Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh & chăm sóc bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thẩm mỹ của bé. Do đó, cần thăm khám và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được cách chữa cũng như cách chăm sóc bé khi bị viêm da viêm da cơ địa.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

I/ Các thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Nắm rõ các thông tin về viêm da cơ địa trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho con:

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Nguyên nhân

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, các bé từ 2 – 4 tháng tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh có thể xảy ra do yếu tố di truyền hoặc do dị ứng gây ra. Vì vậy, những trẻ đã từng hoặc trong gia đình có người đã từng bị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ còn lại. Có nhiều trường hợp khi đến tuổi thiếu niên, bệnh tự biến mất. Nhưng cũng có nhiều người viêm da cơ địa sẽ tồn tại trong nhiều năm cho đến khi họ trưởng thành hoặc về già.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ bị viêm da cơ địa sẽ có các biểu hiện như: Khô da hoặc tiết dịch, phát ban đỏ hoặc xuất hiện mụn nước ở vùng da trên mặt, sẩn đỏ da đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai. Đồng thời xuất hiện nhiều vảy tiết màu vàng ẩm ướt hoặc các vảy có màu nâu xám khô. Nếu bóc hết lớp vảy, nền da phía dưới thường có màu đỏ khô hoặc tiết dịch. Tình trạng này được gọi là viêm da phía dưới vảy. Các biểu hiện bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi có sự tác động của các yếu tố:

  • Mặc quần áo dày,chất liệu không thoát nhiệt, tắm bằng nước nóng, dùng lò sưởi.
  • Thường xuyên bật điều hòa, dùng xà phòng, thời tiết trở nên khô nóng.
  • Trẻ bị ngứa do lông động vật, cỏ, bụi, các nhãn mác trên quần áo.
  • Do nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn.
  • Các yếu tố khác như môi trường sống ô nhiễm,  hóa chất, yếu tố gây dị ứng…

Những triệu chứng mà bệnh gây ra không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho trẻ. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát trên da khiến bé hay quấy khóc, ăn ngủ không ngon ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa theo sự chỉ định của bác sĩ
Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa theo sự chỉ định của bác sĩ

II/ Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc điều trị của các bệnh da liễu nói chung và viêm da cơ địa nói riêng là cần để bé tránh xa các yếu tố dị ứng có thể khiến bệnh nặng thêm. Sau đó, các mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách. Điều này nhằm vào mục đích:

  • Khắc phục các biểu hiện mà bệnh gây ra như giảm viêm, giảm ngứa.
  • Dưỡng ẩm và tái tạo nước cho làn da.
  • Giúp bảo vệ da.
  • Điều trị và dự phòng nhiễm trùng cho bé.

Các biện pháp kiểm soát cơn ngứa

Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện sẽ khiến bé hay gãi, cào cấu trên da. Nó sẽ làm cho tình trạng viêm da trở nên nặng hơn. Một số trường hợp còn bị bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở trên da. Để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, giúp bé dễ chịu hơn, các mẹ có thể áp dụng cách sau:

  • Dùng băng ướt hoặc đắp khăn ẩm lên vùng da bị bệnh.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé và vệ sinh tay cho con.
  • Khi con cảm thấy ngứa nhiều, các mẹ nên đánh lạc hướng của con bằng cách đùa giỡn, cho xem TV…
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc có thể chỉ định bao gồm: Eumovate, kem mỡ fucidic acid 2%…
Nên dùng kem dưỡng ẩm khi trẻ bị viêm da cơ địa
Nên dùng kem dưỡng ẩm khi trẻ bị viêm da cơ địa

Trong số những biện pháp trên, phương pháp đắp ẩm (băng ướt) được cho là cách giảm ngứa mang lại hiệu quả tốt. Nó được áp dụng khi bệnh không được điều trị bằng cortisone trong khoảng 24 – 48 giờ. Nếu chưa biết cách băng ướt cho bé, các mẹ có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

+ Bước 1: Làm ướt khăn trong hỗn hợp nước ấm có pha dung dịch làm ẩm da. Nếu không dùng khăn thì có thể sử dụng băng để thay thế.

+ Bước 2: Thoa cortisone lên vùng da cần điều trị. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây tổn thương cho da bé.

+ Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân.

+ Bước 4: Cách sử dụng băng ẩm sẽ có sự khác biệt đôi chút tùy vào vị trí cần điều trị. Cụ thể như sau:

  • Nếu là vùng đầu: Sử dụng một cái khăn hình tam giác hoặc một chiếc mũ bằng cotton mềm. Nhúng vào chậu nước mát rồi trùm lên đầu cho bé. Khoảng 5 – 10 phút sau thì tháo xuống.
  • Vùng mặt: Nhúng khăn mềm vào chậu nước mát, vắt cho bớt nước rồi áp lên vùng da bị tổn thương trong thời gian 5 – 10 phút.
  • Vùng da bị tổn thương là lưng, ngực, bụng: Lấy một chiếc áo bằng vải cotton mềm đem nhúng vào nước mát. Sau đó mặc lên người cho bé rồi mặc thêm một chiếc áo ở bên ngoài. Khi thấy chiếc áo ở bên trong khô thì cởi ra, dùng kem dưỡng ẩm để thoa lên. Sau đó mặc quần áo bình thường vào cho trẻ.
  • Đối với vùng tay, chân: Chuẩn bị băng gạc dạng ống mềm (tương tự như chiếc tất nhưng để hở hai đầu) làm ướt bằng nước mát. Tiếp theo, đeo nó vào vùng da bị khô, nổi sẩn ở vùng da tay, chân. Đeo tiếp một ống băng dạng khô ở phía bên ngoài. Khi thấy lớp băng ẩm ở bên trong khô thì tháo ra. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm và mặc đồ bình thường lại cho bé.
Tắm đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng kích ứng da cho trẻ
Tắm đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng kích ứng da cho trẻ

Sử dụng băng ướt sẽ thấy rõ hiệu quả của nó khi được áp dụng liên tục trong thời gian từ 3 – 5 ngày. Việc pha dung dịch dưỡng ẩm da vào nước để thực hiện chườm ẩm sẽ giúp làn da đỡ khô và nổi sẩn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn pha chế đúng cách. Thông thường, các mẹ chỉ nên đắp ẩm cho bé khoảng vài lần một ngày. Tuy nhiên, nếu bị nặng mẹ có thể tăng thêm.

Thoa kem dưỡng ẩm cho làn da

Để khắc phục tình trạng khô da, nổi sẩn, các mẹ nên thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân cho con. Ngay cả khi các triệu chứng trên da đã được chữa lành thì việc thoa kem dưỡng ẩm cũng vẫn rất cần thiết. Trong quá trình lựa chọn kem dưỡng, các mẹ cũng nên chú ý sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ với làn da để tránh gây kích ứng. Trong trường hợp cần điều trị bằng thuốc dạng kem, nên bôi thuốc trước rồi thoa kem dưỡng ẩm lên trên. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bé mắc phải mà các mẹ điều chỉnh số lần thoa kem cho phù hợp. Khi sử dụng, nên dùng một dụng cụ sạch để lấy một lượng vừ đủ thoa, tránh việc lãng phí.

Tắm cho bé đúng cách

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, các mẹ cần chú ý đến nhiệt độ nước để tắm cho bé. Bởi dùng nước quá nóng sẽ khiến da trở nên khô và ngứa nhiều hơn. Vì vậy, chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ vừa phải, chừng 30ºC là tốt nhất.

Việc tắm rửa nên được thực hiện hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn bám trên da. Các mẹ cũng không nên dùng xà phòng để tắm cho con mà thay vào đó, hãy dùng kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể để con ngâm trong bồn tắm hoặc chậu với nước có pha sữa tắm chừng 15 – 30 phút. Điều này sẽ giúp làn da được cung cấp độ ẩm nhiều hơn. Nên tắm cho trẻ vào thời điểm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên, khi đi khám mà có sự chỉ định của bác sĩ thì các mẹ nên thực hiện đúng theo hướng dẫn.

Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, các mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị đúng cách
Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, các mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị đúng cách

III/ Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, các mẹ cũng cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc bé. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Nếu vùng da quanh miệng bị viêm do thức ăn, đồ uống hoặc nước bọt, các mẹ cần vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm.
  • Dùng chăn cotton hoặc các loại chăn dùng cho bé để tránh tình trạng nóng khi ngủ.
  • Không nên để trẻ mặc đồ quá chật và các loại quần áo dày khó thoát nhiệt. Thay vào đó, cần lựa chọn các bộ đồ áo có chất liệu cotton mềm mại. Thêm vào đó, cắt bỏ nhãn dán trên quần áo để tránh gây kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ để tạo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ. Các mẹ cũng nên hạn chế dùng điều hòa, lò sưởi để tránh gây khô da, nóng da.
  • Không sử dụng các chất kích thích cho da như xà phòng, chất tẩy rửa. Vì chúng dễ làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Nếu sau 2 ngày, các triệu chứng viêm da dị ứng không thấy cải thiện hoặc có biểu hiện nhiễm trùng thì nên đưa bé đi khám để nhận được sự chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Do đó, nếu các mẹ thấy bé yêu nhà mình có những biểu hiện bất thường thì nên có những biện pháp điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm

Hé lộ công dụng của dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa

Ngứa và khô da là triệu chứng điển hình ở người bị viêm da cơ địa. Dầu dừa được xem...

Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thực Hư Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đẩy Lùi Viêm Da Cơ Địa Sau Liệu Trình Đầu?

Trong thời gian gần đây, các bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa đia thu hút rất...

Cảnh báo 5 nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường hay mắc phải

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng trong đời sống. Thường mắc phải nhất là nhóm nguyên nhân...

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm cho bé viêm da cơ địa loại nào tốt là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Bởi...

chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng – Ưu, nhược điểm

Lá bàng nhờ có chứa những thành phần hóa học có dược tính cao mà được sử dụng rộng rãi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.