Viêm nắp thanh quản: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Theo các nghiên cứu mới đây tại Hoa Kỳ, viêm nắp thanh quản là căn bệnh đang rất phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra, trẻ em mắc bệnh viêm nắp thanh quản là đối tượng có nguy cơ tử vong rất cao, chiếm khoảng 6%.

Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản là tình trạng viêm nhiễm rất hiếm gặp nhưng để lại biến chứng vô cùng nghiêm trọng

Bệnh viêm nắp thanh quản là gì?

Viêm nắp thanh quản là hiện tượng viêm sưng biểu mô ở dưới đáy lưỡi. Đây là một bệnh có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nắp thanh quản được tạo thành từ sụn và có nhiệm vụ như một van để ngăn thức ăn và chất lỏng xâm nhập vào khí quản khi thực hiện các hoạt động ăn uống.

Các biểu mô tại nắp thanh quản bị viêm, sưng có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí là ngăn đường thở. Vì vậy, khi bạn nghi ngờ mình có các dấu hiệu của viêm nắp thanh quản thì hãy lập tức nhờ đến sự hỗ trợ y tế gần nhất. Theo các tài liệu y khoa, bệnh viêm nắp thanh quản là căn bệnh rất phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ dễ dẫn đến biến chứng hô hấp hơn so với người lớn.

Nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu và khá phổ biến đối với bệnh viêm nắp thanh quản. Các vi khuẩn này tiếp xúc với cơ thể qua đường không khí, sau đó xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Chủng vi khuẩn phổ biến nhất ở đây là Haemophilusenzae type b (Hib), Streptococcus A , B hoặc C hoặc Streptococcus pneumoniae được lây lan trong không khí.

Bệnh viêm nắp thanh quản còn được gây nên bởi các loại virus gây bệnh như zona, thủy đậu, phát ban hoặc nhiễm trùng nấm men hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản còn bao gồm một số nguyên nhân như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá.
  • Hít phải hóa chất hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Nuốt phải dị vật.
  • Cổ họng bị bỏng nước sôi hoặc do các tác động nhiệt khác.
  • Cổ họng bị chấn thương do nhiều nguyên nhân.

Các triệu chứng của viêm nắp thanh quản

Các triệu chứng của viêm nắp thanh quản ở người lớn và trẻ em cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, bệnh thường bùng phát sớm ở trẻ em, còn đối với người lớn thì triệu chứng bệnh phát triển qua nhiều ngày.

– Triệu chứng của bệnh viêm nắp thanh quản thường gặp ở trẻ em bao gồm:

  • Sốt cao
  • Triệu chứng viêm đau suy giảm khi nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng.
  • Viêm họng.
  • Giọng khàn.
  • Thường chảy nước dãi.
  • Khó nuốt.
  • Nuốt đau, vướng.
  • Người bồn chồn.
  • Khó thở, thở khò khè, thở bằng đường miệng.

– Triệu chứng phổ biến ở người lớn gồm:

  • Sốt.
  • Khó thở.
  • Nuốt thức ăn bị vướng, đau.
  • Giọng nói khàn hoặc bị biến dạng.
  • Hơi thở gấp, hơi thở có tiếng khò khè.
  • Đau họng nghiêm trọng.
  • Khó thở nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản gây đau đớn và làm hạn chế hô hấp

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nắp thanh quản có nguy cơ chặn đường thở hoàn toàn. Điều này được biểu hiện rõ với làn da xanh do thiếu oxy của cơ thể. Đây là tình trạng nguy kịch và cần được chăm sóc y tế ngay. Nếu nhận thấy một trong số những dấu hiệu trên, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn khắc phục kịp thời.

Biến chứng viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản là một dạng nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Không những vậy, nó còn làm tăng nguy cơ gây biến chứng như sau:

– Suy hô hấp: Biểu mô là một “nắp” nhỏ có khả năng di chuyển ngay phía trên thanh quản nhằm ngăn thức ăn và đồ uống không rơi vào khí quản. Nhưng nếu vùng nắp thanh quản bị viêm do nhiễm trùng hoặc chấn thương làm cho đường thở bị thu hẹp và có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy hô hấp rất cao – nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao do lượng oxy trong máu suy giảm đột ngột hoặc do lượng carbon dioxide trở nên quá mức.

– Nhiễm trùng lan rộng: Các vi khuẩn gây viêm nắp thanh quản có thể dẫn đến các nhiễm trùng ở nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Chẩn đoán viêm nắp thanh quản

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán khẩn cấp dựa vào các biểu hiện thực thể và tiền sử bệnh. Nếu nghi ngờ bạn có dấu hiệu viêm nắp thanh quản, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau đây để hỗ trợ chẩn đoán bệnh cụ thể hơn:

  • Chụp X-quang cổ họng và ngực để xem mức độ tấn công của vi khuẩn và các nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tế bào biểu mô để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Khám cổ họng bằng phương pháp nội soi.

Ai có nguy cơ bị viêm nắp thanh quản?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm nắp thanh quản. Tuy nhiên, những đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với thông thường. Cụ thể như sau:

Trẻ em:

Dựa vào báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ viêm nắp thanh quản rất cao, chiếm khoảng 6%. Nhưng nhìn chung, trẻ từ 1 – 6 tuổi, người lớn, người già trên 80 tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh khi chưa tiêm vacxin Hib.

Đối tượng bị viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản rất phổ biến ở trẻ em

Nam giới:

Nam giới có nhiều khả năng bị viêm nắp thanh quản hơn so với nữ giới. Song chưa có bất cứ nghiên cứu nào đưa ra dẫn chứng cụ thể về vấn đề này.

– Người thường làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

Môi trường ô nhiễm cũng là một trong số những nguy cơ gây ra chứng viêm nắp thanh quản. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường khí thải, hóa chất độc hại sẽ làm tăng sự tiếp xúc của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

– Người có hệ miễn dịch yếu:

Hệ thống miễn dịch dễ suy yếu của cơ thể bạn rất khó chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm nắp thanh quản dễ phát triển hơn. Bệnh nhân bị tiểu đường, viêm khớp thấp, bệnh nhân HIV là những minh chứng cụ thể.

Phương pháp điều trị viêm nắp thanh quản

Khi bác sĩ xác định bạn đã bị viêm nắp thanh quản thì phương pháp điều trị đầu tiên được thực hiện đó là theo dõi nồng độ oxy bằng thiết bị đo oxy và bảo vệ đường thở.

– Trường hợp nồng độ oxy trong máu quá thấp, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ lượng oxy bổ sung qua mặt nạ hoặc ống thở.

– Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa ra một số phương pháp điều trị như sau:

  • Truyền dịch có chứa nguồn dinh dưỡng và hydrat hóa cho đến khi bạn có thể nuốt lại.
  • Tiêm kháng sinh khống chế các nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Sử dụng thêm thuốc chống viêm, cụ thể là corticosteroid nhằm ngăn ngừa triệu chứng viêm sưng ở cổ họng.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mở khí quản. Phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một cây kim để chèn vào khí quản để giúp cho hệ hô hấp làm việc bình thường và ngăn ngừa chứng suy hô hấp.

Các phương pháp điều trị viêm nắp thanh quản cần có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ, người có kinh nghiệm chuyên môn. Tuyệt đối, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp này khi chưa được chỉ định cụ thể.

Ngăn ngừa viêm nắp thanh quản bằng cách nào?

Viêm nắp thanh quản là bệnh lý có thể ngăn ngừa được. Cụ thể bằng những hành động sau:

  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi cần được tiêm vacxin Hib. Thông thường, trẻ được tiêm 1 mũi Hib từ tháng 2, 4 và tháng thứ 6. Trẻ được tiêm 1 mũi tăng cường vào tháng thứ 12.
  • Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn bằng xà phòng nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
  • Không nên sử dụng đồ dùng cá nhân, ly uống nước, bàn chải đánh răng với người khác.
  • Duy trì sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi và làm việc một cách khoa học.
  • Kiểm soát tình trạng bệnh lý mãn tính.
  • Thăm khám sức khỏe theo định kỳ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm nắp thanh quản. Mong rằng những bài viết này có thể giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin tham khảo của bạn. Lưu ý Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán nào có thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

viêm thanh quản xuất tiết

Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản mãn tính xuất tiết là tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở thanh quản đi kèm với...

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em thường chỉ kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày, sau đó...

10 Biện pháp điều trị viêm thanh quản ngay tại nhà

Viêm thanh quản khiến giọng nói thay đổi, thường có xu hướng khàn và trầm hơn bình thường. Nếu triệu...

Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm thanh quản mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *