Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh
Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh vì nó có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho bản thân nếu như nắm rõ được các yếu tố gây bệnh để có thể đề ra các cách phòng tránh bệnh phù hợp.
Vẩy nến có lây nhiễm không?
Cũng là một bệnh ngoài da, nhưng khác với các chứng bệnh khác như ghẻ, hắc lào… vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Đây là một rối loạn tự miễn, đặc trưng bởi việc xuất hiện các vùng da bị viêm khiến da bị đỏ, khô và dày lên.
Đến nay nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người, để xảy ra tình trạng này là do các tế bào T phản ứng quá mức hoặc không đúng lúc trước những tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài tác động vào cơ thể. Sự hoạt động quá mức của những tế bào này làm tăng quá trình sản sinh những tế bào khỏe mạnh, các tế bào T và những tế bào bạch cầu khác dẫn đến có quá nhiều tế bào da tích tụ làm cho lớp da bị bong tróc, gây đỏ, ngứa.
Những người không may sở hữu phải các gen lỗi của hệ miễn dịch thường hay bị vảy nến, nhưng không có nghĩa ai mang những gen này cũng bị bệnh. Đa số trường hợp khi có sự tác động của những yếu tố bên ngoài, bệnh mới bộc phát. Những yếu tố môi trường và lối sống có thể kích hoạt bệnh mà chúng ta thường gặp là:
- Di truyền.
- Thời tiết thay đổi thất thường.
- Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, các chất tẩy rửa.
- Sử dụng nhiều các chất kích thích.
- Da bị nhiễm trùng.
- Bị côn trùng cắn hoặc do bị chấn thương.
- Do mắc tác dụng phụ của một số loại thuốc tây.
Ngoài ra có thể có nhiều yếu tố khác kích thích gây bệnh mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Nắm rõ được những nguyên nhân này sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị, chủ động đề ra được các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.
Một số biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh vảy nến
Vẩy nến là bệnh ngoài da thường kéo dài dai dẳng và thật không may là cho đến nay vẫn chưa có được cách điều trị triệt để. Thông thường, các triệu chứng bệnh (da bị tróc vảy, sưng tấy, ngứa ngáy….) sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Hệ quả là làm mất đi thẩm mỹ, khiến cho những người không may mắc bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Chưa hết, tuy chúng không lây nhưng lại mang tính di truyền và nó có thể lây lan đến nhiều vùng khác trên cơ thể nếu không được chữa trị sớm.
Những tác hại trên mặc dù không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng lại mang đến rất rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Do đó, để tránh gặp phải những rắc rối này thì cách tốt nhất là bạn hãy hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, bằng việc áp dụng các biện pháp như sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể luôn được sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để loại bỏ những bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da.
- Tránh làm tổn thương làn da
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, tránh tình trạng da bị khô.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc tây nào nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, các chất tẩy rửa. Nếu bắt buộc phải dùng, hãy đeo gang tay để đảm bảo an toàn.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?
- Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế chuẩn xác nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!