Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?
Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không là lo lắng của các bậc phụ huynh. Có nhiều nguyên nhân khiến con quấy khóc, nhất là giai đoạn 3 tháng sau khi sinh. Lúc này, tiếng khóc của bé có thể nói lên khá nhiều vấn đề, bố và mẹ không nên chủ quan. Bởi, nếu không biết cách khắc phục, bé khóc nhiều, kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cơ thể.
Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?
Bệnh viêm họng ở trẻ em khá phổ biến, do hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ còn khá yếu, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu gặp phải yếu tố bất lợi từ môi trường xâm nhập vào có thể, nhiều khả năng bé sẽ bị viêm họng, đau họng khó chịu dẫn đến quấy khóc thường xuyên.
Nhiều người khi thấy con khóc nhiều cảm thấy lo lắng không biết con có bị viêm họng không hay gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải khi nào bé khóc cũng là do viêm họng. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em rất dễ nhận biết. Cụ thể, ngoài khóc nhiều bé sẽ còn kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38 độ C.
- Nôn trớ, thở khò khè, ho khan.
- Bỏ bú, amidan có hiện tượng sưng đỏ.
- Đi phân lỏng, cơ thể mệt mỏi,…
Trên đây là những dấu hiệu báo cho bố mẹ biết con đang gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến vấn đề: “Bé khóc nhiều có bị viêm họng không?”. Câu trả lời là có thể có hoặc không. Bởi, bệnh viêm họng ở trẻ em hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể kể đến các yếu tố khiến bệnh bùng phát ở trẻ như sự xâm nhập của virus, thời tiết thay đổi, do dị nguyên như khói thuốc, bụi bẩn,…gây nên. Ngoài ra, nếu bé ăn phải thức ăn quá lạnh cũng khiến cổ họng bị viêm dẫn đến căn bệnh về đường hô hấp này. Do đó, không hẳn khi trẻ khóc nhiều thì sẽ gây ra bệnh viêm họng.
Tham khảo thêm: Bột sắn dây và công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ
Nguyên nhân vì sao bé khóc nhiều
Như đã đề cập, bé khóc nhiều có thể là bị viêm họng nhưng cũng có thể là các vấn đề khác. Bởi, bệnh viêm họng ở trẻ sẽ kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác của cơ thể. Bố mẹ nên chú ý đến tiếng khóc của con, bởi đó là “thông điệp” mà con muốn truyền tải đến bố mẹ.
Thông qua tiếng khóc, phụ huynh có thể nhận biết được trạng thái và cảm xúc của trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến cho trẻ em quấy khóc nhiều mà bố, mẹ cần lưu ý:
- Khóc nhiều do bé đói: Khi cơ thể bị đói, đối với những em bé chưa biết nói chuyện thì tiếng khóc là lời nói của bé để thể hiện nhu cầu của mình. Đây cũng là điều mà các ông bố, bà mẹ nghĩ đến đầu tiên khi thấy con khóc. Bên cạnh quấy khóc, khi đói trẻ còn có biểu hiện khác là nhóp nhép miệng. Khi đó, mẹ có thể cho con bú hoặc cho con ăn dặm tùy theo từng giai đoạn.
- Bé khóc nhiều do tã bẩn: Nhiều em bé đi tiểu hoặc đại tiện nhiều lần trong tả khiến tả ẩm ướt. Điều này làm cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc. Đây là cách truyền thông điệp cho bố mẹ để được thay tã mới. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có biểu hiện này khi tã bị bẩn, một số bé sẽ không có phản ứng gì. Do đó, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh sạch sẽ cho bé.
- Bé khóc vì muốn được ôm ấp: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, thời gian này bé cần được ôm ấp, vỗ về từ người thân trong gia đình. Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và cảm nhận được sự an toàn khi có sự hiện diện của bố mẹ. Bạn nên giữ cử chỉ, giọng nói và thái độ nhẹ nhàng khi tiếp xúc với con.
- Bé khóc do bị lạnh hoặc nóng: Nhiều yếu tố dẫn đến vấn đề này, điển hình như việc tắm, vệ sinh, thay tã, thời tiết thay đổi sẽ tác động đến cơ thể trẻ. Bé có thể bị lạnh hoặc nóng nực trong người dẫn đến khóc nhiều.
- Khóc nhiều do vấn đề sức khỏe: Khi thấy con vẫn quấy khóc mặc dù đã đáp ứng tất cả nhu cầu của con, lúc này bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Điều này có thể nói lên hiện trạng rằng bé đang gặp một vài vấn đề về sức khỏe. Trong đó có bệnh viêm họng ở trẻ em.
Bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con khóc nhiều. Thay vào đó, hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé. Nếu có biểu hiện lạ, khác thường nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, không nên để bé quấy khóc nhiều trong thời gian dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm họng bằng cây lá bỏng bạn nên biết
Làm thế nào khi bé khóc nhiều?
Khi thấy bé khóc nhiều, bố mẹ không nên để con tự vượt qua cơn khóc mà phải tìm hiểu nguyên do và giúp con xử lý những vấn đề. Nếu con có các dấu hiệu của chứng viêm họng như đã đề cập ở trên, bạn nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng quấy khóc của bé, bố và mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
- Thay tã cho bé: Tã bẫn là một trong số những nguyên nhân khiến bé khóc nhiều. Do đó, bạn hãy kiểm tra xem tã của con có đang bị bẩn không và thay cho con một cái tã mới, sạch sẽ. Lựa chọn loại tã phù hợp cho con để bé được thoải mái, hạn chế tình trạng quấy khóc thường xuyên.
- Gần gũi với bé: Có thể bé không bị viêm họng nhưng khóc nhiều là do bé muốn được nâng niu và ôm ấp. Chính vì thế, bạn có thể ôm bé vào sát ngực, có những cử chỉ âu yếm để bé cảm nhận được tình yêu thương và có cảm giác an toàn. Khi đó, cô bé, cậu bé sẽ nít khóc.
- Cho bé ngậm ti giả: Một số em bé có thói quen ngậm ti giả khi ngủ. Nếu thấy con quấy khóc nhiều, rất có thể do bé thiếu mất “dụng cụ” sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên nhanh chóng vệ sinh ti giả sạch sẽ và cho bé ngậm ti.
- Cho bé ợ hơi: Khi bú bình hoặc bú mẹ, bé có thể nuốt nhiều không khí khiến cơ thể bị khó chịu. Thế nên, sau khi bé ăn no, hãy cho con ợ hơi để giải phóng lượng không khí đã nuốt vào. Thông thường, mỗi khi bú được 15ml hoặc 30ml sữa thì bố, mẹ nên cho bé ợ hơi.
- Chuyển đổi không gian mới: Khi thấy con quấy khóc, mẹ có thể cho bé di chuyển sang một không gian khác. Điều này có thể tạo sự mới lạ cho trẻ, khiến cơn khóc trôi đi dễ dàng. Tuy nhiên, phụ huynh nên chú ý, không nên đưa con đi ra ngoài khi trời nắng nóng, không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi có thể khiến bé bị viêm họng.
Ngoài những biện pháp kể trên, khi thấy con khóc, bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp khác để xoa dịu sự khó chịu trong cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc để tiếng khóc trở thành thói quen của trẻ nhỏ. Không nên đáp ứng tất cả mọi việc con muốn làm mà cần sàng lọc vấn đề nào nên xử lý và vấn đề nào không nên.
Tham vấn với ý kiến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc của bé diễn ra thường xuyên. Nhất là khi cơ thể bé có kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường. Không nên chủ quan, lơ là nếu thấy con khóc nhiều. Thay vào đó, bố, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?”. Để đảm bảo sức khỏe cho con, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm, càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả nhanh & lưu ý
- 7 mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!