Phòng và điều trị viêm thanh quản ở trẻ dưới 12 tháng tuổi
Viêm thanh quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị thì chăm sóc trẻ đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng. Nó không những giúp bệnh mau lành mà còn có thể phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh cho con. Vậy trẻ nhỏ bị viêm thanh quản cần phải làm sao? Cần phòng ngừa như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Cách phòng bệnh viêm thanh quản ở trẻ em
Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh có thể gây khó thở trầm trọng. Do đó cần phải được thăm khám và theo dõi. Đối với những trường hợp bình thường, các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong khoảng vài ba ngày sau đó. Tuy nhiên, việc điều trị và chăm sóc cho con trong thời gian này là rất quan trọng. Trong khi trẻ bị viêm thanh quản, các mẹ cần thực hiện những điều sau:
- Cho bé uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều này thực sự rất quan trọng, vì dùng thuốc đúng cách có thể giúp bệnh mau được chữa lành. Đồng thời bảo đảm được an toàn cho con.
- Luôn bên cạnh và trấn an con khi con sợ hãi. Phải tạo được môi trường yên tĩnh để con có thể nghỉ ngơi, tránh để con la khóc.
- Nên để con uống nước ấm, không để bé sử dụng những món ăn có gia vị cay nóng như cay nóng.
- Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho con để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật.
- Cần theo dõi tình trạng bệnh lý cho con để kịp thời nhận biết dấu hiệu bệnh trở nặng.
- Phải nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện khi thấy con có những biểu hiện sau: Con thở rít nhiều, mệt nhiều, thấy dấu hiệu khó thở, trẻ há miệng khi thở, thấy chảy nước miếng, sốt cao trên 39 độ C hoặc tình trạng khó thở không thuyên giảm sau chừng 3 ngày.
Cách phòng bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ dưới 6 tháng hoặc trẻ lớn tuổi hơn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Do đó, để bảo đảm an toàn cho con cần phải có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là những biện pháp mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con mình:
- Phải giữ ấm cho bé khi đang trong mùa lạnh.
- Tránh để bé tiếp xúc với những người đang bị các bệnh viêm đường hô hấp cấp như cúm, cảm lạnh…
- Không để trẻ la hét khi chơi đùa để tránh tình trạng khàn tiếng
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, thuốc lá hoặc môi trường đang bị ô nhiễm…
- Cách ly bé với người bệnh để tránh lây lan.
- Các mẹ nên đưa con đi chích ngừa đầy đủ để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu như bé đang bị viêm thanh quản, các mẹ cần phải theo dõi sát tình trạng bệnh của con để có những hướng xử lý kịp thời khi thấy các triệu chứng trở nên trầm trọng.
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ tuy có thể được chữa khỏi nếu như chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nó cũng lại là căn bệnh rất dễ tái phát. Do đó, trong trường hợp con đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì các mẹ cũng cần phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh lại cho con.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm thanh quản ở trẻ và những điều mà phụ huynh nên biết
- Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!