Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cúm và viêm mũi dị ứng đều là 2 căn bệnh phổ biến của đường hô hấp. Vì chúng có những triệu chứng tương tự nhau nên không ít người nhầm lẫn giữa 2 chứng bệnh này. Điều này khiến họ điều trị sai cách, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vậy thì phải dựa vào đâu để phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm?

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm
Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào?

Cảm cúmviêm mũi dị ứng là 2 chứng bệnh khác nhau. Đầu tiên phải xuất phát từ chính cơ chế gây bệnh. Cảm cúm là bệnh do virus gây ra, thường diễn tiến trong thời gian ngắn. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nếu được thăm khám và chữa trị đúng cách, có thể chữa trị dứt điểm bệnh. Nó cũng ít khi tái phát.

Trong khi đó, viêm mũi dị ứng lại liên quan đến sự phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi bị tác động bởi các tác nhân kích ứng như phấn hoa, thời tiết, lông động vật… Viêm mũi dị ứng khác cúm ở chỗ đây là bệnh rất dễ mắc nhưng lại khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát. Bởi đây là căn bệnh gắn liền với hệ miễn dịch, chỉ cần một tác nhân dị ứng tác động cũng có thể khiến bệnh tái phát.

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Vì cúm và viêm mũi dị ứng đều gây ra các biểu hiện tương tự nhau. Do đó, việc phân biệt 2 chứng bệnh này không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, giữa 2 chứng bệnh này cũng có những điểm khác biệt. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây để phân biệt chứng bệnh này:

Viêm mũi dị ứng:

  • Thời gian: Xảy ra theo mùa hoặc quanh năm.
  • Triệu chứng: Người bị viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng điển hình như sau: Ngứa mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như đau họng, nhức đầu, ho, sốt, khạc đờm. Qua đó, ta thấy các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng thường chỉ diễn ra ở vùng mũi mà ít khi gây khó chịu vùng họng. Đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa bệnh viêm mũi dị ứng và cảm cúm.
  • Khả năng lây nhiễm: Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Những tác nhân gây bệnh phổ biến mà chúng ta có thể kể đến là phấn hoa, lông động vật, hóa chất… Bệnh không lây lan từ người này sang người khác.
  • Thời gian chữa trị: Căn bệnh này rất dễ gặp nhưng khó để chữa trị dứt điểm. Thông thường bệnh nhân cần phải mất từ vài tháng, thậm chí kéo dài cả năm mới khắc phục được các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần.

ĐỌC NGAY Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách chữa

Cảm cúm:

Sốt cao là một trong những biểu hiện để phân biệt cúm và viêm mũi dị ứng
Sốt cao là một trong những biểu hiện để phân biệt cúm và viêm mũi dị ứng
  • Diễn tiến của bệnh: Thông thường, cảm cúm chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 – 14 ngày, sau đó nó sẽ tự khỏi. Đây là một đặc điểm cho thấy viêm mũi dị ứng khác cúm.
  • Triệu chứng: Bệnh nhân bị cúm thường sợ lạnh, sợ nước, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, cúm và viêm mũi dị ứng đều gây ra các biểu hiện như sốt, ho, đau họng. Tuy nhiên, ở bệnh viêm mũi dị ứng các triệu chứng này thường xuất hiện rất ít. Còn ở cảm cúm, chúng xảy ra nhiều hơn.
  • Khả năng lây nhiễm: Cảm cúm là bệnh do virus gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh.
  • Phương thức điều trị: Cảm cúm thường sẽ tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

Vì viêm mũi dị ứng khác cảm cúm, do đó cách chữa trị cũng có những điểm khác biệt. Phân biệt được 2 chứng bệnh này sẽ giúp bệnh nhân điều trị đúng cách. Đồng thời có thể tự đề ra được các biện pháp phòng bệnh cho bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được một cách chính xác viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám để được chẩn đoán và chỉ định cách điều trị phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và tham vấn y khoa.

THAM KHẢO THÊM

Tìm hiểu các cách điều trị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc

Tuy có thể mang đến tác dụng nhanh chóng, nhưng chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây lại tiềm...

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có...

Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. Nó gây ra không ít phiền toái cho...

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn chỉnh từ CHUYÊN GIA Tai mũi họng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *