Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều cần biết

Trong thời gian mang bầu, do sức đề kháng suy giảm nên chị em rất dễ bị hắt hơi sổ mũi hoặc các vấn đề khác ở đường hô hấp. Triệu chứng này kéo dài sẽ khiến các mẹ hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của bản thân cũng như sự an toàn của em bé trong bụng. Vậy hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi?

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề ở đường hô hấp dẫn đến hắt hơi sổ mũi, bao gồm viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi, cảm lạnh hay cảm cúm. Ngoài ra, chị em còn gặp triệu chứng này khi thời tiết thay đổi, khi hít phải dị vật hay tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Trong một số trường hợp, tình trạng hắt hơi, sổ mũi có thể chấm dứt sau vài ngày khi được chăm sóc cơ thể tốt và vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra có liên quan đến các bệnh lý ở đường hô hấp thì bệnh có khuynh hướng kéo dài lâu hơn và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi.

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tình trạng hắt hơi sổ mũi kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi và còn có thể dẫn đến chán ăn, mất cảm giác ngon miệng và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé trong bụng.

Trong trường hợp bị hắt hơi sổ mũi do cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay các bệnh lý khác ở đường hô hấp, bà bầu cần được điều trị đúng cách để kiểm soát tốt bệnh. Những bệnh lý trên nếu tiến triển nặng đều có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí còn đe dọa sảy thai.

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi nên làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Để nhanh hết hắt hơi sổ mũi và giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, chị em có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

1. Nhỏ mũi hàng ngày với nước muối sinh lý

Đây chính là giải pháp khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi cho mẹ bầu đơn giản nhưng cho hiệu quả nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ tác hại nào cho thai nhi. Nước muối sinh lý với đặc tính sát khuẩn mạnh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh xâm nhập vào trong khoang mũi.

Dùng loại nước này nhỏ mũi vài lần trong ngày còn có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi, làm sạch gỉ mũi và các tác nhân gây kích thích khác có trong mũi như bụi bẩn, phấn hoa. Tất cả đều góp phần đẩy lùi tình trạng hắt hơi, sổ mũi cho bà bầu nhanh hơn, giảm thiểu đáng kể những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Cách thực hiện:

  • Ngửa đầu ra phía sau
  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào lỗ mũi bên trái
  • Day nhẹ ở sống mũi để nước muối được đẩy vào sâu trong các hốc xoang
  • Để vài phút cho nước muối phát huy tác dụng làm loãng dịch nhầy và sát trùng
  • Sau đó xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy trong mũi ra ngoài
  • Lặp lại theo cách tương tự cho bên mũi còn lại, mỗi ngày 3 – 4 lần

2. Bổ sung vitamin C

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi cần tăng cường bổ sung vitamin C. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nó giúp nâng cao sức đề kháng, tạo điều kiện cho cơ thể mẹ có khả năng tự tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp tốt hơn. Bên cạnh đó, bà bầu được bổ sung đầy đủ vitamin C cũng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương trong đường hô hấp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang – các nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng

Trung bình mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần được bổ sung khoảng 85mg vitamin C. Cách tốt nhất để tăng cường chất này cho cơ thể là từ nguồn thực phẩm. Ngoài ra, chị em có thể uống các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Dây tây
  • Bông cải xanh
  • Chanh
  • Đu đủ
  • Dâu tây
  • Ổi
  • Nho đen
  • Cải xoăn…

3. Dùng miếng dán thông mũi giảm hắt hơi sổ mũi cho mẹ bầu

Ngày nay, các sản phẩm miếng dán thông mũi đang được bày bán khá rộng rãi tại các cửa hàng thuốc Tây. Miếng dán này chứa các hoạt chất có khả năng mở rộng đường thở, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng lấy được nhiều oxy hơn, đồng thời cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu.

Miếng dán thông mũi hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Chị em chỉ cần mua về và dán lên mũi theo đúng hướng dẫn. Sản phẩm này có tác dụng tại chỗ nên không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Chữa hắt hơi sổ mũi khi mang thai bằng tỏi

Tỏi chứa allicin, một chất kháng sinh tự nhiên có thể giúp ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp, khắc phục tình trạng hắt hơi, sổ mũi và các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh viêm mũi xoang, cảm cúm hay cảm lạnh.

Chữa hắt hơi sổ mũi khi mang thai bằng tỏi
Sử dụng tỏi đúng cách có thể giúp khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi ở bà bầu mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào có hại cho thai nhi

Cách sử dụng:

  • Sử dụng tỏi trong chế biến thức ăn
  • Giã tỏi lấy nước uống
  • Ăn tỏi tươi
  • Hấp tỏi với mật ong nguyên chất lấy nước uống

Lượng tỏi bà bầu có thể dùng trong ngày là 2 – 3 tép. Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Người có thể nhiệt, đang bị nóng sốt, táo bón hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn tỏi.

5. Gừng chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu

Để khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi mà không gây hại cho bé, chị em có thể dùng củ gừng thay thế cho các loại thuốc tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Loại củ này chứa các hoạt chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên nên giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường thở cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến chữa lành tổn thương ở mũi xoang.

Cách 1: Ngâm chân vào nước gừng

Lấy 1 củ gừng tươi giã nát, đem nấu với 500ml nước. Đun sôi khoảng 10 phút để các hoạt chất trong gừng tiết ra nước. Chờ cho nước gừng nguội bớt, đổ ra chậu và ngâm chân vào khoảng 15 phút. Áp dụng mỗi ngày 1 lần. Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu giữ ấm cơ thể, giảm hắt hơi sổ mũi và ngủ ngon hơn.

Cách 2: Uống trà gừng

Gừng tươi được giã nát rồi hãm với nước sôi đến khi nước chuyển sang màu vàng. Bà bầu có thể rót uống trà gừng nguyên chất hoặc pha thêm với mật ong uống. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 tách trà gừng cho đến khi triệu chứng hắt hơi sổ mũi chấm dứt hẳn.

Cách 3: Xông mũi bằng nước gừng

Tương tự như những cách trên, chị em cũng đem gừng tươi nấu với một ít nước. Đun sôi khoảng 5 phút rồi đổ ra tô. Đưa mặt lại gần tô nước gừng ở khoảng cách an toàn, dùng khăn trùm kín đầu lại xông mũi trong 5 phút. Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày.

6. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp bà bầu tránh được các tác nhân gây kích thích mũi xoang, giảm hắt hơi sổ mũi, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong những ngày bị bệnh cần lưu ý:

bà bầu bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao để không gây ảnh hưởng đến thai nhi
Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm mệt mỏi khi bị hắt hơi sổ mũi trong thời gian mang thai
  • Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc để sức khỏe nhanh hồi phục
  • Hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết
  • Tránh xa các khu vực có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá
  • Đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở mỗi khi ra ngoài
  • Sử dụng máy phun sương trong nhà để làm ẩm không khí, giúp chống khô mũi, giảm tiết dịch trong khoang mũi
  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, tăng cường dẫn lưu chất nhầy ra khỏi mũi xoang, tạo điều kiện cho tổn thương ở niêm mạc nhanh lành.
  • Cố gắng ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa. Tăng cường rau củ vào trong thực đơn để bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

7. Dùng thuốc bác sĩ kê đơn khi cần thiết

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, chị em chỉ nên sử dụng thuốc khi không thể khắc phục được tình trạng hắt hơi sổ mũi bằng các biện pháp tự nhiên. Các loại thuốc có thể được sử dụng cho bà bầu bị hắt hơi sổ mũi bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng histamin…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cần có sự cho phép của bác sĩ. Bà bầu cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng, thời gian uống thuốc. Tránh tự ý mua thuốc về uống khi chưa qua thăm khám hoặc tăng giảm liều dùng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Bài viết trên đây vừa giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không. Trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai kỳ. Tốt nhất, các mẹ nên đi khám từ sớm và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.

Có thể bạn quan tâm

7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả – Không cần thuốc

Những cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc được nhiều chị em ưu tiên áp dụng để...

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Thông tin cần biết

Xông hơi là phương pháp trị cảm cúm đã được áp dụng trong dân gian từ lâu đời. Mặc dù...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.