Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Cách phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đa phần những người bị viêm da tiếp xúc đều có chung thắc mắc là không biết liệu bệnh lý này có lây nhiễm không? Bởi những tổn thương trên da nếu không chăm sóc tốt thường có xu hướng lan tỏa rộng và trở nên nghiêm trọng. Thông tin được tổng hợp trong bài viết bên dưới sẽ lý giải cụ thể hơn về vấn đề này.

viêm da tiếp xúc có lây không
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Giải đáp

Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh viêm da kích hoạt các triệu chứng phát ban đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước khi trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân kích ứng hay dị ứng. Tác nhân có thể bao gồm: hóa mỹ phẩm, phấn hoa, ánh sáng mặt trời, kim loại, nọc độc côn trùng, mủ nhựa thực vật.

Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích thì tổn thương da sẽ bắt đầu kích hoạt. Các vết phát ban hay nốt mụn nước thường mọc khu trú hoặc rải rác ngay tại vùng da có tiếp xúc. Đi kèm với đó là tình trạng nóng rát tại chỗ, sưng viêm, đau nhức và ngứa ngáy.

Nhiều người bệnh lo lắng không biết liệu bệnh viêm da tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm hay không? Theo chuyên gia chia sẻ, bệnh viêm da tiếp xúc thường liên quan đến các yếu tố như gen di truyền, cơ địa và hệ thống miễn dịch cùng với các tác nhân gây kích thích. Chính vì thế mà bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bạn không cần quá lo lắng nếu không may có tiếp xúc với vùng da bị bệnh của người bị viêm da tiếp xúc. Thay vì lo lắng, hãy chú ý xây dựng lối sống khoa học, chăm sóc và bảo vệ da thật tốt để có thể phòng ngừa bệnh.

Tuy nhiên, cần cẩn trọng hơn khi bệnh có kích hoạt bội nhiễm trên vùng da tổn thương. Trường hợp có nhiễm trùng thì tổn thương da sẽ rất dễ lây lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh trên cơ thể người bệnh. Đồng thời nếu có tiếp xúc trực tiếp qua da chạm da thì vi khuẩn và vi nấm cũng có thể lây sang người khác.

Bệnh viêm da tiếp xúc không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến da tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Trường hợp sớm điều trị và chăm sóc tốt thì tổn thương da thường sẽ được cải thiện sau khoảng 2 – 4 tuần. Còn nếu không nghiêm túc điều trị thì các vấn đề nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh, cản trở quá trình chữa lành tổn thương da. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng như viêm da thần kinh, nhiễm trùng, hoại tử da hay để lại sẹo vĩnh viễn…

Tham khảo: Bị Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Cần làm gì khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc?

Khi bị viêm da tiếp xúc, để hạn chế tổn thương trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với dị nguyên

Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, mủ, nọc độc côn trùng… bạn cần rửa sạch da với nước sạch hay nước muối sinh lý. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và hạn chế mức độ thương tổn trên da.

viêm da tiếp xúc lây không
Hãy làm sạch da với xà phòng kháng khuẩn sau khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích

Thực tế cho thấy, để dị nguyên tồn tại lâu trên da thường gây tổn thương sâu, các triệu chứng sẽ bùng phát mạnh và có xu hướng lan tỏa nhanh chóng. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh tiến triển phức tạp, khó điều trị và cần thời gian dài để có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Kịp thời sử dụng thuốc

Sau khi làm sạch da để loại bỏ dị nguyên, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Sử dụng thuốc được xem là liệu pháp điều trị chính đối với bệnh viêm da tiếp xúc.

Dùng thuốc sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, làm giảm ngứa ngáy, đau nhức, tránh tổn thương lan tỏa trên diện rộng. Cùng với đó là ngăn ngừa và ức chế tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da tổn thương.

Ngoài ra, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả điều trị. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phát sinh tác dụng phụ hay các tình huống rủi ro.

Xem chi tiết: 10 Loại Thuốc Trị Viêm Da Tiếp Xúc Hiệu Quả Nhất (Dạng Uống và Bôi)

3. Chăm sóc và bảo vệ da

Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da khi bị viêm da tiếp xúc. Chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ khắc phục triệu chứng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho làn da.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:

  • Xác định và cách ly với các yếu tố nguyên nhân có khả năng làm bùng phát bệnh. Tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố này có thể sẽ khiến tổn thương da nặng nề, làm tăng nguy cơ trợt loét và bội nhiễm.
  • Khi tổn thương da đã khô lại và đóng mài, bạn cần chú ý thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm dịu da, tránh bong tróc, thúc đẩy quá trình phục hồi và giảm hình thành thâm sẹo.
  • Uống nhiều nước, tăng cường các sức phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega để nâng cao miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục da.
  • Cần hạn chế tiêu thục thực phẩm dễ gây dị ứng hay làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm như hải sản, thịt bò, thực phẩm giàu chất béo, đậu phộng, gạo nếp…
  • Hạn chế cào gãi và chà xát lên vùng da đang bị tổn thương, đồng thời mặc quần áo và mang giày dép rộng thoáng.
  • Dùng kem chống nắng, mặc áo khoác, che dù và mang khẩu trang khi di chuyển dưới trời nắng. Với kem chống nắng cần lưu ý chọn loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
Chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc
Chú ý chăm sóc và dưỡng ẩm cho da để giảm nhẹ triệu chứng và tăng hàng rào bảo vệ da

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc bùng phát, cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây:

  • Sau khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng hay mủ thực vật, cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước và xà phòng kháng khuẩn để làm giảm nguy cơ gây tổn thương da.
  • Trường hợp phải tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, dung môi công nghiệp, xi măng hãy chú ý mang bao tay, mang ủng và mặc đồ bảo hộ lao động.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phun xịt côn trùng định kỳ để giảm nguy cơ kích ứng da do tiếp xúc với các tác nhân như nấm mốc, phấn hoa, nọc độc côn trùng…
  • Côn trùng và nhiều loài bò sát thường bị hấp dẫn bởi ánh sáng. Chính vì thế, khi ngủ bạn nên tắt đèn để tránh côn trùng vào nhà và cắn.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm, chăm sóc và bảo vệ da để duy trì một làn da ẩm mượt và khỏe khoắn. Từ đó sẽ hỗ trợ làm giảm mức độ ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời hay các tác nhân gây hại.
  • Vệ sinh da đúng cách, chú ý thay đổi các sản phẩm chăm sóc da nếu chúng có chứa những thành phần dễ gây kích ứng.
  • Ăn uống khoa học, kiểm soát căng thẳng, stress, sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng và cải thiện tốt sức khỏe.

Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị viêm da tiếp xúc có lây không? Đồng thời chỉ ra cách xử lý cũng như phòng ngừa bệnh lý này. Nếu sớm phát hiện, điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da sẽ nhanh chóng được cải thiện. Cùng với đó, dự phòng tốt sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái diễn.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm da dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phổ biến hiện nay

Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý

Theo ước tính, trung bình ở một người trưởng thành sẽ sử dụng ít nhất bảy loại sản phẩm chăm...

3 Loại Kem Bôi Trị Viêm Da Dị Ứng Được Nhiều Người Sử Dụng

Kem bôi trị viêm da dị ứng là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất mà người bệnh thường...

Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi hàng nghìn yếu tố dị nguyên khác nhau....

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng thời tiết là nỗi lo của nhiều người khi thời tiết thay đổi. Đây là một...

bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da tiếp xúc chiếm tỉ lệ 1,5 đến 5,4% dân số thế giới. Căn bệnh này gây ra...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *