Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn với những cách đơn giản này

5/5 - (1 bình chọn)

Để có thể làm giảm căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn, mới đây tạp chí Women’s Health đã công bố một số giải pháp cải thiện khá đơn giản thông qua việc quản lý những căng thẳng đó. Nhưng liệu những giải pháp này có mang lại hiệu quả như chúng ta vẫn mong muốn?

Cách giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn
Gợi ý một số cách làm giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn

I. Những biểu hiện của sự căng thẳng

Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, cảm xúc và thể chất. Mức độ stress tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng mỗi cá thể. Nếu căng thẳng ở mức vừa phải, chúng có thể là một tác động tích cực để chúng ta cố gắng. Tuy nhiên khi căng thẳng ngày càng nhiều và dồn dập, chúng rất dễ phản ứng ngược và gây ra triệu chứng rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ kéo dài.

Các dấu hiệu căng thẳng thường gặp bao gồm lo lắng, mệt mỏi, khó ngủ, trầm cảm, làm việc, tập trung kém,… Để cải thiện những triệu chứng căng thẳng, bạn nên quản lý công việc, sức khỏe một cách hợp lý. Đây cũng được xem là một cách quản lý các căng thẳng mà chúng tôi muốn đề cập dưới đây.

 II. Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn với các mẹo sau

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, đây là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi để cho quá trình trao đổi chất được diễn ra. Khi cơ thể căng thẳng quá mức sẽ khiến cho giấc ngủ bị rối loạn và điều này làm cho quá trình làm việc của bộ số cơ quan bị gián đoạn. Bạn sẽ gặp phải các biểu hiện mệt mỏi, đau cơ, ăn không ngon miệng khi bị căng thẳng kéo dài. Vậy làm thế nào để cải thiện căng thẳng và ngủ ngon hơn mỗi ngày?

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Các tư thế ngủ có lợi và có hại cho hệ tiêu hóa bạn nên biết

Tiến sĩ Breus khuyến khích mỗi người nên có kế hoạch làm việc và nghiêm túc với lượng thời gian của mình. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng chất kích thích, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Cụ thể qua những mẹo sau đây.

1. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng

Bạn có thể nhận thấy, căng thẳng như một con quái vật khổng lồ có khả năng “đánh cắp” giấc ngủ của bạn và hơn 70 triệu người Mỹ. Stress, căng thẳng thời gian dài còn làm cho sự tự tin của bạn bị suy giảm và kéo theo đó là các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Để xử lý căng thẳng đúng cách, bước đầu tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân hình thành căng thẳng cụ thể. Thông qua việc rà soát tình trạng sức khỏe và những hoạt động thường ngày và đặt ra những câu hỏi như: Bạn có thường xuyên bị áp lực? Công việc có quá tải không? Bạn có mắc bệnh lý nào không? Khi đã xác định được nguyên nhân gây căng thẳng, bạn sẽ cải thiện chúng dễ dàng hơn.

2. Quản lý suy nghĩ

Vấn đề suy nghĩ, cách suy nghĩ, những thứ là “mồi lửa” rất tốt cho sự hình thành căng thẳng và dẫn đến mất ngủ. Hướng suy nghĩ tiêu cực là điều kiện tốt cho sự căng thẳng gia tăng. Vì vậy, bạn nên học cách thay đổi mô hình suy nghĩ bằng cách đặt ra các vấn đề cụ thể đó là: Những vấn đề cần suy nghĩ? Cách nghĩ? Mong đợi của chúng ta? Những điều cần nói với bản thân? Khi bạn quản lý được những suy nghĩ của mình, những căng thẳng sẽ không còn quá khó khăn.

Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn bằng cách quản lý các suy nghĩ
Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn bằng cách quản lý các suy nghĩ

3. Mở rộng giao tiếp

Nếu bạn đang bị căng thẳng quá mức thì tốt nhất nên dành thời gian để thư giãn, nói chuyện với bạn bè, người thân nhiều hơn. Đây cũng là một phương pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng được nhiều người lựa chọn. Từ việc giao tiếp, nói chuyện nhiều sẽ giúp bạn mở rộng giao tiếp, thoải mái và dễ dàng chia sẻ vấn đề hoặc tìm thấy lời khuyên hữu ích từ những người xung quanh. Bạn có thể tham gia một số câu lạc bộ kỹ năng nhằm trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng vượt qua căng thẳng một cách khoa học.

4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, cafein, đường tinh chế có lượng calo thấp và không mang giá trị dinh dưỡng. Vì vậy khi dung nạp các thực phẩm này sẽ khiến cơ thể luôn bị uể oải, mệt mỏi như bị hết năng lượng. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày có thể thúc đẩy tuần hoàn và giúp điều hòa căng thẳng, mệt mỏi.

5. Tập thể dục

Thể dục thể thao là bộ môn vận động giúp cơ thể thư giãn và làm giảm căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp các cơ bắp dẻo dai, xương khớp linh hoạt và ít bị tác động khi cơ thể bị stress. Tốt nhất, bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, tuy nhiên không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để thân nhiệt được điều hòa. Các hoạt động chạy bộ, đi bộ, bơi lội, yoga, thiền, đạp xe rất phù hợp cho việc giải tỏa stress. Bạn có thể tham khảo các bài tập từ bác sĩ chuyên khoa và luyện tập đều đặn.

6. Ngủ đúng giờ

Giữa căng thẳng và giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một giấc ngủ ngon tạo được nguồn năng lượng tích cực giúp bạn giải quyết được các căng thẳng. Nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái thiếu ngủ, người mệt mỏi và dễ bị kích động, điều này làm gia tăng sự căng thẳng. Các nghiên cứu y khoa cho rằng, cơ thể chúng ta cần ít nhất 7 – 9 tiếng để ngủ mỗi ngày. Tập thói quen ngủ trước 23h và tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi để có giấc ngủ sâu và ngủ ngon hơn. Cùng với các chiến thuật giảm căng thẳng được nêu trên, chắc hẳn chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Tìm hiểu thêm: TỶ Cách Để Dễ Ngủ Hơn – Ngon Hơn – Sâu Hơn Mỗi Ngày

7. Điều chỉnh hơi thở

Một trong những cách làm giảm căng thẳng hiệu quả đó chính là làm giảm nhịp tim. Bởi vì chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát được những tác động từ các tác động bên ngoài nên việc tự kiểm soát trạng thái cơ thể là biện pháp hữu hiệu, dễ thực hiện hơn. Nhịp tim chúng ta hoàn toàn có thể được điều chỉnh bằng các kỹ thuật thở sâu. Kỹ thuật thở sâu giảm stress được thực hiện khi bạn nén nhịp thở bằng cơ hoành – một cơ ngang ngực nằm trên khoang dạ dày.

Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn
Hạn chế căng thẳng bằng cách kiểm soát hơi thở

Những biện pháp làm giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn được gợi ý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Khi bạn có dấu hiệu căng thẳng không kiểm soát hoặc mất ngủ thường xuyên thì cần phải thăm khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị kịp thời. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp làm tăng khả năng sinh sản của bạn

Đối với những cặp đôi hiếm muộn và chậm con, việc nhìn thấy một em bé trong xe đẩy tại trung tâm thương mại cũng khiến trái tim họ nhói...
Vệ sinh tai cho bé đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai

Mẹ đã biết cách vệ sinh tai đúng cách cho bé chưa?

Vệ sinh tai sạch sẽ và thường xuyên sẽ giúp làm giảm bớt nguy cơ bị nhiễm trùng, đảm bảo...

Quả nho có tốt cho bà bầu không?

Nho là một loại trái cây của mùa thu và chúng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên quả nho...

Bạn có biết: Nam giới nên tiểu ngồi nếu bị bệnh tiết niệu

Ở nam giới, việc tiểu đứng quá quen thuộc và hầu như là một biểu tượng của tình dục phái...

Làm thế nào để vệ sinh tai vừa sạch sẽ vừa an toàn?

Lượng ráy tai sản sinh quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây...

Vú sữa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn đã biết?

Ăn quả vú sữa có tác dụng gì? Không phải ai cũng biết!

Quả vú sữa có vị ngọt, thơm như vị sữa. Đây là thứ trái cây quen thuộc đối với người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *