Bệnh viêm tai giữa có lây không?
Thư thắc mắc: “Nhóc Bo nhà em năm nay mới có 5 tuổi mà suốt ngày bị viêm tai giữa “ghé thăm”. Không biết bệnh có lây hay không, chứ con em mới khỏi bệnh hồi tháng 10 đến nay (tháng 12) lại bị tiếp. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.” (Anh Thư, 27 tuổi, Duyên Hải – Trà Vinh)
Hầu như đứa trẻ nào cũng bị viêm tai giữa một lần trong đời. Chính vì bệnh hay tái phát trở lại mà nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng: Liệu viêm tai giữa có lây hay không? Và để giải đáp cho vấn đề này những giải đáp ngắn gọn và khoa học từ bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn.
Tư vấn: Viêm tai giữa có lây không?
Theo bác sĩ, viêm tai giữa là tình trạng vùng tai giữa ở phía sau màng nhĩ bị viêm do vi khuẩn và vi rút gây ra. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.
Viêm tai giữa không phải là bệnh lây nhiễm. Vì thế, bệnh không có khả năng lây từ người này sang người khác. Quan trọng hơn, bệnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi nếu bệnh nhân biết chăm sóc đúng cách. Do đó, người bệnh không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà hãy điều trị sớm nhất có thể. Bởi các triệu chứng điển hình của viêm tai giữa như đau tai, sốt, khó ngủ… thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Và nghiêm trọng hơn, nếu bệnh không được chữa trị đúng cách và đúng thời điểm, nguy cơ mất thính lực ở trẻ là rất cao.
Viêm tai giữa không phải do lây nhiễm, vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này?
Viêm tai giữa hoàn toàn không lây nhiễm nhưng cảm lạnh thông thường và các bệnh viêm nhiễm khác chính là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Bên cạnh đó, việc vệ sinh tai không đúng cách, thường xuyên ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử trùng cũng là yếu tố tác nhân gây tổn thương vùng tai và dẫn đến viêm.
Mặt khác, viêm tai giữa cũng có thể là do môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc,… gây ra.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân
Với người bệnh viêm tai giữa việc chăm sóc và điều trị là điều vô cùng cần thiết. Và để mau khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát trở lại, bệnh nhân nên có biện pháp phòng ngừa chứ không chỉ dùng thuốc. Cụ thể:
- Khi điều trị viêm tai giữa, người bệnh nên chữa trị dứt điểm. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh mới thuyên giảm, nhất là khi uống thuốc kháng sinh. Đồng thời, trong quá trình dùng thuốc, để bệnh mau chóng bình phục, bệnh nhân nên kết hợp vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Nên tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân, yếu tố gây viêm tai giữa.
- Tuyệt đối không được dùng chung đồ vệ sinh tai với người bị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin A, C, E và khoáng chất kali, kẽm,…
- Thay đổi lối sống và tích cực luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
Viêm tai giữa không lây từ người này sang người khác, nhưng một khi mắc phải bệnh thường gây cảm giác khó chịu. Do đó, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa, tốt nhất nên thay đổi thói quen sống và thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn
- Bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh lành?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!