Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Điều cần biết
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh về đường hô hấp. Nó gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Liệu viêm mũi dị ứng để lâu thì có sao không? Vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh sẽ được làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về tình trạng viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ phát sinh khi lớp niêm mạc lót bên trong mũi bị viêm nhiễm do bạn hít phải dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú… Lúc này cơ thể sẽ tạo ra phản ứng nhằm chống lại các chất dị nguyên này.
Đây là một bệnh lý lành tính nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu trong cuộc sống người bệnh. Ngoài vấn đề tiếp xúc với chất gây dị ứng thì yếu tố thời tiết cũng chính là một nguyên nhân gây bệnh rất phổ biến.
Những ngày thời tiết trở lạnh đột ngột hay hanh khô cũng sẽ làm cho niêm mạc mũi dễ bị kích ứng hơn. Đồng thời sẽ gây ra nhiều triệu chứng khi có thêm dị nguyên tác động.
Sau đây là những triệu chứng thường gặp mà bệnh viêm mũi dị ứng gây ra:
- Hắt hơi thường xuyên
- Tăng tiết dịch nhầy trong mũi
- Ngứa rát mũi, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở
- Dịch mũi có màu xanh hay vàng
- Giảm khứu giác
- Ho, ho có đờm, sốt nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu nêu trên thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Bệnh viêm mũi dị ứng để lâu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mũi dị ứng với những triệu chứng ban đầu thường giống với bệnh viêm mũi hay cảm cúm thông thường. Chính điều này đã khiến không ít người chủ quan và can thiệp điều trị muộn.
Khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì việc điều trị thường sẽ trở nên đơn giản hơn. Quá trình khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu đã để lâu thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày thường đi cùng với những triệu chứng dai dẳng kéo dài, đôi khi còn xuất hiện và tái diễn thường xuyên ở mức độ nặng nề hơn. Điều này không chỉ gây khó chịu và còn nguy hại đến sức khỏe.
Tình trạng bệnh nếu để lâu, tái diễn lâu năm thì nguy cơ phát sinh các biến chứng là rất cao. Tìm hiểu một số biến chứng thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh viêm mũi dị ứng để lâu:
1. Viêm xoang
Bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày sẽ làm ứ đọng một lượng dịch nhầy ngay tại vùng mũi và trong các hốc xoang. Điều này gây tắc nghẽn xoang, đồng thời tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng xoang được cho là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm mũi dị ứng để lâu.
2. Các biến chứng về đường hô hấp
Lượng dịch mủ tồn tại lâu ngày trong mũi xoang cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng khác về đường hô hấp tương tự như viêm xoang. Ít ai ngờ rằng, bệnh viêm mũi dị ứng để lâu lại có thể làm phát sinh các biến chứng như viêm tai giữa có khả năng làm mất thính giác vĩnh viễn.
Ngoài ra, tình trạng nghẹt điếc mũi còn khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến cho các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập và tấn công vào trong họng. Người bệnh sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề như viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản.
3. Biến chứng ở mắt
Hốc mắt nằm ở ngay phía trên vùng mũi nên những triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng sẽ có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến vùng mắt. Các biến chứng về mắt có thể là chảy nước mắt về đêm, viêm kết mạc, ngứa mắt, xước giác mạc, làm giảm thị lực.
4. Rối loạn giấc ngủ
Các chuyên gia cho rằng, bệnh viêm mũi dị ứng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn giấc ngủ. Khi mắc bệnh, vùng mũi thường bị nghẹt, việc thở sẽ phải dựa vào đường miệng, đôi khi người bệnh còn có cảm giác khó thở.
Chính những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Người bệnh sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, hay bị thức giấc giữa đêm. Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài còn khiến cho thần kinh bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi, dễ mắc chứng trầm cảm.
Ngoài việc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ thì bệnh viêm mũi dị ứng còn có thể làm phát sinh biến chứng hen suyễn. Điều này khiến cho sức khỏe của người bệnh ngày càng xấu đi, cùng với đó là mệt mỏi kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?
Giải pháp cho bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày
Bệnh viêm mũi dị ứng nếu để lâu ngày thì việc khắc phục sẽ khó khăn hơn. Bởi những triệu chứng lúc này thường kích hoạt thường xuyên với mức độ nặng nề. Tốt nhất bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có cách can thiệp kịp thời và đúng đắn.
Dưới đây là những giải pháp có thể đáp ứng với bệnh viêm mũi dị ứng để lâu:
1. Sử dụng thuốc Tây
Đây là phương pháp điều trị có thể đáp ứng với bất cứ mức độ nào của bệnh viêm mũi dị ứng. Ngay cả khi bệnh đã kích hoạt lâu ngày hay triệu chứng của bệnh tái diễn lâu năm.
Bác sĩ có thể căn cứ vào mức độ bệnh để kê toa những loại thuốc phù hợp nhất, có thể đáp ứng tốt triệu chứng nhưng lại ít nguy hại đến sức khỏe. Ngoài thuốc kháng Histamine thì các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh hay thuốc giảm ho cũng có thể được chỉ định đồng thời.
Sau đây là một số loại thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng lâu năm được dùng phổ biến:
- Dimenhydrinat
- Cinarizin
- Diphenylhydramin
- Promethazin
- Chlopheniramin
- Loratidin
- Alimemazin
Bên cạnh các loại thuốc đường uống thì bác sĩ còn có thể chỉ định các loại thuốc ở dạng xịt có chứa các hoạt chất kháng viêm hay kháng histamine. Dù là thuốc uống hay thuốc xịt mũi thì người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Khi gặp các vấn đề bất thường hãy chủ động báo cáo lại ngay để xử lý đúng cách.
2. Dùng thuốc Đông y
Theo các tài liệu Đông y thì viêm mũi dị ứng chính là tình trạng rối loạn công năng tạng phụ. Kinh phế của người bệnh đang bị phong hàn hay tà khí xâm nhập. Các bài thuốc Đông y sẽ giúp trừ hàn, thông mũi, khu phong và hạn chế tiết dịch…
Chữa viêm mũi dị ứng lâu năm bằng thuốc Đông y thường đơn gian, an toàn và lành tính. Có thể áp dụng 3 bài thuốc phổ biến dưới đây:
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 12 – 16g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 12g bồ công anh, 10g tang diệp, 10g rau diếp cá, 10g má đề, 10g cam thảo nam, 8g bạc hà, 10g kinh giới. Tất cả vị thuốc này đem nấu với 750ml nước đến khi còn 300ml. Chia đều làm 2 lần uống trước bữa ăn, ngày dùng 1 thang.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 20g bè cái tía, 10g tân di hoa và 10g ké đầu ngựa. Các dược liệu này đem sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12g thương nhĩ tử, 12g bạch chỉ, 12g tân di hoa, 6g bạc hà. Có thể sắc nước uống mỗi ngày 1 thang hoặc tán bột đặt lên trên mũi mỗi ngày 2 lần vào buổi trưa và buổi tối.
Các bài thuốc trên chỉ có giá trị tham khảo, tốt nhất bạn nên hỏi kỹ ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này không chỉ hỗ trợ tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.
Nếu bị viêm mũi dị ứng lâu năm, người bệnh nên:
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi đi ra ngoài trong những ngày thời tiết chuyển mùa, hanh khô, lạnh lẽo.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi hay có chứa nhiều dị nguyên như phấn hoa, lông thú…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nên bổ sung thêm rau củ trái cây. Đồng thời tránh các thực phẩm cay nóng, dễ khiến niêm mạc mũi xoang bị kích ứng.
- Có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, súc miệng, súc họng hằng ngày.
- Không nên dùng tay ngoáy mũi.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi, đồng thời cấp ẩm cho niêm mạc mũi họng. Bên cạnh nước sôi ấm có thể uống thêm các lại nước ép rau củ, hoa quả tươi.
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng bạn nên thăm khám ngay, tránh để lâu ngày bởi bệnh diễn tiến nặng rất nhanh. Nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt tại nhà chính là cách tốt nhất để kiểm soát và đẩy lùi bệnh. Đồng thời ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn có thể phát sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?
- Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng [TỔNG HỢP]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!