Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản ứng quá mẩn của cơ thể khi có dị vật xâm nhập vào đường thở, gây sưng mắt, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi khó chịu. Bệnh có thể tái đi phát lại trong suốt thai kì – bất kỳ khi nào bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Chính vì thể trạng bản thân không ổn định đã khiến cho không ít bà bầu hoang mang bệnh viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ thắc mắc.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi
Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng thường gặp ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân dị ứng (thường vô hại) xâm nhập vào đường thở. Lúc này, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn chúng thành những chất có hại nên đã kích hoạt phản ứng tự miễn để chống lại. Cơ chế trên làm sản sinh một loạt chất trung gian gây viêm, hình thành các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, sưng mắt, hắt hơi…

Trên thực tế, viêm mũi dị ứng xuất hiện trước khi mang thai ở người có cơ địa dị ứng và được kích hoạt trong thai kỳ khi chất dị ứng xâm nhập vào niêm mạc mũi. Tác nhân gây bệnh phổ biến là: dị ứng thời tiết, phấn hoa, mạt bụi, lông da động vật…

Viêm mũi dị ứng có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Lúc này, cơ thể tiết một lượng lớn estrogen. Estrogen tham gia vào việc gia tăng lượng chất nhầy trong cơ thể. Mũi đầy màng nhầy, lưu lượng máu đến màng nhầy tăng càng khiến cho mũi bị sưng lên, dẫn đến tình trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không?

Viêm mũi dị ứng thực chất là phản ứng quá mẩn của cơ thể ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên các bà mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng vẫn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu như mẹ thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ bởi triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài.

Do đó, ngay khi bệnh biểu hiện ra triệu chứng, bạn nên áp dụng biện pháp khắc phục ngay. Chữa trị càng sớm sẽ giúp mẹ chóng thoát khỏi ảnh hưởng tiệu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ vào biện pháp sau:

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Hệ thống miễn dịch chỉ kích hoạt phản ứng tự miễn khi có vật lạ xâm nhập vào đường thở. Việc tránh xa tác nhân gay dị ứng có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng bệnh trong suốt thai kỳ.

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có loại thuốc nào được coi là hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Vì thế, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về rủi ro / lợi ích của thuốc điều trị. Chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với rủi ro.

Phân loại thuốc dành cho phụ nữ mang thai:

  • A: Không có nguy cơ.
  • B:  Không có nguy cơ trong một số nghiên cứu.
  • C: Có thể có nguy cơ.
  • D: Có bằng chứng cho thấy nguy cơ.
  • X: Chống chỉ định.
  • N: Vẫn chưa xác định rõ.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn, được chỉ định để rửa mũi, làm sạch lớp chất nhầy ứ đọng bên trong niêm mạc mũi, giúp đường thở thông thoáng, việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm, nhờ đó cải thiện được triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi và một số biểu hiện khác.

Các loại thuốc kháng histamine thuộc nhóm B, được đánh giá là an toàn cho đối tượng phụ nữ mang thai gồm chlorpheniramine và tripelennamine. Một số thuốc kháng histamin không kê đơn thế hệ mới hơn như cetirizine (Zyrtec® ), loratadine (Claritin® / Alavert®) cũng thích hợp với phụ nữ đang mang thai bị viêm mũi dị ứng.

Thuốc thông mũi

Pseudoephedrine (Sudafed® và một số dạng chung) là thuốc thông mũi được chỉ định để giảm thiểu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt/ mũi, hắt hơi do viêm mũi dị ứng và viêm mũi thai kỳ. Thuốc thuộc phân nhóm C. Không dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh làm ảnh hưởng lên dạ dày của trẻ sơ sinh.

Thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi Cromolyn (NasalCrom®) đặc biệt hữu ích trong điều trị dự phòng viêm mũi dị ứng. Nếu như các thuốc kê đơn không phát huy tác dụng, bạn có thể dùng thuốc steroid như Rhinocort Aqua®. Cả hai loại trên đều thuộc phân nhóm B theo FDA.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống khi bị viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc dùng thuốc, viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng được cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống hằng ngày.

  • Bảo vệ mũi khỏi tác nhân gây kích ứng: Trong không khí chứa nhiều chất gây kích ứng niêm mạc mũi như: vi khuẩn, khí thải, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá… Đeo khẩu trang hằng ngày mỗi khi ra đường để hạn chế bị tác động bởi các yếu tố trên.
  • Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ: Đường hô hấp nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng sinh sôi, phát triển, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để làm loãng dịch tiết, chất nhầy trong mũi, giảm cảm giác khó chịu khi nghẹt mũi.
  • Dùng thuốc hợp lý: Không lạm dụng các dạng thuốc nhỏ, thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây lờn thuốc, giảm khứu giác.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chức nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Tóm lại, viêm mũi dị ứng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không khắc phục sớm, các triệu chứng bệnh có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ… và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, phụ nữ mang thai cần tích cực điều trị bằng thuốc hoặc mẹo tự nhiên, kết hợp với việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh đầy đủ của bài thuốc Viêm Xoang Đỗ Minh

[SỰ THẬT] Bài Thuốc Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là phương pháp chữa bệnh gia...

[GÓC REVIEW] Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh – Công thức BÍ TRUYỀN 3 THẾ KỶ “10 người chữa 9 người KHỎI HẲN”

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc viêm mũi, viêm xoang ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường...

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn chữa viêm xoang, viêm mũi bằng bài thuốc cực hay [ĐỪNG BỎ QUA]

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 đã giới thiệu phương pháp chữa...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

14 Bác sĩ chữa viêm mũi dị ứng giỏi, nổi tiếng ở TPHCM và Hà Nội

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý viêm mũi khá phổ biến và thường gặp ở mọi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *