Lệch vách ngăn mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tình trạng vách ngăn mũi bị lệch có thể khiến đường thở bị thu hẹp, thậm chí là gây tắc nghẽn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn lựa chọn được những hướng điều trị phù hợp. Đồng thời có thể chủ động đề ra được các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Lệch vách ngăn
Tìm hiểu về chứng lệch vách ngăn mũi và cách điều trị

I/ Tìm hiểu về chứng lệch vách ngăn lỗ mũi

1. Hiểu như thế nào về chứng lệch vách ngăn lỗ mũi?

Mũi của chúng ta được chia thành 2 phần bằng một vách ngăn mũi. Đây là bộ phận được cấu tạo từ các sụn và xương, kéo dài từ mũi đến vòm họng và dài khoảng 8cm. Vì một lý do nào đó tác động vào làm cho vách ngăn này bị lệch sang một bên khiến một trong hai đường mũi bị thu hẹp, gây khó thở và có thể làm tắc đường thở. Tình trạng này được gọi là lệch vách ngăn lỗ mũi.

Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra một cách dễ dàng hơn.

2. Nguyên nhân

Vách ngăn lỗ mũi bị lệch thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Bị dị tật bẩm sinh: Một số trường hợp bị lệch vách ngăn mũi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó khi sinh ra, những đứa trẻ này đã bị lệch vách ngăn mũi.
  • Chấn thương ở mũi: Lệch vách ngăn mũi cũng có thể là kết quả của một cú va chạm mạnh nào đó đến vùng mũi, khiến cho vách ngăn của mũi bị lệch khỏi vị trí tự nhiên của nó. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chấn thương vùng mũi như bị ngã, bị các vật như bóng đá, bóng bàn… va đập vào hoặc bị tai nạn.

3. Triệu chứng

Người bệnh bị lệch vách ngăn mũi thường có các biểu hiện như sau:

  • Chảy máu mũi: Vách ngăn của mũi bị lệch có thể làm cho lớp niêm mạc của bộ phận này bị kích ứng hoặc khô lại làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
  • Tắc nghẽn lỗ mũi: Khi vách ngăn bị lệch sang một bên sẽ làm cho lỗ mũi bị thu hẹp lại, thậm chí còn làm tắc lại khiến người bệnh không thể thở được.
  • Thở khò khè và to khi ngủ:  Triệu chứng này thường hay gặp ở các đối tượng mắc bệnh là trẻ em. Ngoài ra, những trẻ bị viêm mô lớp niêm mạc bên trong mũi cũng thường xuất hiện tình trạng này.
  • Đau mặt: Sự dịch chuyển vị trí của vách ngăn mũi có thể ảnh hưởng đến các cơ trên mặt, làm cho vùng mặt bị đau.
  • Chảy nước mũi: Đây cũng là một trong những triệu chứng có thể gặp ở những người bị lệch vách ngăn mũi. Dịch nhầy được tiết ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mũi.

Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể làm cho người bệnh ngưng thở trong lúc ngủ, điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Một quá trình lão hóa tự nhiên của mũi có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của mũi, làm cho vách ngăn mũi bị lệch ngày càng bị tổn thương theo thời gian. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể nặng thêm khi bị viêm mũi hoặc bị các vấn đề về mũi.

3. Biến chứng

Lệch vách ngăn mũi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, cụ thể như sau:

  • Khô miệng: Vì khi vách mũi bị lệch, đường thở của mũi bị thu hẹp gây khó thở khiến cho người bệnh thường xuyên phải thở bằng đường mũi.
  • Có cảm giác tắc nghẽn hoặc áp lực trong mũi.
  • Ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị gián đoạn.

II/ Chẩn đoán và điều trị lệch vách ngăn mũi

Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng lệch vách ngăn mũi
Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng lệch vách ngăn mũi

Khi mắc bất cứ chứng bệnh nào, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi, không mất nhiều công sức và thời gian để điều trị. Đồng thời, tránh được nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra. Với chứng lệch vách ngăn mũi, bạn sẽ được chẩn đoán và được điều trị bằng các phương pháp sau:

1. Chẩn đoán

Việc tiến hành chẩn đoán lệch vách ngăn mũi được tiến hành khá dễ dàng. Các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt có gắn đèn sáng và cả camera để soi vào lỗ mũi. Từ việc quan sát trực tiếp các bộ phận trong mũi, bác sĩ sẽ phát hiện ra được những vấn đề bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định chẩn đoán bằng cách quan sát tình trạng niêm mạc mũi trước và sau khi dùng thuốc xịt mũi. Dựa trên những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất về mức độ bệnh tình của bạn và đưa ra được các hướng điều trị phù hợp.

2. Điều trị

Lệch vách ngăn mũi thường được điều trị bằng các biện pháp sau đây:

♦ Sử dụng thuốc tây:

Đây là phương pháp điều trị ban đầu cho những người bị lệch vách ngăn mũi, nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh tạo điều kiện cho việc áp dụng các phương pháp điều trị sau được diễn ra thuận lợi. Thông thường, các loại thuốc được dùng bao gồm:

  • Thuốc thông mũi: Tác dụng của loại thuốc này là làm giảm sưng tấy ở lớp niêm mạc mũi, giúp khơi thông đường thở. Các loại thuốc này thường có sẵn ở dạng xịt. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải cẩn trọng và thực hiện đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, vì dùng sai cách có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng histamin: Nếu bị lệch vách ngăn mũi, có thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc kháng histamin. Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng của dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi vì vậy nó cũng sẽ có tác dụng làm giảm tắc nghẽn trong mũi, giúp lưu thông trong đường thở.
  • Các loại thuốc xịt mũi chứa steroid: Dạng thuốc xịt mũi corticosteroid được sử dụng theo toa nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm trong lớp niêm mạc mũi. Có thể mất khoảng 2 – 3 tuần sử dụng thì loại thuốc này mới mang lại tác dụng. Do đó bạn cần tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng, tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

♦ Phẫu thuật:

Nếu các triệu chứng bệnh vẫn còn tiếp diễn sau khi được điều trị bằng thuốc, bạn có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật để sửa lại vách ngăn bị lệch. Phẫu thuật tự hoại thường được sử dụng để điều trị vấn đề này. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ định vị lại vị trí của vách ngăn mũi.

Sau khi phẫu thuật, mức độ hồi phục của người bệnh có nhanh hay không còn phụ thuộc vào mức độ lệch độ của vách ngăn nặng hay nhẹ. Thường thì sau một thời gian điều trị, các biểu hiện của bệnh mà đặc biệt là chứng nghẹt mũi sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro, vì thế hãy trao đổi với các bác sĩ về vấn đề này trước khi thực hiện.

III/ Cách ngăn ngừa nguy cơ bị lệch vách ngăn mũi

Ngoài những trường hợp mắc bệnh vì bị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ thì với các trường hợp khác, các bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa chấn thương ở vùng mũi. Cụ thể:

  • Đội mũ bảo hiểm hoặc thắt dây an toàn khi tham gia giao thông.
  • Cần phải hết sức cẩn thận khi tham gia các môn thể thao hoặc các trò vui chơi như bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá,…
  • Vệ sinh vùng mũi sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hướng dẫn dùng cây xạ can chữa viêm họng hạt đúng cách

Xạ can (hay còn gọi là rẻ quạt) là vị thuốc có tính hàn, có khả năng giải độc, tiêu...

Cách Lấy Bã Đậu Amidan Đơn Giản Tại Nhà Loại Bỏ Triệt Để

Bã đậu amidan hình thành bên trong vòm họng và quanh amidan sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi...

bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Bạn đã biết gì về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn?

Viêm họng liên cầu khuẩn (tên khác: viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn) là một căn bệnh thường gặp...

Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy...

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.