Bị viêm da cơ địa ở mông, hậu môn phải làm sao?
Viêm da cơ địa ở mông, hậu môn có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, đặc biệt là tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nếu không có biện pháp điều trị, viêm da cơ địa ở mông có thể biến chứng nhiễm trùng, phù mạch hay sốc phản vệ nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm da cơ địa ở mông, hậu môn là gì? Có nguy hiểm không?
Mông, hậu môn là khu vực nhạy cảm trên cơ thể. Hai bộ phận này nằm liền kề với nhau, là vùng da dễ bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh về da do được bao bọc bởi nhiều lớp áo quần và phải chịu nhiều áp lực dưới sức ép của trọng lượng cơ thể. Tình trạng viêm da cơ địa ở mông, hậu môn xuất hiện là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải.
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính. Lớp da bị viêm nhiễm sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, nứt nẻ so với vùng da bình thường xung quanh. Đôi khi da còn nổi nhiều mụn nước, mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Trong đó vùng da mông và hậu môn là một trong những khu nhạy cảm dễ bùng phát chứng bệnh này.
Bệnh có thể hình thành ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, viêm da cơ địa ở mông, hậu môn thường gặp ở trẻ em hoặc người lớn tuổi. Khi mới khởi phát, vùng da tại khu vực này chỉ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, không gây ngứa. Lâu dần, nếu không điều trị những tổn thương bắt đầu lan rộng ra và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Viêm da cơ địa nhìn chung không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp khắc phục, triệu chứng khó chịu của bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp viêm da cơ địa ở mông chuyển biến nặng có thể gây nhiễm trùng, phù mạch, sốc phản vệ,… nguy hại cho sức khỏe.
Chính vì thế, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh tình trạng ủ bệnh lâu ngày khiến bệnh biến chứng, khó khăn trong điều trị và gây ra nhiều vấn đề không mong muốn cho đời sống và sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bệnh Viêm Da Cơ Địa Chữa Khỏi Được Không
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mông, hậu môn
Vùng da ở mông, hậu môn tương đối dày hơn những khu vực khác trên cơ thể. Bởi, vị trí này là nơi chịu nhiều áp lực do trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống khi ngồi. Tuy nhiên, vùng da này cũng là nơi dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Viêm da cơ địa ở mông là một bệnh lý điển hình mà bạn có thể mắc phải.
Tương tự như chân, tay, mặt,…viêm da cơ địa ở mông, hậu môn cũng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:
- Do di truyền: Trong gia đình, nếu bạn có người thân cùng huyết mắc phải bệnh viêm da cơ địa, đặc biệt là cha hoặc mẹ nhiễm bệnh thì nguy cơ di truyền là khá cao. Theo thống kê, tỷ lệ di truyền của viêm da cơ địa lên đến 77%. Do đó, để hạn chế những nguy cơ không mong muốn, bạn nên chủ động phòng ngừa nếu nằm trong nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh.
- Do cơ địa: Người có cơ địa dễ bị kích ứng, mẫn cảm cũng dễ gặp phải tình trạng viêm da cơ địa ở mông, hậu môn. Nhất là những người khi sinh ra đã chứa kháng thể lympho T. Lúc này, nếu gặp bất kỳ yếu tố dị ứng nào từ môi trường, thực phẩm, nước uống cũng có thể làm cho bệnh bùng phát.
- Do bệnh lý: Người đang mắc một số bệnh lý liên quan đến thận, gan, hô hấp, hệ bài tiết,… sẽ có nguy cơ bị viêm da cơ địa, nhất là ở mông cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là vì người bệnh có hệ thống miễn dịch kém khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây hại. Bên cạnh đó, hệ bài tiết cũng không hoạt động được như người khỏe mạnh nên độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể gây kích ứng.
- Do môi trường: Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Khi đó, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Chính vì thế mà người làm việc trong môi trường không đảm bảo dễ mắc các bệnh về da, trong đó có viêm da cơ địa ở mông.
- Hệ miễn dịch kém: Cơ thể dễ bị nhiễm bệnh viêm da cơ địa khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng. Vì thế, trẻ em, người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc viêm da cơ địa, do hệ thống miễn dịch yếu hơn người bình thường. Vi khuẩn có thể tấn công, trú ngụ trên da khiến vùng da mông bị tổn thương.
- Do dị nguyên: Đối với người có cơ địa dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, thực phẩm,…sẽ dễ bị viêm nhiễm. Những chất xúc tác này làm cho chứng viêm da cơ địa ở mông bùng phát.
Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân. Do đó, để hạn chế việc bệnh gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, bạn nên chủ động có biện pháp phòng tránh. Nếu bệnh khởi phát, việc xác định nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ giúp việc tìm phương án điều trị dễ dàng hơn. Đồng thời, nhận biết được nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ giúp người bệnh phòng tránh những biến chứng không mong muốn.
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mông, hậu môn
Viêm da cơ địa ở mông và hậu môn có thể nhận biết bằng một số biểu hiện dưới đây:
- Nổi mẩn đỏ: Nhiều nốt ban đỏ nổi ở mông, hình dạng tròn như đồng xu, bong trợt. Chúng khiến cho người bệnh ngứa ngáy, đôi khi còn nổi mụn nước gây khó chịu.
- Nổi mề đay: Vùng mông bị nổi mề đay, gây ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do việc sản sinh histamin quá mức trong cơ thể khi có tác nhân gây hại tấn công.
- Đóng vảy: Khi những nốt mụn, mề đay chảy dịch, khiến vùng da mông bị viêm gây đóng vảy tiết vàng. Lúc này, các vết nứt cũng bắt đầu hình thành, cơn ngứa ngáy bùng phát dữ dội, diễn ra trong thời gian dài.
- Phù nề da: Tiếp theo tình trạng nổi mụn nước ở mông thì bệnh nhân có thể gặp tình trạng phù nề. Điều này khiến cho người bệnh bị nóng rát và càng ngứa ngáy khu vực bị viêm.
- Các triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh bị viêm da cơ địa ở mông còn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, sụt kí nhanh chóng,…
Khi nhận biết bản thân có các triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được bệnh và tránh được các biến chứng, cũng như hạn chế bệnh tái phát gây nhiều vấn đề cho cuộc sống và sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Bị viêm da cơ địa ở mông, hậu môn phải làm sao?
Có nhiều biện pháp điều trị chứng viêm da cơ địa ở mông. Nếu áp dụng sớm, khi bệnh mới khởi phát thì khả năng chữa trị dứt điểm càng cao. Tùy theo tình trạng của từng người mà các biện pháp điều trị sẽ không giống nhau. Thông thường, các biện pháp phổ biến được áp dụng như:
Điều trị viêm da cơ địa ở mông, hậu môn tại nhà
Nếu bệnh mới khởi phát, triệu chứng chưa bùng phát dữ dội, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa ngay tại nhà. Sử dụng thảo dược thiên nhiên được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Không chỉ giúp sát trùng, kháng khuẩn tốt, thảo dược còn giúp dưỡng da, cải thiện nhanh những tổn thương da cho người bệnh.
Biện pháp này sẽ không gây ra tác dụng phụ giống như khi sử dụng thuốc tân dược. Đồng thời, người bệnh cũng tiết kiệm được chi phí điều trị do những loại thảo dược có thể tìm kiếm dễ dàng. Có hai hướng sử dụng là tắm nước lá thảo dược hoặc thoa nước cốt thảo dược lên da. Cụ thể như sau:
Sử dụng lá thảo dược tắm chữa viêm da cơ địa ở mông:
Viêm da cơ địa ở mông không cần phải kiêng tắm, ngược lại cần làm sạch vùng da bị viêm nhiễm để tiêu diệt vi khuẩn, loại sạch bụi bẩn. Tuy nhiên, người bệnh cần tắm rửa đúng cách. Sử dụng các loại lá tắm thay cho xà phòng là cách được nhiều người lựa chọn. Các loại có thể kể đến như:
- Lá chè xanh: Người bệnh hái khoảng 300g lá chè xanh (trà xanh) rửa sạch. Sau đó, cho lá vào nồi, đun cùng với 3 lít nước đến khi sôi thì dừng lại. Để nước nguội, lấy nước tắm như bình thường. Áp dụng mỗi ngày 1 lần. Trường hợp vùng da mông bị tổn thương có hiện tượng tiết dịch, mưng mủ, người bệnh nên đun nhiều lá chè xanh hơn.
- Lá kinh giới: Người bệnh cũng sử dụng khoảng 300g hoặc 400g lá cây kinh giới, rửa sạch. Sau đó cho lá kinh giới vào nồi đun tương tự như cách nấu lá chè xanh. Nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu. Khi nước nguội thì dùng để tắm như bình thường, thực hiện mỗi ngày. Bạn tránh chà xát mạnh vùng da mông đang bị tổn thương.
- Lá sài đất: Sử dụng 100g lá cây sài đất, rửa sạch. Cho lá vào nồi nước 2 lít, đun sôi. Người bệnh có thể gia giảm số lượng lá cây theo nhu cầu. Mỗi ngày thực hiện đều đặn để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Sử dụng nước cốt thảo dược chữa viêm da cơ địa ở mông:
Thay vì sử dụng nước lá cây để tắm, người bệnh cũng có thể lấy nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương. Một số loại như:
- Lá ổi: Hái một nắm lá ổi non, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Đem lá ổi giã nát cùng với 1 ít muối biển, sau đó vắt lấy nước cốt. Người bệnh lấy nước cốt lá ổi thoa lên khu vực da mông đang bị viêm da cơ địa. Lưu ý, trước khi thoa cần vệ sinh da mông, tay sạch sẽ.
- Lá trầu không: Sử dụng một nắm lá trầu không, rửa sạch và giã nát như cách sử dụng lá ổi. Sau đó người bệnh vệ sinh da mông và tay sạch sẽ. Thoa nước cốt thảo dược lên da, để trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 4 – 5 lần mỗi tuần, sau một thời gian tình trạng viêm da, tiết dịch, ngứa ngáy ở mông cải thiện đáng kể.
- Lá rau răm: Người bệnh rửa sạch khoảng 200g lá rau răm, giã nhuyễn với một ít muối và vắt lấy nước cốt. Vệ sinh da mông, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt lá rau răm thoa lên vùng da cần điều trị. Phần bã đắp lớp mỏng lên da sẽ giúp da mau chóng hồi phục.
– Lưu ý: Vì thảo dược thiên nhiên nên biện pháp khắc phục viêm da cơ địa ở mông tại nhà sẽ cần nhiều thời gian. Do đó, người bệnh nên kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, biện pháp này chỉ phù hợp cho trường hợp viêm da cơ địa mới khởi phát. Tình trạng nặng nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp hơn.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?
Điều trị viêm da cơ địa ở mông bằng Đông y
Chữa viêm da cơ địa ở mông bằng Đông y có thể kết hợp giúp người bệnh bồi bổ khí huyết. Theo quan điểm của Đông y, để điều trị phải đi từ căn nguyên của bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, độc tố tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, viêm da hình thành có thể do ngoại tà xâm nhập, do chứng thấp nhiệt nội sinh,…
Do đó, khi chữa bệnh bằng Đông y, các bài thuốc sẽ giúp khắc phục triệu chứng, đồng thời cải thiện nhiều vấn đề cho sức khỏe người bệnh. Một số bài thuốc phổ biến:
- Bài thuốc 1: Sử dụng bồ công anh, sài đất mỗi loại 12g, cam thảo khoảng 4g, kim ngân, thương nhĩ tử mỗi loại 10g. Sắc thuốc và uống khi còn ấm. Mỗi ngày 1 thang đến khi bệnh cải thiện.
- Bài thuốc 2: Sử dụng thổ sâm, đương quy, kinh giới mỗi vị 10g, kết hợp với phòng phong, thạch cao, tri mẫu, ngưu bàng tử mỗi vị 8g, thuyền thoái 6g, cam thảo 4g, cuối cùng là các vị sinh địa, kim ngân, sài đất, bồ công anh, hương truật, thổ phục linh, rau má các loại khoảng 12g. Sắc với 2 lít nước cho đến khi thuốc đặc lại còn ⅔. Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày, sau bữa ăn.
- Bài thuốc 3: Sử dụng đảng sâm, mạch đông, ngân hoa, sài đất, đơn tướng quân, rau má mỗi loại 12g, trúc diệp và hoàng liên mỗi loại 8g, đan sâm 10g. Sắc thuốc uống mỗi ngày.
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm cơ địa ở mông, hậu môn
Thuốc tân dược sẽ phát huy tác dụng tức thời giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, do dược tính mạnh nên có thể gây ra một vài tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Chính vì thế, người bệnh nên thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định để đảm bảo an toàn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn sử dụng cho người viêm da cơ địa ở mông như:
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm da cơ địa ở mông, hậu môn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc được sử dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng sinh quá mức histamin trong cơ thể. Người bệnh không nên tự ý sử dụng có thể gặp tác dụng không mong muốn. Chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc corticoid: Sử dụng dạng thuốc mỡ thoa ngoài da. Loại này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da mông, làm mềm da. Ngoài ra, thuốc còn giúp sát khuẩn, giảm ngứa hiệu quả.
- Kem dưỡng ẩm: Vùng da mông bị viêm da cơ địa khô và bong tróc cần được cấp ẩm. Do đó, một số sản phẩm dưỡng ẩm cũng được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng.
- Viên uống bổ sung: Người bệnh có thể được kê đơn sử dụng thêm viên uống bổ sung vitamin, nếu cần thiết. Chúng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự gây hại của các tác nhân.
Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Nếu gặp hiện tượng bất thường bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.
Nếu áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không còn phát huy tác dụng, tình trạng viêm da cơ địa ở mông ngày càng nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng biện pháp điều trị bằng laser hoặc chiếu ánh sáng để giúp người bệnh ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp hạn chế biến chứng nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Điều cần biết
Cách phòng ngừa tình trạng viêm da cơ địa ở mông, hậu môn
Viêm da cơ địa ở mông là căn bệnh mãn tính có thể tái đi tái lại nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc tốt. Do đó, sau khi điều trị, bạn nên kiểm soát thói quen sinh hoạt và ăn uống để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa căn bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo:
- Các mẩn đỏ ở mông gây ngứa ngáy, tuy nhiên người bệnh không nên cào gãi khu vực này. Bởi, nếu vô tình khiến da trầy xước có thể gây sẹo hoặc khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, khó điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng ngón tay ấn nhẹ nhàng để giảm cơn ngứa.
- Sử dụng nước ấm để tắm, không nên sử dụng nước lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể hòa tan bột yến mạch với nước ấm ngâm mình để khắc phục triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra. Tắm lại với nước ấm và lau khô cơ thể, sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da.
- Lựa chọn xà bông tắm nhẹ dịu, chú ý đến độ pH. Không nên sử dụng loại có chất tẩy rửa mạnh khiến da bị kích ứng.
- Sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế để cơ thể stress, căng thẳng kéo dài. Bởi vì những áp lực cuộc sống có thể làm nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Chính vì thế mà sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các bệnh lý hình thành.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung đa dạng dưỡng chất cho cơ thể.
- Giữ không gian sống trong lành, sạch sẽ, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm cho nơi ở.
- Lựa chọn quần áo phù hợp, chất liệu thấm hút tốt. Giặt phơi nơi có ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
Viêm da cơ địa ở mông là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sức khỏe nếu không có biện pháp khắc phục chứng bệnh này. Để ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn xảy ra, bạn nên đến thăm khám y tế ngay khi có các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, xây dựng lối sống lành mạnh để phòng tránh bệnh tái phát.
Có thể bạn quan tâm
- 12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh
- Bệnh Viêm Da Cơ Địa Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Kính gửi Bác Sỹ! Sau khi em đọc bài viết của bác sỹ thì mới biết mình bị bệnh viêm da cơ địa ở Mông, em đã bị 1 năm rồi cũng có lúc bớt vì em thấy bị thì lại bôi dầu dừa nhưng không bao lâu lại thấy bị đóng sừng và tái lại thường xuyên mức độ lần sau nhiều hơn lần trước, dạo này em bị tai nạn mổ xương chân thì đóng sưng và lại hơi ngứa. Vậy hiện tại em đang điều trị chân đi lại khó khăn nên mong bác sỹ giúp bôi thuốc gì cho mau khỏi ạ. Rất trân trọng mong bác sỹ giúp em.