Viêm xoang nặng – Triệu chứng và cách điều trị cấp tốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm xoang nặng là hiện viêm gây sưng hoặc đau ở hốc xoang kéo dài hơn 12 tuần. Bệnh nếu không phát hiện và khắc phục sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực.

Viêm xoang nặng

Viêm xoang nặng là gì?

Viêm xoang nặng hay còn gọi là viêm xoang mãn tính là triệu chứng viêm xoang kéo dài từ 10 ngày, ba tháng trở lên hoặc có dấu hiệu tái phát thường xuyên. Bệnh có thể gây được gây ra bởi yếu tố nhiễm trùng hoặc cũng do sự phát triển của polyp mũi.

Viêm xoang nặng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh nếu không được chữa trị đúng cách và đúng thời điểm có thể tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biêt, viêm xoang nặng có thể gây xuất hiện biến chứng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xương, da hoặc tác động đến tầm nhìn. Vì vậy, khi mắc bệnh, người bệnh nên nhờ sự can thiệp từ y khoa ngay từ đầu.

Nguyên nhân gây viêm xoang nặng

Bệnh hình thành có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Bệnh vách ngăn mũi: Là hiện tượng xuất hiện vách ngăn ở mũi, làm chặn đường thông xoang khiến triệu chứng bệnh viêm xoang trở nên phức tạp hơn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, làm tăng khả năng mắc bệnh viêm xoang. Nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây nên.
  • Polyp mũi: Là hiện tượng xuất hiện khối u trong mũi. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, khối u có thể phát triển gây tắc nghẽn mũi xoang dẫn đến viêm
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh nếu không được khắc phục tốt có thể gây biến chứng viêm xoang

Yếu tố nguy cơ gây viêm xoang nặng

Viêm xoang nặng khởi phát có thể do các yếu tố nguy cơ sau đây gây nên:

  • Nhiễm trùng răng
  • Hen suyễn
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mắc bệnh xơ nang hoặc HIV/AIDS
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí hoặc môi trường ô nhiễm
  • Do dị ứng với thuốc, đặc biệt là Aspirin

Triệu chứng viêm xoang nặng

Viêm xoang cấp tính thường là do nhiễm trùng nhẹ hoặc cảm lạnh thông thường gây nên. Bệnh thường tự khỏi sau 10 ngày nhưng đối với viêm xoang nặng, dấu hiệu bệnh thường kéo dài ít nhất 12 tuần. Ngoài các biểu hiện chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi hoặc hắt hơi giống như viêm xoang cấp, người bị viêm xoang nặng cũng có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Viêm mũi
  • Chất dịch đặc, đổi sang màu vàng
  • Nghẹt mũi gây khó thở
  • Sưng đau quanh mắt, má, mũi hoặc trán
  • Khứu và vị giác giảm
  • Đau nhức ở tai
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Cơ thể mệt mỏi
Triệu chứng viêm xoang nặng
Viêm xoang nặng xuất hiện với triệu chứng chảy nước mũi, đau nhức ở mũi hoặc nghẹt mũi,…

Viêm xoang nặng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám khi gặp phải các biểu hiện hoặc vấn đề sau:

  • Viêm xoang tái phát nhiều lần và không đáp ứng điều trị
  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 10 ngày
  • Người bệnh bị đau đầu dữ dội
  • Sốt hoặc sưng đau ở trán, mắt
  • Cổ cứng, tầm nhìn bị ảnh hưởng

Biến chứng viêm xoang nặng

Viêm xoang ở mức độ nặng thường được chữa trị kịp thời nên rất hiếm gây biến chứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể gây các vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Nhiễm trùng: Biến chứng này mặc dù không xuất hiện thường xuyên nhưng bệnh nhân nên cẩn thận. Tốt nhất nên điều trị sớm, bởi bệnh nếu không chăm sóc tốt có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng trong xương nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến thị giác: Viêm xoang ở mức độ nặng nếu không kiểm soát hiệu quả, nhiễm trùng có thể lan rộng đến hốc mắt làm giảm thị lực. Thậm chí, bệnh có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Chẩn đoán viêm xoang nặng

Để chẩn đoán bệnh viêm xoang nặng, ngoài dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý, nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dị ứng: Bao gồm xét nghiệm dị ứng da để chẩn đoán viêm xoang nặng có phải do dị ứng gây nên hay không. Xét nghiệm da khá an toàn và nhanh chóng, không gây ảnh hưởng phụ đến bệnh nhân
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp MRI hoặc chụp CT về cấu trúc mũi xoang giúp xác định chính xác mức độ viêm hoặc tắc nghẽn ở hốc xoang.
  • Nội soi: Sử dụng ống nhỏ linh hoạt có gắn camera luồn qua mũi. Dựa vào hình ảnh truyền về máy tính, bác sĩ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây viêm xoang nặng
  • Lấy dịch mũi đi nuôi cấy: Biện pháp chẩn đoán này không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bệnh không đáp ứng điều trị mà ngày càng nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy dịch mũi đi nuôi cấy và phân tích. Từ đó giúp xác định nguyên nhân gây bệnh do nấm, vi khuẩn hoặc tác nhân khác

Điều trị viêm xoang nặng

Bên cạnh áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc sau đây cho bệnh nhân sử dụng:

  • Thuốc Corticosteroid nhỏ mũi: Thuốc xịt mũi có tác dụng làm loãng dịch nhầy giúp thông xoang. Đồng thời, thuốc còn chứa một số hoạt chất giúp điều trị viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Một số loại thuốc Corticosteroid nhỏ mũi thường được chỉ định dùng như Budesonide, Flnomasone, Beclomethasone, Triamcinolone và Mometasone. Khi dùng thuốc, bệnh nhân nên chú ý thời gian sử dụng. Không nên dùng kéo dài tránh thuốc gây tác dụng phụ.
  • Thuốc điều trị giải mẫn cảm Aspirin: Trong trường hợp viêm xoang nặng do nhạy cảm Aspirin, nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc giải mẫn cảm loại thuốc này cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, liều dùng thuốc cần dùng đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống hoặc tiêm: Thuốc có tác dụng trong trường hợp viêm xoang nặng hoặc viêm xoang xoang kèm polyp mũi. Thế nhưng, thuốc Corticosteroid đường uống và tiêm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa phản ứng phụ, bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc cần thiết cho trường hợp viêm xoang nặng do nhiễm trùng vi khuẩn. Tùy vào mức độ viêm mà nhân viên y tế sẽ kê loại kháng sinh và liều dùng thích hợp ở từng đối tượng bệnh.
Điều trị viêm xoang nặng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm xoang nặng bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Trong trường hợp sử dụng thuốc nhưng triệu chứng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, phẫu thuật xoang có thể là lựa chọn cần thiết. Cách làm này không chỉ giúp kiểm soát đau nhức mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn hốc xoang mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật phù hợp.

Thông thường, để thúc đẩy thoát nước mở rộng lỗ xoang hẹp, phẫu thuật xoang nội soi là biện pháp được ưu tiên. Bởi thủ thuật thực hiện đơn giản, ít gây biến chứng sau mổ. Đối với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, có cấu tạo linh hoạt kèm ánh sáng đưa vào xoang mũi, giúp loại bỏ viêm ở xoang.

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang nặng

Để ngăn ngừa viêm xoang chuyển nặng, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tránh xa khói bụi ô nhiễm và khói thuốc lá: Theo một số nghiên cứu, khói thuốc lá và khói bụi từ môi trường ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến triệu chứng viêm xoang thêm nặng, gây khó khăn trong việc chữa trị.
  • Tránh nhiễm trùng đường hô hấp: Người bệnh nên giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm lạnh. Bởi đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang nặng. Để ngăn ngừa cảm lạnh, bệnh nhân nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt nên vệ sinh tay bằng xà phòng trước hoặc sau khi ăn, đi vệ sinh. Đồng thời, nên giảm tiếp xúc với bệnh nhân bị cảm lạnh.
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Bệnh nhân nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí trong nhà không bị khô ráo, giúp ngăn ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, khi dùng máy tạo ẩm nên vệ sinh sạch sẽ tránh bụi, vi khuẩn hoặc nấm bám khiến bệnh thêm nặng.
  • Tránh xa chất dị ứng: Viêm xoang hình thành một phần là do chất dị ứng gây nên. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ, bệnh nhân nên tránh xa các chất gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm,…

Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân có thể thực hiện các chiến lược sau đây để giảm đau do viêm xoang gây nên.

  • Rửa mũi bằng nước muối 2 lần mỗi tuần. Không nên rửa thường xuyên tránh làm khô niêm mạc mũi khiến bệnh thêm trầm trọng
  • Dùng hơi nước nóng xông mũi giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn, khó chịu do bệnh gây nên
  • Dùng thuốc nhỏ mũi để giảm áp lực trong xoang. Tuy nhiên, chỉ nên dùng theo đúng hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ
  • Kiêng những loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như cồn, bia hoặc thức ăn chứa nhiều đường

Viêm xoang nặng thường gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần xác định nguyên nhân gây bệnh cơ bản để có biện pháp điều trị chủ động, tránh bệnh chuyển nặng và thường xuyên tái phát.

→ Có thể bạn quan tâm:

Xin hỏi bệnh viêm xoang có lây không bác sĩ?

Người bị viêm xoang thường phải gánh chịu những cơn đau nhức mỗi khi bệnh tái phát. Chính vì bị...

Quả dứa có khả năng chữa khỏi bệnh viêm xoang.

Chữa viêm xoang bằng dứa – mẹo hay không phải ai cũng biết

Quả dứa là một loại trái cây không còn xa lạ với chúng ta. Nó cung cấp nhiều vitamin, chất...

3 Cách Trị Viêm Xoang Bằng Mật Ong Đơn Giản Vô Cùng

Mẹo tự nhiên trị viêm xoang bằng mật ong có thể cải thiện và làm thuyên giảm triệu chứng đau...

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang hàm và hướng điều trị

Bệnh viêm xoang hàm: Tổng quan về bệnh và điều trị

Trong số các dạng viêm xoang, viêm xoang hàm được cho là dạng phổ biến nhất. Các triệu chứng của...

Block xoang nhĩ là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Block xoang nhĩ là bệnh lý xảy ra khi có sự bất thường trong hoạt động truyền phát xung điện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.