Hướng dẫn làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng đúng cách không phải ai cũng biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rượu tỏi có tác dụng kháng khuẩn, điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,… và viêm mũi dị ứng. Bài viết này trình bày khái quát về tác dụng của rượu tỏi, hướng dẫn cách ngâm rượu. Bạn đọc có thể tham khảo thêm.

rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Rượu tỏi hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả nếu bạn dùng đúng cách

Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể bị các tác nhân không tương thích với cơ địa xâm nhập, gây ra chứng viêm mũi. Một số tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng là: khói bụi, mùi hóa chất, hương nước hoa, phấn hoa, thời tiết khô lạnh, vi khuẩn,…

Khi bị viêm mũi dị ứng, dùng rượu tỏi để điều trị bệnh là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Trong đời sống thường ngày, tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm. Tỏi có mùi thơm, vị cay, mang lại cảm giác ngon miệng hơn cho bữa ăn. Tỏi được dùng để chế biến cùng với các món xào, món nướng, nước chấm,…

Trong đông y, tỏi là một dược liệu có khả năng chữa được nhiều căn bệnh. Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc. Tỏi được đưa vào kinh vị và kinh can. Các lương y cho rằng, tỏi có những tác dụng như:

  • Thanh nhiệt;
  • Giải độc;
  • Sát trùng;
  • Tẩy uế;
  • Thông khiếu.

Tỏi được ứng dụng để điều trị một số chứng bệnh như: tả lỵ, đờm nhớt, chướng bụng, bí tiểu, hạch phổi,…

rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Tỏi có chứa các chất kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông y.

Theo y học hiện đại, trong tỏi có chứa nhiều vitamin, một số loại vi chất và các dược chất kháng khuẩn. Tỏi lên men với rượu, tạo ra bài thuốc rượu tỏi có thể chữa được các bệnh lý về đường hô hấp như:

Chính những chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi, kết hợp với rượu giúp diệt khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng và các bệnh về đường hô hấp khác.

Ngoài ra, rượu tỏi còn chữa được một số bệnh lý khác như: viêm loét dạ dày, chướng bụng, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm khớp,…

Xem thêm: 4 Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc hiệu quả cao

Hướng dẫn cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Để chữa bệnh viêm mũi dị ứng đạt được kết quả tốt, người dùng cần phải chế biến rượu tỏi đúng cách và sử dụng đúng cách. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cách bào chế rượu tỏi:

Chuẩn bị: 40g tỏi khô & 100ml rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bóc vỏ lụa tỏi khô;
  • Bước 2: Thái nhỏ tỏi khô;
  • Bước 3: Cho vào chai/bình, ngâm với rượu trắng. Đậy kín nắp;
  • Bước 4: Sau khoảng 1 tuần, người dùng lắc chai nhẹ chai/bình để thúc đẩy quá trình phản ứng của các chất;
  • Bước 5: Thông thường, đến ngày thứ 10, khi rượu trắng đã chuyển sang màu vàng nghệ thì có thể dùng được.
Cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Dùng rượu tỏi liên tục và đều đặn 1 thời gian sau sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt

Người dùng rót rượu ra thìa nhỏ để uống. Người bị viêm mũi dị ứng uống thuốc 2 lần/ngày, nên uống thuốc vào buổi sáng đầu ngày và buổi tối. Mỗi buổi dùng 1 thìa rượu tỏi. Người bệnh dùng bài thuốc này liên tục, chứng viêm mũi dị ứng sẽ bị đẩy lùi và sẽ phòng ngừa bệnh tái phát.

Bên cạnh việc dùng rượu tỏi, người bệnh vẫn nên duy trì dùng tỏi trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh có thể ăn các món xào, món nướng, các loại nước chấm… có chứa tỏi tươi.

Một vài điểm cần lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Không thể phủ nhận tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng của rượu tỏi. Tuy nhiên, khi dùng rượu tỏi, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Rượu tỏi có vị cay nóng, cần thận trọng khi cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người cao tuổi dùng;
  • Trước khi áp dụng phương pháp sử dụng rượu tỏi để điều trị viêm mũi dị ứng, mọi bệnh nhân đều nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
  • Những trường hợp kiêng kỵ dùng tỏi và rượu tỏi: người bị viêm thận, người mắc chứng âm hư, người đang nóng sốt, người bị đau răng, đau lưỡi, phụ nữ đang mang thai;
  • Người bệnh cần dùng rượu tỏi đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không dùng quá liều;
  • Hiệu quả của bài thuốc rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, chế độ sinh hoạt của mọi người. Cần có một lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh mau chóng được thuyên giảm;
  • Khi thấy cơ thể có triệu chứng lạ, người bệnh cần khai báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để xử lý.

Tóm lại, rượu tỏi có tác dụng chữa trị chứng viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể kiên trì áp dụng bài thuốc từ rượu tỏi để đẩy lùi viêm mũi dị ứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là giải pháp hỗ trợ người bệnh, hiệu quả điều trị triệt để thì chưa rõ. Với người bệnh viêm xoang lâu năm, bạn nên áp dụng phương pháp chữa bệnh triệt để được nghiên cứu bài bản để xử lý ngay các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không? Ngày rửa mấy lần? [CHUYÊN GIA] Mách cách tốt nhất

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên...

Tư thế ống bễ

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Phương pháp tự tập yoga để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện được các...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và cách phòng ngừa

Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết

Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng....

chữa viêm mũi bằng nước muối sinh lý

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối cần lưu ý những điều này

Viêm mũi dị ứng không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu thường xuyên, mà còn ảnh hưởng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *