Thuốc Madopar điều trị bệnh Parkinson

Thuốc Madopar được dùng để điều trị tất cả các dạng bệnh Parkinson. Vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Do đó trước khi điều trị, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin về loại thuốc này để sử dụng được an toàn và hiệu quả hơn.

Thuốc Madopar điều trị tất cả các dạng bệnh Parkinson
Thuốc Madopar điều trị tất cả các dạng bệnh Parkinson
  • Tên hoạt chất: Levodopa, Benserazide
  • Tên biệt dược: Syndopa 275, Stalevo 150/37,5/200, Stalevo 100/25/200…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Các thông tin cần biết về thuốc Madopar

1. Thành phần

  • Levodopa………………200mg
  • Benserazide……………………50mg

Khi được đưa vào cơ thể, Madopar hoạt động như sau:

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]
  • Levodopa sẽ chuyển hóa thành dopamine. Đây là một chất tác dụng lên não, rất cần thiết để điều trị bệnh Parkinson.
  • Các Benserazidetạo điêu kiện để hoạt chất levodopa có thể hoạt động thuận lợi trong não, trước khi chúng chuyển hóa thành dopamine.

2. Chỉ định thuốc Madopar

Thuốc Madopar được chỉ định điều trị cho tất cả các trường hợp mắc bệnh Parkinson ở tất cả các dạng khác nhau.

3. Chống chỉ định

  • Các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bị mắc các rối loạn về tim, gan, thận, tâm thần
  • Thanh niên dưới tuổi 25
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

4. Liều dùng

Thông thường, thuốc Madopar được chỉ định với liều lượng như sau:

+ Liêu khởi đầu:

Uống thuốc 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 62,5mg. Những liều tiếp theo, tăng liều lượng theo sự đáp ứng của bệnh nhân. Nếu dùng thuốc với liều lượng 500-1000mg/ngày, chia thành 3 hoặc nhiều lần sử dụng sẽ mang đến hiệu quả.

+ Điều trị duy trì:

Dùng thuốc Madopar với liều lượng 500 – 700mg/ngày. Chia lượng thuốc trên thành 3 hoặc nhiều lần để sử dụng.

5. Cách sử dụng thuốc Madopar

Để bảo đảm an toàn, trong quá trình điều trị bằng thuốc Madopar, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước, không nên nghiền nát nó ra để dùng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của bản thân.
  • Dựa vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và liều lượng phù hợp. Do đó, không được tự ý đưa thuốc của mình cho người khác dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Nên uống Madopar sau bữa ăn.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thấy xuất hiện các phản ứng mẫn cảm, ngưng uống thuốc và thông báo cho các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh cất chúng ở nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Madopar

Để bảo đảm an toàn, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị
Để bảo đảm an toàn, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị

1. Tác dụng phụ

Thuốc Madopar có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

  • Buồn nôn và nôn
  • Gây biếng ăn, ăn không ngon miệng
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Làm rối loạn tim mạch, thường thấy là gây loạn nhịp tim
  • Gây mất ngủ
  • Khiến bệnh nhân bị kích động hoặc trầm cảm
  • Giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu trong máu. Biểu hiện dễ nhận thấy khi bệnh nhân mắc phải vấn đề này là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ chảy máu, dễ bầm tím và nhiễm  trùng.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa. Triệu chứng của tình trạng này là đi ngoài ra máu, phân có màu cà phê hoặc hắc ín.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Madopar

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho các trường hợp:

  • Người đã từng bị nhồi máu cơ tim, loét dạ dày, nhuyễn xương, glaucom, trầm cảm, bị suy mạch vành hoặc loạn nhịp tim, người bị tiểu đường, tăng nhãn áp góc rộng.
  • Trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc Madopar, cần phải thường xuyên theo dõi chức năng gan, công thức máu theo định kỳ. Không được ngừng thuốc đột ngột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nếu chuẩn bị phẫu thuật có gây mê, cần ngưng uống thuốc ít nhất là 12 – 48 tiếng trước khi mổ.
  • Không sử dụng các loại thuốc gây mê như halothane và cyclopropane trong các ca phẫu thuật cấp cứu.
  • Uống thuốc Madopar có thể dẫn đến buồn ngủ. Vì thế, tuyệt đối không được lái xe hoặc làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc sau khi dùng thuốc.

3. Tương tác

  • Thuốc Madopar làm tăng tác dụng của các loại thuốc kích thích giống giao cảm.
  • Đối kháng với các loại thuốc an thần kinh.
  • Có tác dụng hiệp đồng với những loại thuốc làm tăng huyết áp.

Dưới đây là các loại thuốc cụ thể mà Madopar có thể tương tác:

  • Tetrabenazine
  • Ferpy sulfate
  • Metoclopramide
  • Phenothiazin
  • Amphetamines
  • Domperidone
  • Các loại thuốc giảm đau mạnh như morphin, codein
  • Thuốc kháng acid
  • Papaverine
  • Butyrophenones
  • Diazepam
  • Các loại thuốc khác được dùng để chữa bệnh Parkinson (selegiline, amantadine, bromocriptine,…)

Vì kết hợp nhiều loại thuốc có thể gây tương tác thuốc. Điều này sẽ làm cho cơ chế hoạt động của chúng bị này thay đổi, dẫn đến làm giảm tác dụng hoặc gây nguy cơ tăng tác dụng phụ lên. Do đó, trước khi sử dụng Madopar, hãy thông báo với các bác sĩ tất cả thông tin về những loại thuốc mà bạn đang dùng.

4. Quá liều

Cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu nếu thấy cơ thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn như: Khó ngủ, rối loạn nhịp tim, lú lẫn, các bộ phận cơ thể di chuyển khó khăn…

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Madopar. Để được cung cấp một cách chính xác nhất về liều lượng sử dụng, cách dùng, giá thuốc Madopar, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.