Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, chị em phụ nữ thường dễ gặp phải các tình trạng bất thường về da. Bị viêm da cơ địa khi mang thai nếu không sớm can thiệp thì không chỉ gây phiền toái cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp mẹ bầu có được sự chủ động trong phát hiện, điều trị cũng như ngăn ngừa.

viêm da cơ địa khi mang thai
Bà bầu là đối tượng dễ bị viêm da cơ địa do nhiều yếu tố thuận lợi kích hoạt

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp có tính chất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và nguy cơ tái phát rất cao. Căn nguyên của bệnh đến này vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng được cho là có liên quan đến vấn đề di truyền và yếu tố cơ địa.

Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào, trong đó khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để có thể sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp.

1. Nguyên nhân kích hoạt

Đối với phụ nữ thì mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm, các vấn đề sức khỏe đặc biệt là vấn đề về da rất dễ bùng phát. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì hệ miễn dịch sẽ giảm đi nhiều so với bình thường. Suy giảm miễn dịch chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm da mãn tính hay bệnh nhiễm trùng bùng phát.
  • Thay đổi Hormone: Ở thời kỳ đầu mang thai, hoàng thể sẽ tăng sản sinh hormone prolactin và progesterone. Chính sự thay đổi đột ngột của hormone chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết và làm bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa.
bà bầu bị viêm da cơ địa
Hệ miễn dịch suy giảm khiến bà bầu dễ bị viêm da cơ địa hơn những người bình thường

Ngoài 2 yếu tố chính này thì còn một số yếu tố khác cũng được cho là nguy cơ, bao gồm:

  • Thường xuyên căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress
  • Tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Tiếp xúc với yếu tố dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, lông thú, mạt bụi…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa
  • Mắc các bệnh mãn tính trong thời kỳ mang thai

2. Các dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai cũng sẽ tương tự như các thể viêm da cơ địa khác. Mẹ bầu thường có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Các vết hồng ban có hình dạng và kích thước khác nhau thường xuất hiện ở mặt, má, ngực và khuỷu tay…
  • Mụn nước nhỏ li ti có thể xuất hiện trên bề mặt của vùng da tổn thương. Mụn nước thường nông, không ăn sâu vào trong cấu trúc da.
  • Da bị đỏ lên, phù nề, nhiều trường hợp còn có dấu hiệu trợt loét hay chảy dịch.
  • Sau đó, vùng da bị bệnh sẽ khô lại, dày sừng, đôi khi còn thâm nhiễm.
  • Da thường ngứa ngáy âm ỉ, có khi dữ dội và có thể kèm theo sưng viêm, đau rát.
triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai
Bệnh viêm da cơ địa có thể khiến mẹ bầu thường xuyên bị ngứa ngáy khó chịu

Những triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai có thể kéo dài đến hơn vài tuần. Bởi lúc này hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm nên khả năng hồi phục cũng sẽ kém hơn so với những người bình thường.

3. Viêm da cơ địa có mang thai được không?

Viêm da cơ địa là 1 dạng tổn thương da mãn tính khởi phát thường do yếu tố cơ địa và di truyền. Bệnh lý này còn có tính hệ thống, có mối liên hệ mật thiết với một số bệnh cơ địa khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay sốt cỏ khô.

Bệnh thường có phạm vi ảnh hưởng rộng nhưng lại lành tính, có thể kiểm soát nếu sớm can thiệp đúng cách. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh viêm da cơ địa không ảnh hưởng đến nội tiết tố cũng như chức năng sinh sản của phụ nữ. Chính vì thế nếu không may mắc bệnh thì chị em vẫn có khả năng mang thai như bình thường.

Tuy nhiên, thai kỳ là thời gian nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu cộng thêm sự thay đổi đột ngột của hormone sẽ tạo điều kiện cho triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh. Chính vì thế, bác sĩ thường khuyến khích chị em phụ nữ nên điều trị cũng như kiểm soát bệnh hoàn toàn trước khi có ý định mang thai.

4. Mẹ bị viêm da cơ địa  có ảnh hưởng đến thai nhi?

Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thường gây ra nhiều phiền toái khiến cho mẹ bầu rất khó chịu. Những cơn ngứa ngáy dữ dội kèm theo đau rát có thể khiến mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không yên.

Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mất ngủ, sụt cân, suy nhược cơ thể. Chính điều này khiến cho sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Hơn thế nữa, số liệu thống kê còn cho thấy, có khoảng hơn 70% mẹ bầu bị viêm da cơ địa khi mang thai sẽ di truyền cho con. Trẻ bị viêm da cơ địa bẩm sinh sẽ rất dễ mắc thêm những bệnh lý khác như hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm tai giữa hay rối loạn tiêu hóa…

mẹ bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng thai nhi không
Thống kê ghi nhận, thai phụ bị viêm da cơ địa thì khả năng di truyền cho thai nhi chiếm hơn 70%

Cách điều trị viêm da cơ địa khi mang thai an toàn cho bà bầu

Ở phụ nữ mang thai, việc điều trị bệnh viêm da cơ địa sẽ có phần khó khăn hơn những đối tượng bình thường. Việc sử dụng thuốc thường dễ gây ra những tác dụng ngoại ý.

Chính vì thế điều trị và chăm sóc tại nhà là biện pháp được ưu tiên hơn. Thuốc chỉ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết.

1. Điều trị tại nhà không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc chính là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ đáp ứng với trường hợp bị viêm da cơ địa nhẹ, triệu chứng chưa diễn tiến nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị tại nhà không dùng thuốc bao gồm:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm:

Tổn thương da dày sừng, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa. Đối với các tình trạng này thì việc dùng kem dưỡng ẩm hoàn toàn có thể đáp ứng tốt. Các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như Vaseline, Eucerin, A-derma… được cho là an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Chúng sẽ giúp làm mềm, dịu da, giảm ngứa và sưng viêm.

  • Chườm lạnh:

Đây là biện pháp giúp làm giảm sưng da và ngứa ngáy rất an toàn mà phụ nữ mang thai có thể áp dụng. Trước khi ngủ chính là thời điểm phù hợp nhất để mẹ bầu thực hiện phương pháp này. Chườm lạnh sẽ giúp hạn chế triệu chứng ngứa ngáy da kích hoạt vào ban đêm, từ đó chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.

  • Tắm lá thảo dược:

Tắm lá thảo dược chữa bệnh viêm da cơ địa là mẹo dân gian quen thuộc an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Những thành phần hoạt chất có trong lá khế, lá trầu không hay trà xanh… đều rất tốt cho quá trình chữa lành tổn thương trên da. Bạn có thể chuẩn bị 1 nắm lá thảo dược để nấu nước tắm giúp phục hồi da, giảm ngứa ngáy và khó chịu.

chữa viêm da cơ địa khi mang thai
Mẹ bầu có thể nấu nước lá trầu không tắm để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong một số trường hợp, tổn thương da lan tỏa rộng kèm theo ngứa ngáy dữ dội, các giải pháp không dùng thuốc tại nhà sẽ khó lòng đáp ứng tốt. Lúc này mẹ bầu nên nhanh chóng thăm khám để bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc.

Các thuốc được dùng trong điều trị viêm da cơ địa khi mang thai có thể là:

  • Thuốc bôi có chứa kẽm oxide: Kẽm oxide có công dụng sát trùng cũng như bảo vệ da rất tốt. Loại thuốc bôi này được đánh giá là khá an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ thường chỉ định thuốc nôi có chứa kẽm oxide trong giai đoạn bán cấp của bệnh.
  • Thuốc kháng Histamine H1: Bác sĩ thường sẽ chỉ định các thuốc kháng histamine thế hệ 2 cho phụ nữ mang thai sử dụng. Thuốc này có thể đáp ứng tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa gây ra nhưng lại ít phát sinh tác dụng phụ hơn các thuốc thế hệ 1.

**Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa khi mang thai cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi kế hoạch dùng thuốc. Thuốc bôi da chứa corticoid và acid salicylic dễ gây ra tác dụng phụ nên rất hiếm khi được chỉ định cho phụ nữ mang thai.

3. Quang trị liệu chữa viêm da cơ địa khi mang thai

Quang trị liệu là phương pháp sử dụng tia UVA và UVB để giúp làm cải thiện tổn thương da, giảm ngứa ngáy và giảm viêm. Phương pháp điều trị này có độ an toàn khá cao và được các chuyên gia nhận định là có thể áp dụng cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với mẹ bầu nên sử dụng ánh sáng UVB thay vì dùng UVA để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

trị viêm da cơ địa ở mẹ bầu
Tốt nhất mẹ bầu nên sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Cách chăm sóc mẹ bầu bị viêm da cơ địa

Để hỗ trợ làm giảm tần suất và mức độ của triệu chứng thì ngoài áp dụng biện pháp điều trị, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc thật tốt. Điều này cũng sẽ là giải pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc mẹ bầu bị viêm da cơ địa:

  • Giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không có hương liệu và không kích ứng da. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn loại sản phẩm phù hợp nhất.
  • Không nên tắm nước quá nóng, thay vào đó có thể tắm nước ấm để giúp da thông thoáng, dễ chịu. Đừng quên bước thoa kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm khoảng 3 – 5 phút.
  • Bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho da. Uống đủ nước sẽ giúp làn da luôn mềm mại, hạn chế sự mất nước và duy trì độ ẩm tự nhiên.
  • Tránh sử dụng xà phòng hay các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh. Bởi chúng có thể khiến da bị tổn thương, đồng thời làm nặng nề thêm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.
  • Không dùng tay cào gãi hay chà xát lên da. Đồng thời chú ý mặc quần áo rộng thoáng để làm giảm mức độ ma sát trên bề mặt da đang tổn thương.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh để hỗ trợ quá trình trị bệnh. Tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm dễ gây viêm và mưng mủ như hải sản, gạo nếp, thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi để nâng cao đề kháng và miễn dịch.
  • Trong thai kỳ, làn da của chị em phụ nữ thường sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài. Chính vì thế nên giữ ấm cho cơ thể và chủ động cách ly với các yếu tố dị nguyên.

Viêm da cơ địa mặc dù là bệnh lành tính nhưng bạn cần hết sức cẩn trọng khi nó kích hoạt lúc mang thai. Bởi triệu chứng của bệnh có thể làm giảm sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Thực hư về việc dùng cao trứng gà chữa viêm da cơ địa?

Khó có thể tin được dùng cao trứng gà để chữa viêm da cơ địa mà bạn đã từng nghe...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt theo dân gian

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được ông bà lưu truyền từ ngày xưa cho đến hiện...

Bị viêm da cơ địa nặng – Cách khắc phục nhanh, lưu ý

Bị viêm da cơ địa nặng có thể là do người bệnh điều trị sai cách hoặc không can thiệp...

Cách dùng rau răm chữa viêm da cơ địa tại nhà

Chữa viêm da cơ địa bằng rau răm là một trong những phương thuốc dân gian quen thuộc, được ông...

Bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ (đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía...) là thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.