Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay khắp người là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như một số bệnh lý khác, nhưng tình trạng nổi mề đay trên diện rộng kéo dài có thể biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống.

Nổi mề đay khắp người là gì?

Mề đay thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng như thực phẩm, nấm mốc, hóa chất, phấn hoa, lông vật nuôi,…Đây là một trong những chứng bệnh da liễu thường gặp, liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
Nổi mề đay khắp người là gì?
Nổi mề đay khắp người là gì?

Mề đay có thể xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có tình trạng mề đay nổi trên diện rộng, toàn bộ cơ thể. Lúc này, trên da người bệnh xuất hiện nhiều mảng đỏ sần từ cổ cho đến các chi, lưng,….Các nốt mẩn đỏ với đa dạng kích cỡ, nằm rải rác hoặc dày đặc trên da khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Nổi mề đay khắp người không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Thông thường, mề đay sẽ xuất hiện một thời gian ngắn rồi tự mất đi mà không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng tình trạng mề đay trên diện rộng mà bạn đang gặp phải là triệu chứng của các bệnh lý khác. Chẳng hạn như:

  • Bệnh nấm da như lan ben, hắc lào, nấm móng,….
  • Bệnh về gan, thận,…biểu hiện những bất thường ngoài da cho thấy chức năng đào thải độc tố đang gặp vấn đề.
  • Bệnh về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu,…lượng máu trong cơ thể không ổn định làm phát sinh mề đay khắp cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay.
  • Bệnh hodgkin, nhiễm virus HIV, bệnh lậu, giang mai,…cũng là những bệnh lý có khả năng gây nên các triệu chứng ngoài da trên diện rộng.

Qua một số nghiên cứu chỉ ra, việc mề đay xuất hiện trên da thường là do histamin, đây là amin có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nó còn có vai trò là một chất trung gian miễn dịch, có thể chế tiết cả axit clohydric bên trong dạ dày. Các histamin thường tồn tại sẵn bên trong dưỡng bào, tế bào, bạch cầu ưa axit,…

Nổi mề đay khắp người là gì?
Trên nhiều vùng da của cơ thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng nào đó, các kháng nguyên và kháng thể sẽ hoạt động chống lại enzyme protease làm giải phóng histamin, gây dị ứng cho cơ thể. Tuy nhiên, do histamin chỉ xuất hiện ở lớp hạ bì nên bạn có thể dễ dàng quan sát thấy bề mặt da xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Ngoài đỏ sần thì tình trạng này còn gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Nổi mề đay khắp người có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Trong đó, nhóm có nguy cơ cao là người có hệ miễn dịch yếu, nhạy cảm, phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người cao tuổi hoặc đang mắc bệnh,…Để kiểm soát tình trạng khó chịu do mề đay bùng phát trên diện rộng, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay khắp người

Bệnh mề đay nói chung và mề đay khắp người nói riêng cũng tương tự như các vấn đề da liễu khác. Khi bùng phát, bệnh khiến cho người mắc phải nó gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được mề đay, tránh nguy cơ biến chứng.

So với người chỉ nổi mề đay ở một số vị trí thì người bị mề đay toàn thân sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu hơn. Không chỉ hình thành những nốt mẩn đỏ, mề đay trên diện rộng thường kèm theo cảm giác nóng, rát, ngứa ngáy dữ dội.

Đặc biệt, tình trạng này càng trở nên nặng hơn khi đêm xuống, nhiệt độ môi trường giảm thấp, ảnh hưởng giấc ngủ của người bệnh. Bạn có thể nhận biết bệnh mề đay toàn thân thông qua những dấu hiệu khác như:

  • Mẩn ngứa xuất hiện trên da với độ phủ rộng, chúng có màu đỏ hoặc hồng với các kích thước đa dạng. Khi bị tác động, cảm giác ngứa ngáy càng trở nên dữ dội hơn.
  • Vùng da bị mề đay nổi lên thành cục tương tự như tình trạng mẩn đỏ khi bị muỗi đốt. Một số trường hợp bị sưng phù da do lượng dịch tích trữ một thời gian dài dưới da.
  • Sờ vào thấy khu vực nổi mề đay ấm nóng hơn những vùng da khác. Tình trạng mề đay không có dấu hiệu cải thiện, kéo dài hơn 4 tuần kèm theo sốt cao, mệt mỏi cơ thể, gây chán ăn, khó thở,…
  • Trên da bắt đầu hình thành một vài mụn nước nhỏ, nếu không may bị vỡ ra chúng có thể khiến cho hại khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da, gây nhiễm trùng nguy hiểm.

    Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay khắp người
    Diện tích da bị ảnh hưởng trên cơ thể rộng, có thể xuất hiện mề đay tại nhiều khu vực

Một số bộ phận bị ảnh hưởng như môi, mắt, bộ phận sinh dục,…khi mề đay tập trung tại các mao mạch có thể khiến chung bị sưng phù. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng và điều trị kiểm soát để hạn chế rủi ro.

Bị nổi mề đay khắp người là do đâu?

Cũng tương tự như tình trạng mề đay bình thường, trường hợp nổi mề đay khắp người có những yếu tố tác động như sau:

  • Cơ thể dị ứng với thuốc, gặp tác dụng phụ khi sử dụng các loại kháng sinh, thuốc giảm đau hay vắc xin tiêm ngừa phòng bệnh,…Lúc này trên da người bệnh xuất hiện mẩn ngứa, tuy nhiên tình trạng này có thể dần biến mất sau một thời gian hoặc khi ngừng sử dụng thuốc.
  • Cơ thể dị ứng với một thành phần nào đó không phù hợp trong sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm. Đặc biệt là khi bạn sử dụng những loại không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Một số thành phần độc hại có thể khiến cho cơ thể phát sinh phản ứng dị ứng.
  • Cơ thể dị ứng với thực phẩm cũng là nguyên nhân làm bạn bị nổi mề đay trên diện rộng. Điển hình như các loại hải sản, đậu phộng, cà phê, bia, thịt đỏ,…Nếu cơ thể bạn mẫn cảm, khi ăn phải thực phẩm không phù hợp có thể gây nên tình trạng dị ứng, phát ban hay mề đay trong vài ngày, vài tuần.
  • Cơ thể dị ứng với thời tiết: Nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc tăng cao đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Lúc này, các kháng thể bên trong cơ thể tăng cường quá mức sẽ sản sinh ra phản ứng tự miễn, gây bùng phát mề đay, mẩn ngứa.
  • Mề đay khắp người do di truyền từ bố mẹ hoặc những người thân cận huyết trong gia đình. Trường hợp bạn có bố hoặc mẹ từng bị mề đay khắp người thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng này trong tương lai.
  • Suy yếu chức năng gan, thận cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn khởi phát mề đay, mẩn ngứa. Bởi, những cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố của cơ thể. Nếu gặp vấn đề, hoạt động đào thải suy yếu khiến cho độc tố tích tụ, sau đó hình thành mề đay.

    Bị nổi mề đay khắp người là do đâu?
    Cơ thể phản ứng lại các dị nguyên khi tiếp xúc gây nên tình trạng mề đay, có thể trên toàn bộ da trên cơ thể

Đây là những yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng nổi mề đay khắp người. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như lông vật nuôi, phấn hoa, khói bụi,…Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, khả năng cao khi tiếp xúc với chúng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra phản ứng tự miễn và hình thành nên bệnh mề đay.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nổi mề đay toàn thân? Khi nào đến gặp bác sĩ?

Mề đay không phải bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Bên cạnh đó, chúng có thể xuất hiện một thời gian rồi tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. Chỉ những trường hợp mề đay gây ngứa ngáy dữ dội, phát sinh nhiều triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, chán ăn,…không tự khỏi thì phải sử dụng đến thuốc hoặc các phương pháp kiểm soát khác.

Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan đối với tình trạng mề đay mẩn ngứa nổi khắp người. Diện tích bị ảnh hưởng bởi bệnh rộng khắp, không tập trung ở một vùng hay một vị trí cố định trên cơ thể. Việc này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn nhiều nguy cơ gây tổn hại làn da khi không được điều trị đúng phương pháp.

Mặc dù không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng về lâu dài, khả năng mề đay biến chứng khá cao. Đặc biệt, nếu tình trạng nổi mề đay khắp người trở nên nặng nề, nhiều nguy cơ bạn sẽ rơi vào trạng thái sốc phản vệ, khó thở, suy nhược cơ thể,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống.

Chính vì thế, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị bằng phương pháp phù hợp. Theo đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường sau, bạn cần chủ động thăm khám sớm:

  • Ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh bị mất ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc.
  • Tình trạng mề đay mẩn ngứa có dấu hiệu lan rộng ra những vùng da bình thường trên cơ thể.
  • Xuất hiện mụn nước trên da, đôi khi có mụn nhọt, nếu vỡ khả năng nhiễm trùng cao.
  • Cơ thể kèm theo các biểu hiện không nên chủ quan như sốt cao trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể điều trị chứng bệnh này một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài quá lâu, mề đay có thể tái phát nhiều lần và chuyển thành biến chứng nguy hiểm cho làn da, sức khỏe và ảnh hưởng đến đời sống, tâm sinh lý của người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nổi mề đay toàn thân? Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ khi cơn ngứa ngáy da mề đay nặng nề, có dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn nhận diện vấn đề, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp mề đay là triệu chứng của các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ nhanh chóng kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán cụ thể hơn, đồng thời xây dựng phác đồ điều trị tương ứng cho từng người bệnh.

Cách khắc phục tình trạng nổi mề đay khắp người

Nổi mề đay khắp người không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Đặc biệt là cơn ngứa ngáy kéo dài có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần khiến sức khỏe suy nhược nguy hại.

Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nổi mẩn ngứa và các triệu chứng kèm theo để lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất. Dưới đây là các hướng khắc phục tình trạng nổi mề đay khắp người, bạn đọc có thể tham khảo:

Trị mề đay mẩn ngứa khắp người bằng mẹo dân gian

Trị mề đay bằng mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn. Do hướng điều trị khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên tiết kiệm được khoản chi phí điều trị. Ngoài ra, vì nguyên liệu thiên nhiên nên lành tính, an toàn với nhiều loại da, không gây tác dụng phụ so với sử dụng tân dược. Tham khảo các cách sau:

Sử dụng lá khế: Lá khế có chứa những hoạt chất giúp giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá khế ngoài vườn để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay khởi phát trên diện rộng. Thực hiện theo cách làm đơn giản sau:

  • Hái một nắm lá khế tươi sau đó rửa sạch.
  • Ngâm lá khế với nước muối pha loãng là một bước giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp khuẩn bám trên lá.
  • Tiếp đến bạn cho lá khế vào nồi đun với khoảng 2 lít nước.
  • Sau 5-10 phút thì tắt bếp, đổ nước lá khế nấu ra chậu, để cho bay hơi bớt còn âm ấm.
  • Sử dụng nước lá khế tắm hàng ngày để giảm mề đay ngứa ngáy khó chịu.

Sử dụng gừng tươi: Gừng có tính ấm, theo đông y nó có khả năng tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả. Đồng thời, các hoạt chất có trong gừng giúp sát khuẩn, hạn chế triệu chứng của bệnh mề đay. Bạn có thể lựa chọn những cách sau đây:

  • Uống trà gừng ấm mỗi ngày.
  • Xông hơi bằng gừng để làm dịu cơn ngứa.
  • Chế biến món ăn với gừng.
  • Sử dụng nước cốt gừng vừa đủ thấm lên vị trí bị mẩn ngứa, không bôi quá nhiều có thể khiến da bị bỏng rát.

    Cách khắc phục tình trạng nổi mề đay khắp người
    Cải thiện tình trạng nổi mề đay khắp người bằng mẹo chữa dân gian an toàn, lành tính

Dùng cây ngải cứu: Ngải cứu có tính sát khuẩn, chống viêm tốt, được dùng để điều trị những vấn đề viêm nhiễm ngoài da, phụ khoa. Sử dụng ngải cứu giảm mề đay khắp người theo cách đơn giản như sau:

  • Hái một nắm lá ngải cứu, rửa sạch với nước và ngâm nước muối pha loãng.
  • Để ráo nước rồi cho ngải cứu lên chảo sao vàng với một tí muối.
  • Sau khoảng 10 phút thì cho hỗn hợp lên một tấm vải hoặc khăn mỏng sạch.
  • Chườm ngải cứu rang muối lên vùng da đang bị mẩn ngứa, lưu ý nhiệt độ tránh làm bỏng da.

Ngoài những mẹo chữa kể trên, còn rất nhiều cách chữa mề đay khắp người tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm khác. Bạn có thể lựa chọn và thực hiện cách làm phù hợp nhất.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc điều trị này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp mề đay nhẹ, đồng thời nên thực hiện đúng và kiên trì một thời gian do dược tính của thảo dược không cao. Trường hợp mề đay phát triển nặng nề, vùng da bị ảnh hưởng rộng và có triệu chứng nghiêm trọng hơn bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị.

Dùng thuốc Đông y khắc phục nổi mề đay khắp người

Theo Đông y, mề đay là tình trạng bệnh lý khởi phát bởi nguyên nhân suy yếu tạng phủ. Chính vì thế, cơ thể dễ bị những yếu tố ngoại tà xâm nhập và gây hại, hình thành những nốt mẩn ngứa ngoài da. Để điều trị bệnh, thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng các thang thuốc nhằm thanh nhiệt, giải độc, tiêu trừ ngoại tà.

Thuốc Đông y không chỉ giải quyết tình trạng mề đay mà còn tiêu diệt tận gốc các vấn đề gây hại cho cơ thể, giúp phòng bệnh tái phát hiệu quả. Bên cạnh đó, do thuốc thường bao gồm các dược liệu quý hiếm nên giúp bồi bổ chức năng tạng phủ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng thuốc Đông y chữa trị tình trạng nổi mề đay khắp người được nhiều người tin tưởng, lựa chọn. Trước khi thăm khám, bạn nên tìm hiểu cơ sở Đông y, chọn địa chỉ chất lượng, uy tín để điều trị bệnh được an toàn và hiệu quả nhất.

Điều trị mề đay toàn thân bằng thuốc Tây y

Chữa bệnh nổi mề đay khắp người với thuốc tân dược có hiệu quả nhanh chóng hơn sử dụng thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian. Tuy nhiên, khả năng gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị có thể xảy ra dưới tác động của một số dược tính mạnh mẽ trong thuốc đến cơ thể.

Cách khắc phục tình trạng nổi mề đay khắp người
Sử dụng thuốc điều trị mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ

Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc tây y điều trị khi được bác sĩ chỉ định. Tham khảo các thuốc trị mề đay hiện nay:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc giúp ức chế hoạt động sản sinh histamin quá mức của hệ miễn dịch, phòng dị ứng.
  • Thuốc corticosteroid đường uống: Cải thiện tình trạng sưng, nổi mẩn, giảm ngứa. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn, việc lạm dụng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc kháng thể omalizumab đơn dòng: Điều trị trường hợp mề đay mãn tính, tái phát thường xuyên. Thông thường được sử dụng ở dạng tiêm mỗi liều 1 lần/ tháng.
  • Thuốc kháng leukotriene: Dùng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc kháng histamin.

Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ khi sử dụng tân dược để đảm bảo an toàn sức khỏe và đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Không tự ý sử dụng, ngưng hoặc thay đổi liều dùng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Hành động này có thể làm thay đổi phác đồ điều trị, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng trị bệnh về sau.

Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay khắp người

Tình trạng nổi mề đay khắp người có thể gây ra các biến chứng khác nếu tái phát nhiều lần không được kiểm soát. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám nếu phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường. Ngoài ra, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày, sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh những sản phẩm có thành phần hóa chất độc hại. Ưu tiên những loại được chiết xuất từ thiên nhiên để bảo vệ làn da đang bị tổn thương.
  • Không dùng vật cứng, móng tay cào gãi da khi đang bị nổi mề đay. Việc trầy xước có nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung đủ chất, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Tránh ăn những nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng,…Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích hay hút thuốc lá,…
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, không nên mặc đồ bó sát.

    Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay khắp người
    Chăm sóc cơ thể từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt phòng ngừa mề đay tái phát
  • Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, che chắn khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc khói bụi và các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi,…Bảo vệ cơ thể vào giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Uống nhiều nước, luyện tập thể dục, vận động sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài.

Nổi mề đay khắp người là tình trạng da liễu không nên chủ quan, đặc biệt là khi mề đay tái phát nhiều lần hoặc nổi trên những khu vực nhạy cảm. Bạn nên thăm khám để nhận diện nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Ngứa do gan: Cách nhận biết, khắc phục và điều trị

Ngứa do gan xảy ra khi chức năng thải độc gan gặp vấn đề, không còn đủ khả năng thanh...

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Vào những ngày mang thai cuối chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể của người có rất nhiều...

Bệnh nổi mề đay do giun sán

Nổi mề đay do giun sán ký sinh : Bệnh nguy hiểm khó chẩn đoán

Bệnh nổi mề đay là một bệnh lý về da phổ biến. Bệnh xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác...

Tìm hiểu về bệnh mề đay da vẽ nổi

Mề đay da vẽ nổi là gì? Nguyên nhân và cách trị

Mề đay da vẽ nổi là một trong những loại mề đay thường gặp nhưng nhiều người ít quan tâm...

Bị nổi mề đay có tắm được không?

Bệnh mề đay và tình trạng ngứa ngáy thường có xu hướng lan rộng dữ dội từ vùng da này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.