Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em thường chỉ kéo dài trong vòng 7 – 10 ngày, sau đó thuyên giảm dần. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc điều trị cho con.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

I/ Thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp ở trẻ là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Nếu sau thời gian này mà bệnh không khỏi, nó sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Tuy bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng trẻ em mà nhất là trẻ dưới 5 tuổi chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bởi lúc này, sức đề kháng của bé còn yếu, khó thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Thêm nữa, khí hậu nắng nóng cũng sẽ khiến bé có xu hướng thích ăn đồ lạnh, uống nước đá nên dễ khiến dây thanh quản bị viêm.

Nguyên nhân

Bệnh viêm thanh quản cấp có thể là do vi khuẩn (S.pneumoniae, Hemophilus influenzae) hoặc virus (APC, Influenzae) gây ra. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm thanh quản mà chúng ta có thể nhắc đến bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày – thực quản, thanh quản
  • Dị ứng
  • Dùng giọng gắng sức: Hét, phải nói to, hát to
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên: Viêm amidan, bệnh phổi, viêm xoang, viêm mũi…

Triệu chứng

Thông thường, trẻ em viêm thanh quản cấp cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như người trưởng thành. Cụ thể như:

  • Chảy nước miếng, khó nuốt khi ăn.
  • Khó thở, hít vào thở ra kèm theo tiếng rít.
  • Khàn tiếng, bé có thể bị khàn tiếng nhẹ nhưng cũng có thể bị nặng dẫn đến mất tiếng.
  • Ho khan
  • Sốt cao khoảng 38 – 39ºC
  • Các triệu chứng của bệnh cúm thường xảy ra vào ban đêm, tình trạng khó thở thanh quản có thể tăng dần và thường chỉ kéo dài khoảng vài giờ.

Các cấp độ của viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Sốt cao là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ em viêm thanh quản cấp tính
Sốt cao là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ em viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em được chia thành 3 cấp độ, bao gồm:

  • Cấp độ nhẹ: Nếu đang bị viêm thanh quản nhẹ, bé thường chỉ xuất hiện các triệu chứng ho, khàn tiếng, có tiếng thở rít khi khóc.Lúc này các bậc phụ huynh nên đưa cho đi khám để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ và chăm sóc bé tại nhà, chưa cần phải nhập viện.
  • Cấp độ trung bình: Đến giai đoạn trung bình, bé thường thở rít khi nằm nghiêng, hơi thở nhanh và khó. Nhận thấy con có những triệu chứng này, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám và điều trị.
  • Cấp độ nặng: Khi nằm yên, trẻ có biểu hiện thở rít, khó thở, vật vã, tím tái. Đây là các biểu hiện chứng tỏ trẻ đang bị tắc nghẽn hô hấp. Tình trạng này có thể khiến bé nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu sớm.

Đặc điểm của bệnh viêm thanh quản là thường diễn tiến nhanh và nguy hiểm. Bởi ở trẻ em, hiện tượng phù nề xảy ra trầm trọng trong khi kích thước đường thở lại bé. Nó chỉ bằng khoảng 1/3 kích thước đường thở của người trưởng thành. Các tổ chức liên kết của đường thở lại không được chặt chẽ. Do đó viêm thanh quản dễ gây nên tình trạng khó thở và khiến trẻ tử vong. Một số trường hợp, bệnh lại hình thành nên các ổ áp xe. Khi các ổ áp xe này loét và vỡ, các dịch mủ tràn xuống khí – phế quản và hệ quả là gây nên tình trạng viêm khí – phế quản. Nặng hơn là viêm phổi.

Chưa hết, tình trạng phù nề kéo dài từ hạ thanh môn lan xuống tận khí – phế quản. Đi kèm với đó là đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn do chứa nhiều dịch quánh khiến trẻ khó thở. Các triệu chứng bệnh lúc này diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong cho bé sau khoảng 24 giờ nếu không được điều trị.

II/ Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ được chẩn đoán và điều trị như sau:

Chẩn đoán

Trẻ viêm thanh quản cấp tính thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Sau đó, trẻ có thể được chỉ định một số xét nghiệm không đặc hiệu, chẳng hạn:

  • Xét nghiệm công thức máu: Thấy bình thường, thỉnh thoảng lại thấy số lượng bạch cầu tăng. Trong đó, bạch cầu lympho là chủ yếu.
  • Chụp X – quang phổi: Ứ khí

Điều trị bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ

Cần đưa bé đi khám và điều trị sớm để tránh gặp biến chứng
Cần đưa bé đi khám và điều trị sớm để tránh gặp biến chứng

Khi bị bệnh, nên đưa trẻ đi khám để nhận được sự chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu bé đang bị viêm thanh quản nhẹ thì việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng. Nó sẽ giúp bệnh mau lành, tránh được nguy cơ mắc biến chứng. Để chăm sóc bé đúng cách khi bị viêm thanh quản, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Cần để bé nghỉ ngơi nhiều, hạn chế nói chuyện.
  • Phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay.
  • Cho bé uống nước ấm, không để bé sử dụng các loại đồ ăn lạnh, gia vị kích thích như ớt, tiêu.
  • Nếu thấy con có các biểu hiện của bệnh cảm, cúm nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cho bé dùng thuốc để điều trị triệt để bệnh.
  • Các mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm, vắt sạch nước rồi đắp trước cổ họng bé. Điều này sẽ giúp làm giảm được các biểu hiện khó chịu cho con.
  • Có thể dùng tinh dầu thơm để xông hơi phòng ngủ. Điều này sẽ giúp mũi của trẻ được lưu thông. Ngoài ra, nên dùng thêm các loại thuốc nhỏ mũi, nước súc họng để làm giảm các cơn ho, giảm đau và tình trạng viêm họng cho bé.
  • Các mẹ phải đặc biệt chú ý để theo dõi tình trạng bệnh lý của con. Nếu thấy bé có những triệu chứng khó thở, nhịp tim nhanh và những biểu hiện nghiêm trọng khác, hãy mau chóng đưa con đến bệnh viện để được cấp cứu.

III/ Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ

Bên cạnh việc điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cho con. Điều này không những khiến bệnh mau được chữa lành hơn mà còn giúp bé tránh được nguy cơ viêm thanh quản tái phát. Dưới đây là những cách mà các phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cho bé uống nhiều nước để giúp cho lớp niêm mạc thanh quản được sạch và trơn nhẵn.
  • Không nên để bé ở lâu trong căn phòng bật điều hòa mà không có máy tạo độ ẩm. Nó sẽ giúp tránh được tình trạng khô cuống họng cho bé.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và các chất dinh dưỡng khác cho bé để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không nên để bé tiếp xúc nhiều với những người mắc các bệnh đường hô hấp như cảm, cúm, viêm xoang…
  • Tránh để trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài khi trời đã khuya. Các mẹ cũng không nên đưa con đi chơi ở nơi đông người, đặc biệt khi đang có dịch bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm vì sức đề kháng còn yếu. Do đó, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bé tránh được nguy cơ bị bệnh, trong đó có viêm thanh quản.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Áp dụng các bài thuốc chữa viêm thanh quản bằng Đông y có hiệu quả không?

Viêm thanh quản theo Đông Y và các bài thuốc điều trị cổ truyền

Ngoài việc dùng thuốc tây, điều trị viêm thanh quản bằng Đông y có tác dụng làm giảm các triệu...

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

Chế độ ăn uống khi bị viêm thanh quản: Thực phẩm nên ăn và cần kiêng

Khi bị viêm thanh quản, có những thực phẩm bạn nên ăn và không nên ăn để tránh khiến tình...

Viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi điều trị?

Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng, giúp bệnh mau...

viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc thanh quản kéo dài trong khoảng thời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.