Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng đơn giản lại rẻ tiền

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi. Gừng tươi và các chiết xuất của nó có khả năng chống viêm, hạ sốt, giảm đau, ức chế các chất trung gian gây phản ứng quá mẫn khi bị viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi là cách được áp dụng rộng rãi trong dân gian.

Tác dụng trị viêm mũi dị ứng của gừng tươi

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi có dị vật xâm nhập vào đường thở. Lúc này, hệ thống miễn dịch sản sinh histamin, tế bào mast (tế bào lymphpo T) và các chất trung gian leukotrienes, prostaglandin và cytokine gây viêm, làm xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ngứa họng..

Để khắc phục vấn đề trên, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị như thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi steroid, thuốc thông mũi, dân gian có mẹo trị bệnh viêm mũi dị ứng ứng bằng gừng tươi.

Gừng (Zingiber docinale Roscoe) được đánh giá cao về các đặc tính chống viêm, hạ sốt và giảm đau.

Các nhà khoa học đã phát hiện trong chiết xuất của gừng có thành phần quan trọng là 6-gingerol. Đây là chất có khả năng ức chế chất trung gian gây viêm, tế bào lympho T (một loại bạch cầu có khả năng tham gia vào các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch) với một số dị nguyên cụ thể như dị ứng thời tiết, nhờ vậy giảm được các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Đông y xem gừng là một vị thuốc tốt. Loại thảo dược này có tính cay nóng, ôn ấm, giúp khai thông đường thở, kháng viêm hiệu quả.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi

Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng gừng nhìn chung đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo một số mẹo trị bệnh dưới đây:

Gừng – quế trị viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gừng
  • 1 miếng quế
  • Mật ong
  • Chanh.
trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
Gừng – quế – mật ong – chanh có thể cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện hiệu quả

  • Cho một muỗng canh gừng đã được thái lát mỏng với một miếng quế nhỏ vào cốc nước sôi trong 5 phút để nguyên liệu trên nhả hết tinh chất. Sau đó, thêm mật ong và chanh vào.
  • Uống 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng – mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gừng
  • Mật ong.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Gừng đem xay hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt gừng vào ly nước sôi, để cho nguội.
  • Thêm một muỗng mật ong trước khi dùng.
  • Uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Gừng khô trị bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 20 gam hành khô
  • Giấm nuôi

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Gừng và hành đem bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước, đập dập rồi đun sôi với 300 ml nước. Trong quá trình đun, thêm một ít giấm nuôi để hiệu quả.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi dùng nước trên xông mũi.
  • Thực hiện ngày 2 –  3 lần sẽ cải thiện được chứng chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, viêm mũi…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhai nhỏ gừng tươi hoặc thêm gừng vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi

Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi được đánh giá đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn, cần lưu ý một số điều sau:

Lưu ý trong điều trị:

  • Không áp dụng các cách trị bệnh trên cho đối tượng bị dị ứng với gừng tươi. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng dị ứng với gừng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, sưng môi, mắt, lưỡi, sốc phản vệ…
  • Thận trọng khi dùng gừng điều trị cho đối tượng đang mang thai, cho con bú, rối loạn máu, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, đang dùng thuốc chống đông máu hay sắp tham gia phẫu thuật.
  • Nên dùng gừng sau khi ăn no, không dùng khi đói và chỉ dùng với hàm lượng phù hợp để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Gừng có tác dụng cải thiện triệu chứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng, cần đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định các loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
  • Gừng không thể thay thế thuốc trị bệnh. Không nên ngưng dùng các thuốc điều trị khác khi đang điều trị với gừng.
  • Nếu có thắc mắc hoặc xuất hiện biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, cần liên hệ với nhân viên y tế để biết thêm thông tin chi tiết.

Lưu ý trong sinh hoạt:

  • Tránh xa tác nhân kích ứng: Không chỉ tích cực điều trị bằng liệu pháp tự nhiên hay thuốc tây, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tránh xa các dị nguyên kích hoạt triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Giữ gìn vệ sinh mũi họng: Mũi và họng có thông nhau. Do đó, người bệnh không chỉ vệ sinh mũi khỏi dịch nhầy ứ đọng mà còn thường xuyên xúc miệng bằng nước muối để bảo vệ họng, tránh viêm nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm để bảo vệ mũi họng.

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Thông tin trong trên mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Gừng chỉ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở mức nhẹ. Trong trường hợp bị viêm mũi nặng, cách này dường như không mang lại hiệu quả nhất định.

Có thể bạn quan tâm

Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Làm sao chữa khỏi bệnh?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm...

Nghệ có chứa curcumine là chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh

Bí quyết chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi

Viêm mũi dị ứng thường mang đến nhiều khó chịu cho người bệnh khi tình trạng nghẹt mũi, hắt xì...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình...

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô...

Viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn. Bệnh thường tự khỏi khi bệnh nhân ngưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *