Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy việc kiểm soát căng thẳng là một trong những điều mà chúng ta nên chú ý trong quá trình điều trị căn bệnh này.

stress và bệnh vẩy nến
Các nhà khoa học khẳng định có mối quan hệ giữa stress và bệnh vẩy nến

Mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và tình trạng stress

Hiện nay vẫn chưa có được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẩy nến. Nhưng theo các nhà khoa học thì khả năng cao là do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cho da phát triển bất thường và nhanh chóng. Trong khi căng thẳng có thể tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy mà các bác sĩ đã đặt ra mối quan hệ giữa stress và bệnh vẩy nến.

stress làm bệnh vẩy nến trầm trọng
Nếu quá căng thẳng thì các biểu hiện bệnh vẩy nến sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu

Theo một bác sĩ da liễu ở Chicago, Vesna Petronic-Rosic: “Bệnh vẩy nến có mối quan hệ với căng thẳng về mặt tâm lý. Thông thường các triệu chứng bệnh bùng phát nhanh chóng khi bệnh nhân bị stress và có xu hướng cải thiện khi thư giãn”

Còn theo tiến sĩ John Koo một trong những chuyên gia lâm sáng tại đại học California cho biết: “Hệ miễn dịch của chúng ta thường phản ứng với những tổn thương bằng cách gửi các hoạt chất gây viêm và giúp chữa lành những vết thương. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức sẽ làm gia tăng hiện tượng tăng sinh da. Từ đó làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến

Những người bị vảy nến thường xuyên bị stress

Nhiều người sau khi đã điều trị bệnh vẩy nến cũng vấn ám ảnh về nối sợ hãi trong thời kì mắc bệnh. Thông thường, họ hay bị căng thẳng do những nguyên nhân sau:

# Tự ti về ngoại hình

Những biểu hiện của bệnh vẩy nến làm tác động không nhỏ đến tính thẩm mĩ của làn da. Do đó làm cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy tự ti và xấu hổ, nhất là các bạn nữ. Thậm chí họ không dám tiếp xúc, không dám bắt tay ai.

Bác sĩ Petronic-Rosic cho hay: “Bệnh vẩy nến là một căn bệnh khiến cho nhiều người có cảm giác ghê sợ và kì thị vì rất dễ nhìn thấy.” Nhiều người bệnh khi trời nóng cũng mặc áo dài và quần dài vì họ muốn che giấu đi làn da mắc bệnh của mình. Cũng chính vì tự ý thức và lo lắng về các triệu chứng bệnh càng làm tăng thêm trạng thái căng thẳng, làm cho bệnh vẩy nến ngày càng nặng hơn.

# Lo lắng về tài chính

Điều trị vẩy nến là một quá trình lâu dài và hết sức tốn kém. Chính vì vậy mà nhiều người cảm thấy rất lo lắng, không biết làm sao để có tiền chạy chữa. Tình trạng này cũng khiến cho bệnh ngày càng gia tăng, và tác động không tốt đến quá trình điều trị.

# Đau đớn khi mắc bệnh

Bệnh vảy nến có thể gây nên những cơn đau dai dẳng làm người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi và stress. Thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Nhất là khi bạn là nạn nhân của bệnh viêm khớp vẩy nến.

Tìm hiểu thêm: Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Hướng kiểm soát stress cho bệnh nhân vẩy nến

Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh vẩy nến mà gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác, có nguy cơ đối mặt với nguy cơ mắc nhiều căn bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên áp dụng các biện pháp như sau:

# Tập thiền

Trước hết bạn cần hiểu thiền là gì? Đó có thể hiểu đơn giản là cách giải tỏa tâm lý, làm chậm suy nghĩ và giảm bớt sự lo lắng về một điều gì đó.

cải thiện stress
Ngồi thiền là cách giảm stress nhờ đó mà cải thiện được bệnh vẩy nến

Cách này khá hiệu quả đối với bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Chỉ cần bỏ ra 15 phút ngồi thoải mái trên sàn, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở của bạn. Áp dụng đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

# Tập thể dục

Không chỉ người bị mắc bệnh vẩy nến mà ngay cả người khỏe mạnh cũng nên duy trì việc tập thể dục hàng ngày. Các bài tập đơn giản sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cũng khẳng định tập thể dục làm gia tăng sản xuất endorphin, giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng. Nhờ đó mà cải thiện được giấc ngủ và giảm cảm giác lo lắng.

Theo các nhà khoa học Mỹ thì phụ nữ thường xuyên tập thể dục thì sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh vẩy nên hơn so với những người không tập. Đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga,… là những môn thể thao đơn giản, vừa sức mà các bác sĩ khuyên bạn nên tập thường xuyên để hỗ trợ cải thiện tâm trạng cũng như dấu hiệu của bệnh vẩy nến.

Đừng bỏ qua:  Các bài tập yoga hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến đơn giản

# Tuyệt đối không tiếp xúc với chất gây nghiện

Nhiều người giải quyết căng thẳng bằng cách tìm đến các chất kích thích như rượu, ma túy nhưng thật chất chỉ làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Vậy nên tuyệt đối đừng nghĩ đến cách giảm stress bằng hướng này.

# Nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài

Nếu không tự mình cân bằng được tâm trạng thì hãy nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Chẳng hạn như chia sẻ với người thân, chia sẻ với bác sĩ điều trị về những lo lắng của mình. Họ sẽ có những lời khuyên hữu ích để người bệnh vượt qua tình trạng hiện tại.

gặp bác sĩ để cải thiện stress
Nói chuyện với bác sĩ khi quá stress cũng là cách cải thiện hiệu quả

Qua những gì được chia sẻ có lẽ bạn đã hiểu hơn về nhận định: “Stress là yếu tố khiến bệnh vảy nến bùng phát nghiêm trọng”. Bệnh vẩy nến có thể được cải thiện, thuyên giảm hoặc ngày càng trầm trọng, cũng có thể tồn tại từ năm này qua năm khác. Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào cách kiềm chế cảm xúc căng thẳng mà người mắc bệnh vẩy nến đang áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là gì?

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là phương pháp mới, mang lại hiệu quả nhanh. Thuốc được tạo ra...

Bệnh vảy nến và viêm da

Phân biệt vảy nến và viêm da tiết bã

Những tác động lên da và triệu chứng của vảy nên và viêm da tiết bã có thể là tương...

Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Chữa bệnh vảy nến bằng các phương pháp Y học cổ truyền được khá nhiều người lựa chọn. Phương pháp...

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính gây nên một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *