Dày sừng tiết bã là gì? Thông tin cần biết

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi. Đặc trưng của bệnh lý này là những nốt dày sừng hơi tăng sinh, có hình sáp, sẹo, xuất hiện với màu nâu, đen hoặc màu sáng trên vùng ngực, lưng, vai và mặt. Càng lớn tuổi thì các nốt hình thành trên cơ thể càng nhiều, sẫm màu và có kích thước to hơn.

Dày sừng tiết bã là gì?

Dày sừng tiết bã có tên khoa học là Seborrheic keratosis, verrues seborrhoea. Bệnh lý này chính là một sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư, xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi. Thông thường những nốt dày sừng hơi tăng sinh, có hình sáp, sẹo, xuất hiện với màu nâu, đen hoặc màu sáng trên vùng ngực, lưng, vai và mặt.

Dày sừng tiết bã
Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư

Bên cạnh đó kích thước của các nốt dày sừng cũng rất đa dạng. Chúng có thể xuất hiện từ vài mm đến vài cm. Những người có độ tuổi càng lớn thì các nốt hình thành trên cơ thể càng nhiều, sẫm màu và có kích thước to hơn.

Chứng dày sừng tiết bã không khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng do sự hình thành của những mảng sáp sậm màu trên da.

Ngoài ra đối với những trường hợp có nốt dày sừng tiết bã lớn, người bệnh có thể cảm thấy vướng víu khi mặc quần áo. Khi giảm ngứa bằng cách gãi lên nốt u, người bệnh có thể làm u vỡ ra, dẫn đến chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh dày sừng tiết bã

Trong thời gian đầu, khi bệnh mới xuất hiện, những nốt dày sừng tiết bã sẽ hình thành với dạng phẳng, kích thước nhỏ và có màu nâu sáng trên da. Sau đó những nốt dày sừng sẽ to ra, thay đổi và có hình dạng như mụn cóc, xuất hiện ở nhiều lỗ chân lông. Sau một thời gian khi vùng tổn thương lan rộng, những nốt dày sừng sẽ nhanh chóng chuyển từ màu nâu sáng đến màu nâu tối, cuối cùng là màu đen.

Thông thường, những nốt dày sừng tiết bã sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trong khoảng một thời gian ngắn, khối dày sừng phát triển nhanh và bất thường, người bệnh sẽ nhận thấy một số triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện. Cụ thể:

  • Khối dày sừng hoặc vết loét phát triển nhanh
  • Những nốt dày sừng không lành và có dấu hiệu chảy máu.

Khi nhận thấy những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện, người bệnh nên nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế uy tín và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán xem có phải bệnh ung thư da hay không.

Những nốt dày sừng tiết bã hình thành với dạng phẳng, kích thước nhỏ và có màu nâu sáng trên da
Trong thời gian đầu những nốt dày sừng tiết bã hình thành với dạng phẳng, kích thước nhỏ và có màu nâu sáng trên da

Tham khảo thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng – Ưu, nhược điểm

Chứng dày sừng tiết bã xuất hiện do đâu?

Nguyên nhân chính xác khiến tình trạng dày sừng tiết bã xuất hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên bệnh lý này xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi trên 60, càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh cao, rất hiếm khi gặp ở những người có độ tuổi dưới 40.

Bên cạnh đó các nghiên cứu cho thấy, bệnh dày sừng tiết bã có tính di truyền. Cụ thể những người con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh. Cùng với đó, nguy cơ mắc bệnh ở những người sinh sống và làm việc trong khí hậu nóng sẽ cao hơn so với những người sống và làm việc ở những vùng khí hậu khác.

Ngoài ra bệnh thường hình thành và tiến triển khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài. Đối với trường hợp này, bệnh thường đi kèm với tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dày sừng tiết bã

Bệnh dày sừng tiết bã thường được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bằng cách kiểm tra sự tăng trưởng của da. Thông thường để xác định chẩn đoán hoặc tiến hành loại trừ điều kiện da khác, người bệnh có thể được chỉ định kiểm tra tế bào da dưới kính hiển vi.

Bệnh dày sừng tiết bã không tiến triển và trở thành ung thư. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh tương tự như ung thư da. Trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư da, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết (lấy một mẫu nhỏ của da) để đưa vào phòng thí nghiệm và thực hiện phân tích. Sinh thiết da cũng có thể được thực hiện tại phòng bác sĩ.

Kiểm tra sự tăng trưởng của da
Bệnh dày sừng tiết bã thường được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bằng cách kiểm tra sự tăng trưởng của da

Tham khảo thêm: Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Phương pháp điều trị bệnh dày sừng tiết bã

Thông thường, những bệnh nhân bị dày sừng tiết bã không cần thiết phải áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu do bệnh không gây đau và không làm phát sinh những vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên nếu những nốt dày sừng xuất hiện với kích thước to hơn, hình thành ở những vị trí có thể ma sát với quần áo dẫn đến chảy máu và viêm nhiễm hoặc xảy ra ở những khu vực gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, bệnh nhân có thể tìm đến các chuyên khoa da liễu, gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc và lựa chọn những phương pháp phù hợp giúp điều trị. Những nốt dày sừng tiết bã thường không bắt rễ sau nên quá trình điều trị bệnh thường đơn giản, dễ hồi phục da và ít để lại sẹo.

Những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị dày sừng tiết bã gồm:

  • Đông lạnh bằng nitơ lỏng: Điều trị dày sừng bằng phương pháp phẫu thuật lạnh hay còn gọi là áp lạnh bằng nitơ lỏng có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng trên da và phòng ngừa bệnh tái phát. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách sử dụng tăm bông thấm nitơ lỏng hay sử dụng bình xịt nitơ để tác động lên nốt dày sừng tiết bã. Đông lạnh bằng nitơ lỏng được xác định là phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả và có độ an toàn cao.
  • Sử dụng dụng cụ đặc biệt cạo bề mặt da (curettage): Đối với một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu thực hiện kết hợp phương pháp phẫu thuật lạnh cùng với cách sử dụng dụng cụ đặc biệt cạo bề mặt da. Việc kết hợp điều trị bằng hai phương pháp này sẽ giúp những nốt dày sừng trở nên bằng phẳng và mỏng hơn. Thông thường dao đốt điện chính là dụng cụ được sử dụng để điều trị bệnh.
  • Đốt điện: Để điều trị những nốt dày sừng tiết bã, bệnh nhân có thể được yêu cầu điều trị bằng phương pháp đốt điện. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện một cách đơn độc hoặc được sử dụng kết hợp với kỹ thuật cạo bề mặt da (curettage) với mục đích đẩy nhanh những vết dày sừng tiết bã. Tuy nhiên nếu không được thực hiện một cách chính xác, điều trị dày sừng bằng phương pháp đốt điện có thể để lại sẹo.
  • Laser: Laser có thể được chỉ định với mục đích làm bốc hơi khối sừng dày tiết bã.
Laser có thể được chỉ định với mục đích làm bóc hơi khối sừng dày tiết bã
Laser có thể được chỉ định trong điều trị bệnh dày sừng tiết bã với mục đích làm bốc hơi khối sừng dày

Nhìn chung bệnh dày sừng tiết bã không phải là một bệnh lý nguy hiểm và các phương pháp điều trị thường không cần thiết. Tuy nhiên bệnh nhân có thể tìm đến các chuyên khoa da liễu và tiến hành điều trị khi nốt dày sừng xuất hiện với kích thước lớn gây mất thẩm mỹ hoặc thường xuyên va chạm với quần áo dẫn đến chảy máu và viêm nhiễm. Ngoài ra bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm chẩn đoán khi có nghi ngờ mắc bệnh ung thư da.

Có thể bạn quan tâm

Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Dày sừng nang lông là một tình trạng mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy...

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?

Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều vết sưng...

Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Dày sừng nang lông là một tình trạng mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và...

Dày sừng da dầu là gì?

Dày sừng da dầu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng da dầu là bệnh lý da liễu lành tính. Hình thành khi những tế bào sừng bị kích...

Dày sừng ánh sáng là gì?

Dày sừng ánh sáng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng ánh sáng là tình trạng tăng sinh tế bào da ở khu vực thường xuyên phải tiếp xúc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *