Bị viêm da cơ địa nặng – Cách khắc phục nhanh, lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bị viêm da cơ địa nặng có thể là do người bệnh điều trị sai cách hoặc không can thiệp điều trị, thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch suy yếu… Mặc dù không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh diễn tiến nặng có thể làm phát sinh tình trạng bội nhiễm, viêm da thần kinh, để lại sẹo vĩnh viễn và tăng nguy cơ hình thành những bệnh lý cơ địa.

Bị viêm da cơ địa nặng - Cách khắc phục nhanh, lưu ý
Tìm hiểu bị viêm da cơ địa nặng do đâu, triệu chứng, cách khắc phục nhanh và lưu ý

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa nặng

Bệnh viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là eczema, chàm. Đây là một bệnh da liễu xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da ửng đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Đây là bệnh mãn tính, xảy ra dai dẳng, kéo dài, có xu hướng bùng phát nhiều đợt cấp tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trường hợp bị viêm da cơ địa nặng có thể xuất hiện đồng thời với cơn sốt hoặc hen phế quản (hen suyễn).

Viêm da cơ địa thường không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh diễn tiến nặng có thể làm phát sinh tình trạng bội nhiễm, viêm da thần kinh, để lại sẹo vĩnh viễn và tăng nguy cơ hình thành những bệnh lý cơ địa.

Bị viêm da cơ địa nặng do đâu?

Thông thường bệnh nhân bị viêm da cơ địa nặng có thể do những nguyên nhân sau:

1. Thể trạng yếu và hệ miễn dịch suy giảm

Theo kết quả nghiên cứu, bệnh viêm da cơ địa và các triệu chứng có xu hướng bùng phát mạnh và chuyển sang thể nặng ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm và có thể trạng suy yếu. Cụ thể như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, những người mắc bệnh mãn tính như nhiễm HIV, bệnh tiểu đường

Ngoài ra thể trạng yếu và hệ miễn dịch suy giảm còn làm tăng mức độ nhạy cảm, mức độ quá mẫn của hệ miễn dịch. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị dị ứng, những triệu chứng trên da bùng phát mạnh.

2. Không can thiệp điều trị

Mặc dù là bệnh viêm da thường gặp và mang tính chất mãn tính nhưng viêm da cơ địa ít khi tác động và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Điều này khiến bệnh nhân thường mang tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, chậm trễ hoặc không tiến hành thăm khám và điều trị.

Mặc khác bệnh viêm da cơ địa thường ít khi tự thuyên giảm, mang tính dai dẳng, dễ tiến triển sang thể nặng và dễ tái phát. Khi xuất hiện kéo dài, bệnh và các triệu chứng có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ địa, khiến tổn thương da lan rộng và kích thích quá trình sản sinh kháng nguyên.

Đối với những trường hợp chủ quan, không sớm khắc phục, bệnh viêm da cơ địa sẽ có xu hướng tiến triển mạnh, chuyển sang thể nặng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, xảy ra kéo dài và thường xuyên tái phát.

Bị viêm da cơ địa nặng do không can thiệp điều trị
Bị viêm da cơ địa nặng do bệnh nhân không can thiệp điều trị bằng kem bôi hoặc thuốc ở thể nhẹ

3. Căng thẳng thần kinh kéo dài

Những người mắc các bệnh da liễu mãn tính và bệnh viêm da cơ địa thuộc tuýp thần kinh nhạy cảm và dễ bị kích động. Chính vì thế, stress, căng thẳng kéo dài có thể tác động và kích thích sự phát sinh phản ứng miễn dịch dị ứng. Điều này khiến bệnh lan tỏa rộng và bùng phát một cách mạnh mẽ.

Thực tế cho thấy những bệnh nhân có các vấn đề về thần kinh như trầm cảm, stress, căng thẳng thường có đáp ứng kém đối với những biện pháp chăm sóc và điều trị, bệnh chuyển biến nặng, thường xuyên tái phát và tiến triển dai dẳng.

4. Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Những yếu tố dị nguyên như thực phẩm, phấn hoa, hóa chất, chất tẩy rửa, thời tiết… có thể kích thích và làm nghiêm trọng hơn phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho T, làm tăng kháng nguyên, tăng khả năng bùng phát và khiến các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với những trường hợp đã phát bệnh, việc vẫn duy trì thói quen tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến tổn thương da do viêm da cơ địa lan rộng sang nhiều vùng da khác. Bên cạnh đó bệnh cũng tiến triển dai dẳng và không có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị.

5. Tính chất bệnh

Viêm da cơ địa là một trong những dạng của bệnh chàm xảy ra với cơ chế phức tạp, trong đó có yếu tố ngoại giới và yếu tố nội giới. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra kết luận rằng, bệnh viêm da cơ địa có mối liên hệ mật thiết với cơ địa nhạy cảm, yếu tố di truyền (hoạt động và tính chất bất thường ở nhiễm sắc thể), mức Acetylcholine trong da cao…

Những yếu tố nêu trên kết hợp với một số tác động bên ngoài như dị nguyên, căng thẳng, yếu tố thời tiết… sẽ kích thích cơ thể tạo ra hoạt động miễn dịch dị ứng. Đồng thời khiến những triệu chứng lâm sàng bùng phát một cách mạnh mẽ, bệnh viêm da cơ địa phát triển theo chiều hướng xấu và chuyển biến nặng.

Chính vì thế bệnh nhân thường có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa nặng, có nguy cơ tái phát bệnh cao, gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát bệnh, rất khó để chữa hoàn toàn.

Ngoài ra nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm da cơ địa nặng hoặc thường xuyên tái phát còn do thói quen chà xát da và gãi ngứa liên tục, có chế độ vệ sinh kém, không chăm sóc da, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.

Triệu chứng viêm da cơ địa nặng

Bệnh viêm da cơ địa có biểu hiện rất đa dạng. Đối với thể nặng, các triệu chứng và tổn thương trên da tương tự như thể nhẹ nhưng xuất hiện với mức độ nặng nề hơn, lan rộng trên nhiều vùng da của cơ thể.

  • Da khô ráp và bong tróc nghiêm trọng
  • Nứt nẻ kèm theo chảy máu hoặc nhiễm khuẩn ở trường hợp bị vi khuẩn xâm nhập
  • Da nhạy cảm, sần sùi và có dấu hiệu sưng viêm do chà sát, gãi ngứa
  • Đau rát, ngứa ngáy nhiều và đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa sẽ cao hơn vào ban đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Trên da hình thành rất nhiều vết sưng đỏ, khi dùng tay gãi sẽ có biểu hiện chảy mủ, thường gặp nhất ở những vùng da quanh đầu gối, da mặt, khuỷu tay, cổ tay và mắt cá chân. Đối với những trường hợp nặng hơn, tình trạng nổi ban có thể phát sinh trên khắp cơ thể.
Triệu chứng viêm da cơ địa nặng
Triệu chứng viêm da cơ địa nặng gồm ngứa ngáy nghiêm trọng, da khô ráp, bong tróc, có dấu hiệu nhiễm trùng…

Bị viêm da cơ địa nặng có sao không?

Mặc dù là bệnh viêm da mãn tính, rất dễ tái phát và có tiến triển dai dẳng nhưng bệnh viêm da cơ địa tương đối lành tính. Căn bệnh này chỉ hình thành nên những tổn thương ngoài da kèm theo cảm giác đau rát nhẹ và ngứa ngáy. Bệnh viêm da cơ địa hầu như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chức năng nội tạng.

Tuy nhiên nếu bị viêm da cơ địa nặng hoặc các triệu chứng của bệnh tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những ảnh hưởng và biến chứng sau:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Bệnh viêm da cơ địa nặng hoặc tái phát nhiều lần có thể chuyển sang viêm da cơ địa bội nhiễm. Bệnh lý này thể hiện cho sự xâm nhập vào các mảng da bị tổn thương của nấm và vi khuẩn, sau đó gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm chính là chính là hệ quả do những tổn thương ngoài da không được vệ sinh đúng cách và không được điều trị.
  • Bệnh viêm da thần kinh: Lichen hóa hay bệnh viêm da thần kinh được xác định là một dạng tổn thương thứ phát xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa nặng, tái phát nhiều lần và kéo dài mãn tính. Bệnh viêm da thần kinh đặc trưng bởi tình trạng vùng da bệnh bị thâm nhiễm lan rộng, nổi cộm kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
  • Tăng nguy cơ đối mặt với những bệnh lý cơ địa: Bệnh viêm da cơ địa nặng, các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần có thể kích thích cơ thể đẩy nhanh quá trình sản sinh kháng nguyên IgE, khiến sự nhạy cảm của cơ địa tăng cao. Đồng thời làm phát sinh những bệnh lý
  • như viêm kết mạc dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm da dị ứng…

Ngoài những ảnh hưởng và các biến chứng nêu trên, bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng hoặc phát đi phát lại nhiều lần làm ảnh hưởng nghiêm, trọng đến ngoại hình, chất lượng giấc ngủ, tâm lý và khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Cách khắc phục nhanh cho người bị viêm da cơ địa nặng

Đối với những trường hợp bị viêm da cơ địa nặng, tổn thương da lan rộng hoặc triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh cần sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị chuyên sâu cùng với những biện pháp chăm sóc da đúng cách, cách ly với những yếu tố kích thích và tích cực nâng cao thể trạng.

1. Tích cực chữa viêm da cơ địa nặng theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh viêm da cơ địa nặng, có tổn thương lan rộng và tái phát nhiều lần có thể hình thành tổn thương dạng mãn tính (thâm nhiễm, ngứa ngáy, nổi cộm, bong tróc, dày sừng, da khô). Để cải thiện tốt những triệu chứng cơ năng và làm giảm tổn thương đa, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định chữa trị với những phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc bôi: Trong điều trị viêm da cơ địa, những loại thuốc bôi được chỉ định thường có tác dụng dưỡng ẩm da, giảm viêm, cải thiện cảm giác ngứa ngáy, chống nứt nẻ và phòng tránh tình trạng nhiễm trùng. Những loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa nặng được dùng phổ biến gồm thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc ức chế calcineurin, thuốc bôi corticoid…
  • Thuốc uống: Khi hiệu quả khắc phục bệnh của những loại thuốc điều trị tại chỗ không như mong đợi, người bị viêm da cơ địa nặng sẽ được chữa trị với thuốc uống. Việc sử dụng thuốc uống sẽ giúp bệnh nhân giảm viêm hiệu quả, cải thiện những tổn thương ngoài da, giảm đau rát và ngứa ngáy nhanh chóng. Tuy nhiên so với thuốc bôi ngoài da, việc sử dụng thuốc uống có thể làm phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế bệnh nhân chỉ được chỉ định sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Thuốc kháng histamin H1, thuốc corticoid, thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh… là những loại thuốc uống thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa nặng…
  • Liệu pháp ánh sáng: Nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa nặng, tái đi tái lại nhiều lần không nhận được hiệu quả chữa trị cao đối với việc sử dụng thuốc. Do đó khi cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân chữa viêm da với liệu pháp ánh sáng. Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ được sử dụng tia UV nhân tạo tác động trực tiếp lên làn da nhằm cảm thiện tổn thương da, hiện tượng dày sừng, ức chế hoạt động phóng thích chất gây dị ứng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát…
Tích cực chữa viêm da cơ địa nặng theo chỉ định của bác sĩ
Chữa viêm da cơ địa nặng theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm mức độ nghiêm trọng, kiểm soát triệu chứng và phòng tái phát

ĐỌC NGAY: Các loại thuốc đặc trị viêm da cơ địa hiệu quả (Kem bôi + uống)

2. Nâng cao sức đề kháng và thể trạng

Bệnh viêm da cơ địa chỉ xuất hiện ở những người có thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm và có cơ địa nhạy cảm. Chính vì thế, để giảm nguy cơ tổn thương da lan rộng, bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng, tái phát nhiều lần và hỗ trợ quá trình kiểm soát các triệu chứng, người bệnh cần tích cực áp dụng những biện pháp nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe đề kháng. Cụ thể như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, axit béo omega-3 và thực phẩm kháng viêm (gừng, nghệ, cá hồi, tỏi…) vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm tạo phản ứng ứng viêm như thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường, thức ăn nhiều gia vị…
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, ngưng hút thuốc lá.
  • Thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc (7 – 8 giờ/ ngày), ngủ sớm (ngủ trước 23 giờ), dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng thần kinh, nâng cao thể trạng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tránh tạo áp lực và căng thẳng quá mức, nên giảm khối lượng công việc.
  • Tăng cường vận động, thường xuyên tham gia vào các bài tập thể dục thể thao để tăng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng và khả năng chống chịu của cơ thể đối với các bệnh lý. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn và áp dụng những bộ môn có khả năng tác động đến não như thiền định, yoga…
  • Nên tắm nắng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày, thời gian tắm nắng thích hợp rơi vào khoảng 6 đến 9 giờ sáng. Việc tắm nắng sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D cần thiết. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe xương, điều hòa hoạt động chuyển hóa của da và tăng cường chức năng miễn dịch.

3. Chăm sóc da đúng cách và cách ly với dị nguyên

Dị nguyên được xác định là yếu tố trực tiếp tác động, kích thích phản ứng dị ứng, phóng thích những thành phần trung gian vào da, kích thích làm tăng sản sinh kháng nguyên và khiến bệnh viêm da cơ địa bùng phát. Đề làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa nặng và giảm tần suất tái phát bệnh, người bệnh nên chú ý chăm sóc da đúng cách và không tiếp xúc với các dị nguyên.

Chăm sóc da đúng cách và cách ly với dị nguyên
Chăm sóc da đúng cách với kem bôi và cách ly với dị nguyên
  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với mủ thực vật, côn trùng, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất cũng như chất tẩy rửa…
  • Trước khi lựa chọn và sử dụng những sản phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da, người bệnh nên tìm hiểu kỹ thành phần của sản phẩm. Để lựa chọn những sản phẩm phù hợp, ngăn ngừa dị ứng phát sinh, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về những sản phẩm dịu nhẹ và an toàn.
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống chứa các chất có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, rượu bia, cà phê, nấm, thịt gà…
  • Dưỡng ẩm da đều đặn và vệ sinh vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh 2 lần mỗi ngày để làm giảm tình trạng da khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ và giúp bảo vệ da.
  • Hạn chế thực hiện những tác động cơ học lên da như để da tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, gãi cào, ma sát da.
  • Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể bùng phát mạnh từ việc sử dụng một số loại thuốc. Chính vì thế người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử mắc bệnh để được sử dụng một loại thuốc phù hợp.
  • Luôn giữ gìn và làm sạch không gian sống, dùng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm thích hợp và loại bỏ dị nguyên.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm da cơ địa nặng

Người bị viêm da cơ địa nặng cần lưu ý những điều sau đây để nâng cao hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp, phòng ngừa tổn thương lan rộng và tái phát:

  • Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thông báo với bác sĩ khi những loại thuốc không mang đến hiệu quả chữa trị như mong đợi. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh tổn thương lan rộng. Đồng thời không tự ý ngừng dùng thuốc, tăng liều dùng hoặc kéo dài thời gian chữa trị.
  • Tắm rửa mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh da.
  • Nên dùng những sản phẩm chăm sóc và vệ sinh da dịu nhẹ, có độ an toàn cao.
  • Không tự ý sử dụng những bài thuốc được truyền miệng.
  • Tránh nuôi thú cưng trong nhà, nên thường xuyên giặt bao gối, mềm, bao nệm và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Sinh hoạt đều độ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tắm rửa mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh da
Tắm rửa mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh da trong suốt thời gian bị viêm da cơ địa nặng

Bệnh viêm da cơ địa nặng, có tổn thương da lan rộng, tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, giảm chất lượng cuộc sống và gây bệnh viêm da thần kinh. Chính vì thế, bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở y tế, tiến hành thăm khám, kiểm tra, tích cực phòng ngừa và điều trị để làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm nguy cơ tái phát bệnh lý và kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Da mặt bị đỏ rát và ngứa do đâu? Cách trị nhanh hết

Tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa ngáy gây khó chịu và khiến bệnh nhân gặp nhiều khó...

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) là một chuyên gia đã...

Top 7 kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa được tin dùng

Ngoài tác dụng cung cấp độ ẩm, giúp làm mềm da, một số loại kem dưỡng ẩm cho người bị...

sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa

Hướng dẫn chọn sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa

Nắm được cách chọn sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa sẽ giúp bạn thuận tiện hơn...

Bệnh viêm da quanh miệng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Hướng dẫn cách trị viêm da quanh miệng tại nhà

Viêm da quanh miệng là một loại viêm da cơ địa phổ biến gây nên cảm giác khó chịu cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *