg/kg/lần, uống thuốc cách 4-6 tiếng/lần. Mỗi ngày bệnh nhân không dùng quá 60mg/kg/ngày. Không sử dụng thuốc Aspirin, Ibuprofen cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Bởi, người bệnh có thể bị chảy máu nghiêm trọng hơn, xuất huyết dạ dày nặng trong giai đoạn sốt xuất huyết dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ngoài ra bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống phù hợp, chườm người bằng khăn làm mát, giúp hạ nhiệt nhanh hơn. Người bệnh nên tích cực bổ sung nước, mỗi ngày uống từ 2 đến 2,5 lít nước. Không sử dụng đồ uống có ga, không nên uống nước ép củ dền, dưa hấu,... những loại nước sẫm màu.
Không tùy tiện sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc điều trị bừa bãi. Bệnh nhân được khuyến cáo cần tuân thủ nghiêm chỉnh phác đồ điều trị sốt xuất huyết của bác sĩ. Điều trị đúng cách kết hợp chăm sóc tốt giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng, sớm điều trị khỏi bệnh.
Giải pháp bù dịch
Người bệnh sốt xuất huyết được chỉ định bù dịch nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cách bù dịch thường được thực hiện:
- Bù dịch đường uống: Điều trị cho người bị sốt xuất huyết nhẹ, có thể đáp ứng bù dịch qua đường uống. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách bù dịch cho người bệnh.
- Bù dịch đường tiêm: Áp dụng cho bệnh nhân đang ở thể sốt xuất huyết nặng. Bác sĩ sẽ truyền dịch qua đường tiêm, dành cho đối tượng không đáp ứng bù dịch đường uống.
Người bệnh cần theo dõi thân nhiệt, kiểm tra tình trạng sốt trong thời gian điều trị. Nếu phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Một số lưu ý trong thời gian điều trị bệnh sốt xuất huyết bệnh nhân cần tránh:
- Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi, tránh sử dụng các loại được khuyến cáo không dùng.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp được bác sĩ chỉ định.
- Tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch bừa bãi.
- Không để muỗi tiếp xúc với da để tránh lây bệnh cho người khác.
- Không nên dùng nước lạnh tắm gội trong thời gian bị sốt xuất huyết.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, đủ chất giúp người bệnh có điều kiện phục hồi sức khỏe tốt hơn. Hạn chế ăn những đồ ăn không tốt cho tình trạng sức khỏe, đừng quên bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết.
Phòng ngừa
Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, nguy hiểm, nhất là khi biến chứng. Nếu không kịp thời kiểm soát, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí là bị đe dọa an toàn tính mạng. Trung gian gây bệnh là muỗi vằn, chúng có thể sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa và sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Việc chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là hết sức cần thiết. Bạn đọc nên lưu ý:
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên, phát quang bụi rậm tránh muỗi lưu trú, sinh sôi.
- Đậy nắp các chum, vại đựng nước, đổ bỏ các vật dụng có đọng nước để loại bỏ nguy cơ muỗi đẻ trứng tăng số lượng trung gian gây sốt xuất huyết.
- Sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi, diệt muỗi. Lựa chọn loại thân thiện với con người, không chứa hóa chất độc hại.
- Chủ động ngủ mùng để tránh muỗi đốt, ngủ mùng ngay cả ban ngày, nhất là đối với trẻ em.
- Tại địa phương có nhiều muỗi, vùng dịch bệnh nên phun thuốc diệt muỗi diện rộng. Xử lý nước, thông cống rãnh tránh tình trạng tù đọng nước.
- Tự bảo vệ cơ thể trước sinh vật trung gian truyền bệnh, mặc quần áo dài tay vào ban đêm, tránh các loại có màu sắc đen, sẫm màu dễ thu hút muỗi.
- Đối tượng bị sốt xuất huyết nên tránh muỗi đốt để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: Cách giảm mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán sốt xuất huyết?
2. Tình trạng sốt xuất huyết của tôi có nguy hiểm không?
3. Tôi có thể gặp phải rủi ro gì nếu không điều trị sốt xuất huyết?
4. Tôi cần dùng thuốc hạ sốt trong bao lâu? Có tác dụng phụ gì không?
5. Tôi nên làm gì trong thời gian điều trị để bệnh mau khỏi?
6. Những việc tôi cần làm để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người thân?
7. Sau khi điều trị khỏi bệnh tôi có khả năng tái nhiễm sốt xuất huyết không?
8. Tôi có cần tái khám không? Khi nào cần đến bệnh viện?
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn là sinh vật trung gian gây bệnh. Tình trạng sốt cao kèm theo các triệu chứng nặng nề không được kiểm soát có khả năng gây đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ sớm ngay khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ.