Giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như thế nào? Bạn có biết?

5/5 - (2 bình chọn)

Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian cuộc đời của mỗi người, nhưng liệu bạn có biết rằng giấc ngủ có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể? Các cuộc nghiên cứu cho thấy ngủ đủ giấc sẽ giúp cho bạn tránh được nhiều bệnh tật. 

giấc ngủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Giấc ngủ và hệ thống miễn dịch của chúng ta có mối quan hệ như thế nào?

Giấc ngủ quan trọng với chúng ta như thế nào?

Giấc ngủ cũng giống như bất cứ thứ gì khác trong cơ thể con người, đó là một trạng thái tự nhiên và cần có sự chăm sóc thì mới có thể “khỏe mạnh” được.

Một giấc ngủ đầy đủ ngay lập tức sẽ khiến cho bạn cảm thấy sảng khoái và quên đi hẳn sự uể oải trước khi ngủ. Hãy tận hưởng cảm giác ngủ ngon này, vì khi già đi, chất lượng giấc ngủ sẽ theo đó mà sụt giảm và dẫn đến những vấn đề về thể chất cũng như tinh thần.

Theo các cuộc khảo sát, người có tổng số giờ ngủ trong đêm ít hơn 5h có khả năng tử vong cao hơn những người ngủ đủ 7h/đêm. Và cứ 3 ngày không ngủ đủ 7h, cơ thể sẽ có phản ứng tương tự như người bị mất ngủ. Một giấc ngủ kém chất lượng hoàn toàn có thể gây ra hậu quả về lâu dài đến sức khỏe của chúng ta.

Cụ thể, ngủ không đủ giấc (hoặc ngủ muộn) dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, tâm trạng và lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, những hậu quả ngắn hạn của giấc ngủ kém chất lượng còn là cảm giác vật vờ suốt cả ngày, phán đoán kém, mất tập trung, dễ cáu bẳn, có vấn đề về trí nhớ v.v…

Ở bên trong cơ thể, giấc ngủ có thể làm tăng viêm nhiễm, tăng huyết áp, kháng Insulin, Cortisol, tăng cân không kiểm soát, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến sự điều hòa lượng đường ở trong máu.

Ngược lại, một giấc ngủ ngon được cho là có khả năng bảo vệ tim mạch. Cụ thể, một nghiên cứu năm vào đầu năm 2019 đã cho thấy mối liên hệ giữa não, tủy xương, mạch máu cùng bảo vệ chống xơ cứng động mạch. Cơ chế này xảy ra chỉ khi vật thí nghiệm (chuột bạch) được cho ngủ đầy đủ.

ĐỌC NGAY: Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe?

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ thống miễn dịch

Nếu bạn cảm thấy việc ngủ đủ giấc không cần thiết thì hãy theo dõi các mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ thống miễn dịch của bạn ngay sau đây.

1- Giấc ngủ và tế bào T

Các nhà nghiên cứu ở Đức đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện các tế bào miễn dịch (gọi là tế bào T).

Tế bào T là một loại tế bào miễn dịch có chức năng chống lại các mầm bệnh đến từ nội bào, ví dụ như các tế bào bị nhiễm virus cúm, HIV, Herpes, ung thư. Họ cũng tìm thấy một cơ chế mới mà thông qua nó, giấc ngủ có thể hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch.

Theo đó, hoocmon adrenaline và noradrenaline (còn được gọi là epinephrine và norepinephrine) cùng các phân tử tiền viêm tuyến tiền liệt ức chế sự dính của một nhóm phân tử kết dính gọi là integrins. Và vì mức độ adrenaline, noradrenaline trở nên thấp hơn trong thời gian ngủ nên độ dính của các integrins sẽ mạnh hơn.

Độ dính này rất quan trọng vì để các tế bào T có thể tiêu diệt được các tế bào đã nhiễm virus thì chúng cần có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau, độ dính của các integrins được xem là sẽ thúc đẩy sự tiếp xúc nà

Nói rõ hơn về tầm quan trọng của tế bào T, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tế bào T đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch chung của cơ thể.
  • Khi các tế bào trong cơ thể nhận ra có tế bào nào đó bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ kích hoạt integrins để có thể gắn tế bào T vào.
  • Đối với những người ngủ đủ giấc, khả năng kích hoạt tế bào T sẽ cao hơn đáng kể.
  • Nhiều phát hiện chỉ ra rằng giấc ngủ có khả năng cải thiện chức năng của tế bào T.

2- Giấc ngủ và vắc-xin

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những người thiếu ngủ thậm chí cũng sẽ nhận được ít sự bảo vệ của vắc-xin hơn người ngủ đủ giấc mỗi ngày. Theo đó, phản ứng miễn dịch của chúng ta sẽ bị ức chế khi thiếu ngủ, đồng thời các kháng thể ít hơn đối với một số loại vắc-xin.

Lúc này, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể đáp ứng với việc chủng ngừa, vì vậy nếu phải tiếp xúc với virus, chúng ta sẽ dễ bị lây nhiễm hơn mặc dù đã được tiêm vắc-xin.

Trên thực tế, một số người có thể ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn so với người khác. Những người đó thường sở hữu hệ thống miễn dịch khá ổn định. Vì vậy, bạn cần hình thành thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc từ thời điểm này để có thể tăng cường khả năng “chiến đấu” của tế bào T và các vắc-xin phòng bệnh.

mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch
Ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động kém linh hoạt.

III- Những biện pháp giúp bạn có giấc ngủ chất lượng

Mặc dù nhiều người hiểu về mức độ quan trọng của giấc ngủ nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng có giấc ngủ ngon do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là gợi ý những cách giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ của bạn:

  • Sắp xếp phòng ngủ sao cho mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ và loại bỏ sự tác động của các thiết bị điện tử, vật nuôi. Bên cạnh đó, ánh sáng trong phòng cần được điều chỉnh ở mức thấp để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời không bị thức giấc nửa đêm.
  • Trong mùa cảm cúm, bạn có thể ngủ nhiều hơn 7h mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn trong trạng thái chiến đấu, bảo vệ cơ thể.
  • Nếu lịch trình làm việc khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, bạn hãy cố gắng bù đắp phần bị thiếu bởi những giấc ngủ ngắn. Bổ sung 2 giấc ngủ ngắn (15-30 phút) vào buổi sáng và buổi chiều đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, bù đắp cho những tác động tiêu cực mà tình trạng thiếu ngủ đã gây ra cho hệ thống miễn dịch.
  • Hãy thử chợp mắt từ 20-30 phút vào buổi trưa để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và giúp cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tiếp xúc với người có bệnh truyền nhiễm, tiêm phòng cảm cúm hàng năm…là những điều bạn có thể làm để phòng bệnh cảm cúm, sốt. Các căn bệnh náy sẽ khiến cho bạn bị khó ngủ.
  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ nhất định.
  • Nếu bạn bị mất ngủ do vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn, hãy đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị.
  • Tránh dùng caffein sau bữa trưa và không uống rượu trong 6h trước khi đi ngủ, không hút thuốc trước khi ngủ cũng là những cách giúp bạn có những giấc ngủ ngon.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về việc giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch của bạn như thế nào. Nếu có thắc mắc phát sinh, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hoặc các phương pháp điều trị y khoa.

THAM KHẢO THÊM

Tập thể dục mỗi ngày: 9 lợi ích cực tốt cho sức khỏe của bạn

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tập thể dục mang lại là giúp cơ thể luôn khỏe...

Biết 14 mẹo này sẽ giúp bạn phòng chống ung thư hiệu quả

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng và những người bị bệnh dường như cầm chắc...

Yến Sào Cho Bé: Tác Dụng, Cách Chưng và Lưu Ý Khi Dùng

Nhiều mẹ sử dụng yến sào cho bé với mong muốn con yêu sẽ phát triển cao lớn, thông minh...

Trầm cảm sau sinh – điều trị sớm để tránh hậu quả đáng tiếc

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều chị em phụ nữ dù là những người...

11 thực phẩm tuyệt đối không nên ăn vào buổi sáng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc cung cấp đầy đủ chất xơ, protein,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *