Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa thường được chỉ định để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi can thiệp những phương pháp chữa trị. Dựa vào các tổn thương thực thể và tiền sử bệnh lý của từng trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét, chỉ định chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán phân biệt, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán dựa trên biến chứng của bệnh và chẩn đoán xác định.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa
Tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Khái niệm bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng. Bệnh lý này là một dạng tổn thương da thể mãn tính, mang tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái phát. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và thường liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố cơ địa. Tổn thương xảy ra trên da đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh.

Bệnh viêm da cơ địa hình thành và phát triển thông qua 3 giai đoạn: Đó là giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp và giai đoạn mãn tính. Triệu chứng cơ năng và hình thái tổn thương của ba giai đoạn này thường có biểu hiện và những đặc điểm riêng biệt.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Hiện tại không có xét nghiệm đặc hiệu dành riêng cho việc chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa. Chính vì thế, dựa trên mức độ tổn thương, triệu chứng của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:

1. Chẩn đoán lâm sàng dựa theo từng giai đoạn bệnh

Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu hình thành tổn thương trên da. Vì thế để xác định bệnh lý, mức độ tổn thương và giai đoạn phát triển, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát và xem xét kỹ biểu hiện lâm sàng.

Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bùng phát một cách dữ dội, đột ngột, có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng.

  • Trong giai đoạn cấp tính, bệnh thường gây ra những vết ban trên da có màu đỏ hoặc màu hồng. Ranh giới giữa những vết ban đỏ và vùng da xung quanh không rõ ràng.
  • Từ vài tiếng đến vài ngày sau đó, trên bề mặt của vùng da bị tổn thương sẽ hình thành đám sẩn. Ngoài ra còn có mụn nước nhỏ, nông và không xuất hiện vảy da.
  • Vùng da bệnh bắt đầu phù nề, tiết dịch. Sau đó đóng thành vảy tiết có màu vàng hoặc màu trắng.
  • Trong trường hợp người bệnh cào, chà xát mạnh hoặc gãi ngứa sẽ khiến da bị trầy xước tạo thành các vết trợt loét. Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng. Trường hợp này được gọi là viêm da cơ địa bội nhiễm.
  • Tổn thương da sau khi khởi phát sẽ khu trú ở má, cằm, trán và cổ. Ngoài ra tổn thương có thể lan rộng sang thân mình, hai tay và hai chân.
Chẩn đoán lâm sàng dựa theo từng giai đoạn bệnh
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa cấp tính bùng phát một cách dữ dội, đột ngột, phát triển và lây lan nhanh chóng

Giai đoạn bán cấp tính

Ở giai đoạn bán cấp tính, triệu chứng thường xảy ra với mức độ nhẹ, không có triệu chứng điển hình và rất khó để nhận biết.

  • Da không có biểu hiện tiết dịch và phù nề
  • Triệu chứng thuyên giảm dần.

Giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thường phát triển chậm, ít gây sưng viêm. Tuy nhiên người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy từ âm ỉ cho đến dữ dội. Cơn ngứa sẽ nặng nề hơn vào ban đêm.

  • Vùng da bị tổn thương có biểu hiện dày sừng, khô ráp và nứt nẻ dẫn đến đau rát
  • Tổn thương trên bề mặt da có biểu hiện thâm nhiễm do cào, chà xát hoặc gãi nhiều
  • So với giai đoạn cấp tính, phạm vi ảnh hưởng của giai đoạn mãn tính sẽ ít hơn. Tuy nhiên vùng da bị tổn thương do bệnh và những vùng da xung quanh thường có ranh giới rõ ràng.

Ngoài những tổn thương xảy ra trên bề mặt da, bệnh viêm da cơ địa còn có thể xuất hiện đồng thời với một số bệnh lý, vấn đề liên quan đến cơ địa khác. Cụ thể như bệnh hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, dày sừng nang lông, chứng vẽ nổi và bệnh vảy cá thông thường.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi tiến hành quan sát, thăm khám triệu chứng và tổn thương thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn bệnh viêm da cơ địa.

  • Xét nghiệm định lượng IgE: Theo kết quả thống kê có hơn 80% trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa có cơ thể mang nồng độ IgE (kháng thể dị ứng) cao hơn người khỏe mạnh. Để xét nghiệm định lượng IgE, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành lấy máu. Sau đó mang mẫu máu đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Tuy nhiên, dựa trên tổng kết quả xét nghiệm, có đến 20% trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa có nồng độ IgE bình thường.
  • Test áp bì (Patch test): Test áp bì (Patch test) là một dạng xét nghiệm dị ứng được thực hiện và lấy kết quả bằng tấm dán. Xét nghiệm này thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán cho các trường hợp bị hen suyễn và viêm da cơ địa. Khi thực hiện test áp bì, bác sĩ sẽ sẽ sử dụng cồn với liều lượng vừa đủ để sát khuẩn lưng. Sau đó áp vào lưng miếng dán mang các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên. Test áp bì cho phép bác sĩ kiểm tra và xác định chính xác các yếu tố khiến bệnh bùng phát.
  • Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Trong giai đoạn bùng phát của bệnh viêm da cơ địa, lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể thường có xu hướng tăng lên. Chính vì thế bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm đo số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể. Đồng thời có thêm dữ liệu quan trọng trong quá trình chẩn đoán.
  • Xét nghiệm tìm dị nguyên huyết thanh: Thông thường hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạch và tạo ra IgE đặc hiệu nhằm đối kháng với các tác nhân khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Do đó để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra và xác định chính xác sự có mặt của các IgE đặc hiệu.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Sau khi khám triệu chứng và tổn thương thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng

3. Chẩn đoán xác định

Quá trình kiểm tra xác định bệnh viêm da cơ địa có bốn tiêu chuẩn chính và một vài tiêu chuẩn phụ. Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm da cơ địa thì cơ thể cần có ít nhất ba tiêu chuẩn phụ và ba tiêu chuẩn chính.

Bốn tiêu chuẩn chính

  • Ngứa ngáy: Ngứa ngáy được xác định là biểu hiện điển hình của bệnh viêm da cơ địa. Cơn ngứa có thể xảy ra ở mức độ âm ỉ hoặc ngứa dữ đội không thể kiểm soát. Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa thường sẽ tăng lên vào ban đêm, khi có ma sát hoặc khi nhiệt độ cơ thể cao.
  • Tổn thương kéo dài và thường xuyên tái phát: Triệu chứng và những tổn thương trên da do viêm da cơ địa thường có xu hướng kéo dài và dai dẳng từ vài tuần đến vài tháng. Bên cạnh đó, tổn thương từ bệnh có đặc tính phát đi phát lại nhiều lần trong năm.
  • Vị trí, kích thước và hình thái thương tổn điển hình: Tổn thương điển hình từ bệnh viêm da cơ địa khi xảy ra trên cơ thể của trẻ em trên 12 tuổi và người lớn là da khô ráp, nứt nẻ, da dày và có dấu hiệu lichen hóa. Trong khi đó tổn thương da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khu trú ở vùng mặt, vùng duỗi, tổn thương có màu đỏ, hồng và không có ranh giới rõ ràng.
  • Tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình: Người bệnh có tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình liên quan đến các vấn đề, bệnh cơ địa như bệnh viêm da cơ địa, bệnh hen suyễn và bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số tiêu chuẩn phụ

  • Da khô
  • Viêm môi
  • Mặt thường đỏ và tái
  • Dị ứng thức ăn
  • Viêm kết mạc mắt
  • Đục thủy tinh thể
  • Nồng độ IgE tăng
  • Cơn ngứa nghiêm trọng hơn khi ra mồ hôi
  • Tổn thương da xuất hiện ở tay
  • Da dễ bị nhiễm trùng và các triệu chứng thường hay tái phát
  • Chứng vẽ nổi
  • Giác mạc có hình chóp
  • Xuất hiện vảy phấn trắng
  • Chàm núm vú
  • Mắt xuất hiện quầng thâm
  • Nếp dưới mắt
  • Tổn thương da xuất hiện tương tự như chứng dày sừng nang lông
  • Phản ứng da tức thì tuýp 1 dương tính (+)
  • Tuổi phát bệnh sớm (từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi).

Quá trình chẩn đoán bệnh lý dựa trên các tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ thường mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Bởi hầu hết các trường hợp bệnh, những tiêu chuẩn phụ thường thiếu tính điển hình và thể hiện không rõ ràng. Chính vì thế, hiện nay phương pháp chẩn đoán xác định bệnh viêm da cơ địa ít khi được thực hiện.

Chẩn đoán xác định
Quá trình kiểm tra xác định bệnh viêm da cơ địa có bốn tiêu chuẩn chính và một vài tiêu chuẩn phụ

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm da cơ địa có thể hình thành nên nhiều tổn thương da không điển hình. Bên cạnh đó tổn thương có thể dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề và bệnh da liễu mãn tính khác. Vì thế bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành chẩn đoán phân biệt với những vấn đề, bệnh lý sau đây:

Chẩn đoán phân biệt ở trẻ em

  • Ghẻ chàm hóa: Ghẻ chàm hóa thể hiện cho những tổn thương trên da xảy ra do ghẻ bị gãi, cào hoặc chà xát mạnh trong một thời gian dài và có biểu hiện chàm hóa. Để xác định sự có mặt của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sinh thiết mô da.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh viêm da tiếp xúc thể hiện cho những tổn thương xảy ra trên da khi người bệnh tiếp xúc vật lý với nước hoa, thuốc bôi, mỹ phẩm, mủ độc từ côn trùng, nhựa thực vật… Những tổn thương do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra thường có màu hồng hoặc màu đỏ, xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau rát, rộp da và ngứa ngáy.
  • Viêm da tiết bã nhờn / viêm da đầu: Viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu hình thành tổn thương da ở vùng mặt, vùng da đầu và vùng duỗi của các chi. Tổn thương da có màu đỏ, có vảy tiết màu nâu vàng, ít gây ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh.
  • Nấm da: Bệnh nấm da hay còn gọi là bệnh hắc lào thường hình thành nên những tổn thương có hình nhẵn, hơi đỏ, da khô và ngứa ngáy.
  • Hội chứng Wiskott – Aldrich: Hội chứng Wiskott-Aldrich là tình trạng suy giảm miễn dịch đặc hiệu tiên phát. Đặc trưng của hội chứng này là sự suy giảm chức năng của tế bào T. Những trẻ em mắc hội chứng Wiskott-Aldrich  thường có da bị tổn thương ở dạng chàm nặng.

Chẩn đoán phân biệt ở người lớn

  • Vảy nến: Vảy nến là một dạng viêm da xảy ra phổ biến. Tình trạng khô da, bong tróc và có vảy trắng bạc như nến là đặc trưng của bệnh. Bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch.
  • Viêm da ánh nắng: Viêm da ánh nắng thể hiện cho tình trạng viêm da do bệnh nhân nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều với ánh nắng. Ngoài ra, những người tiếp xúc nhiều với các nguồn tia sáng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đỏ da, phù da, hình thành nhiều mụn nhỏ, tiết nước và thường xuất hiện ở môi.
  • Các bệnh lý khác: Phân biệt với bệnh viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, nấm da và ghẻ chàm hóa ở người lớn tương tự như chẩn đoán phân biệt bệnh viêm da cơ địa của trẻ.
Chẩn đoán phân biệt ở người lớn
Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm da cơ địa ở người lớn với bệnh vảy nến, viêm da ánh nắng, viêm da đầu, viêm da tiếp xúc…

5. Chẩn đoán biến chứng bệnh

Viêm da cơ địa không phải là bệnh da liễu nghiêm trọng. Tuy nhiên do mang tính chất dai dẳng và thường xuyên tái phát nên bệnh có khả năng phát triển theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều biến chứng. Do đó bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa thông qua các biến chứng sau:

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Do mang đặc tính dai dẳng, thường xuyên tái phát và gây ngứa ngáy dữ dội nên người bị viêm da cơ địa có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lo lắng quá mức, mất tự tin.

Ngoài ra những tổn thương hình thành trên bề mặt da có thể bị thâm nhiễm theo thời gian. Ngoài ra tổn thương có thể bị lichen hóa, dày sừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và mất tự tin trong giao tiếp.

Đỏ da toàn thân

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tổn thương hình thành do bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển mạnh và lây lan toàn thân. Biến chứng này xảy ra phổ biến ở người có cơ địa cực kỳ nhạy cảm và trẻ nhỏ.

Chậm lớn ở trẻ bị viêm da cơ địa

Thực chất bệnh viêm da cơ địa là một bệnh hệ thống. Bệnh có mối liên hệ mật thiết với cơ địa dễ bị dị ứng. Ngoài những tổn thương xảy ra trên da, bệnh còn có thể gây ra một số bệnh lý, vấn đề về sức khỏe khác. Điển hình như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và hen suyễn. Chính vì thế những trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa thường có sức khỏe yếu và chấm lớn hơn so với trẻ bình thường.

Bệnh về mắt (viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể)

Tổn thương do bệnh viêm da cơ địa khi xảy ra ở vùng mặt thường gây ra nhiều biến chứng về mắt. Cụ thể như viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể. Cho đến hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được cơ thể tác động và kích thích giữa những bệnh lý này. Tuy nhiên theo kết quả thống kê, có đến 15% trường hợp bị viêm da cơ địa mắc phải những bệnh lý nói trên.

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao

Bệnh viêm da cơ địa xảy ra dai dẳng và thường xuyên tái phát có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nhiễm khuẩn da. Vi khuẩn và virus từ môi trường bên ngoài có thể nhanh chóng xâm nhập vào vết xước hoặc vết lở loét do gãi, cào, ma sát mạnh và gây bội nhiễm.

Sau khi bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc, xem xét những dữ liệu đã thu thập được. Cuối cùng đưa ra chẩn đoán.

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Bệnh viêm da cơ địa xảy ra dai dẳng và thường xuyên tái phát có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nhiễm khuẩn da

Bài viết đã tổng hợp thông tin về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa được dùng phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác tùy vào biểu hiện lâm sàng và tình trạng sức khỏe ở mỗi trường hợp cụ thể.

Xem thêm

9 lá cây chữa viêm da cơ địa dễ kiếm – Hiệu quả nhanh

Trong dân gian, có khá nhiều bài thuốc sử dụng lá cây để điều trị viêm da cơ địa cho...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ tại nhà

Trong dân gian, chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng...

Địa chỉ chữa viêm da cơ địa ở Đà Nẵng?

Hiện nay các cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh về da ở Đà Nẵng có rất nhiều,...

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh viêm da cơ địa có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi viêm da cơ...

Chữa viêm da cơ địa bằng sữa mẹ có được không?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một dạng tổn thương biểu bì da, phổ biến ở đối tượng trẻ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.