Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Viêm họng có ăn măng được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Măng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, tốt cho hệ thống tim mạch,…Bởi vì mang nhiều lợi ích nên măng trở thành một món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Vậy, người đang bị viêm họng có ăn được loại thực phẩm này không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Viêm họng có được ăn măng không?

Theo ghi chép y học cổ truyền, măng tre có tính hàn, vị ngọt tự nhiên. Loại cây này có công dụng giải độc, thanh nhiệt, hóa đàm khí cho cơ thể. Không chỉ là món ăn ngon miệng, măng còn mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?
Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Trong đó có công dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết đến. Dưới đây là các lợi ích mà măng đem đến cho con người:

  • Giúp kháng khuẩn: Măng tre có chứa chất giúp kháng khuẩn, virus. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng măng để phòng ngừa một số bệnh hình thành bởi virus.
  • Khả năng chống viêm: Ngoài công dụng kháng khuẩn, măng tre còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau, chống viêm. Đặc biệt, những chất có trong măng sẽ giúp phục hồi nhanh những vết loét.
  • Tốt cho hệ hô hấp: Bởi vì lợi ích chống viêm, kháng khuẩn mà măng tre còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Điển hình là các vấn đề như khó thở, ho, hen suyễn, viêm phế quản,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong loại cây này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nhờ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà hệ thống miễn dịch của người bệnh trở nên mạnh khỏe hơn. Đồng thời, sức đề kháng cũng được cải thiện, chống lại sự gây hại của các tác nhân từ môi trường.
  • Hỗ trợ giảm cân: Vì giàu chất xơ nên măng có thể giúp người thừa cân béo phì giảm mỡ hiệu quả. Bên cạnh đó, măng chứa ít đường và lượng calo thấp, nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng có thể lựa chọn thực phẩm này.

    Viêm họng có được ăn măng không?
    Măng tre mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người
  • Chống ung thư: Chất oxy hóa mạnh mẽ cùng với phytosterol trong măng là thành phần giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, ức chế các khối u dị dạng hình thành trong cơ thể.
  • Bảo vệ tim mạch: Măng có lượng kali, selen,…khá dồi dào. Những dưỡng chất này có công dụng tốt cho hoạt động của hệ thống tim mạch. Ngoài ra, vì lượng chất xơ lớn nên giúp cơ thể đào thải bớt lượng cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, măng tre còn giúp cơ thể điều trị chứng khó tiêu, giải cảm mạo, giảm sốt,…khá hiệu quả. Chính vì những lợi ích tuyệt vời như thế, người bệnh viêm họng vẫn có thể sử dụng măng tre trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Thế nhưng, bạn cần nên lưu ý, không phải loại măng nào cũng tốt cho sức khỏe. Việc chế biến đóng vai trò quan trọng giúp bảo tồn giá trị dinh dưỡng có trong măng. Nhiều trường hợp chế biến sai cách gây ra ngộ độc cho người bệnh. Do đó, bạn nên lưu ý đến vấn đề này để hạn chế những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục

Đối tượng không nên ăn măng

Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể con người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn măng tre. Những đối tượng không nên sử dụng thực phẩm này, bạn đọc nên chú ý là:

  • Trẻ em: Lượng axit oxalic có trong măng tre có thể gây cản trở hấp thụ canxi và kẽm trong cơ thể trẻ. Vì thế, để trẻ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thì không nên cho trẻ ăn măng tre.
  • Phụ nữ mang thai: Ngoài axit oxalic không thích hợp cho trẻ nhỏ. Măng tre còn chứa cyanide. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành axit xianhidric, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Người mắc bệnh thận: Axit oxalic có trong măng một khi kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận. Vì thế, để tránh tình trạng thận bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường, người mắc bệnh thận không nên sử dụng loại thực phẩm này.
  • Người bị đau bao tử: Trong măng tre có cyanide, khi gặp enzym trong bao tử có thể chuyển thành cyanhydric. Lúc này, người bệnh bắt đầu xuất hiện cảm giác đau bao tử. Do đó, nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh này nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh sử dụng măng tre.

    Đối tượng không nên ăn măng
    Người bị đau bao tử, phụ nữ mang thai, người bệnh gout,…không nên ăn măng
  • Người bị bệnh gout: Lượng axit uric trong máu người bệnh gout có thể tăng cao nếu ăn măng tre. Chính vì thế, để hạn chế các nguy cơ, người bệnh không nên ăn măng.
  • Người bị gãy xương: Măng có chứa axit oxalic khiến cho quá trình hấp thụ kẽm, canxi bị ức chế. Từ đó, quá trình phục hồi vết thương trở nên chậm cải thiện. Do đó, người gặp vấn đề về xương khớp không nên sử dụng thực phẩm này.
  • Người đang sử dụng aspirin: Thuốc aspirin khi vô tình kết hợp chung với măng tre có thể khiến dạ dày bị kích ứng dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Những người đang gặp một trong số các vấn đề kể trên không nên sử dụng măng tre vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm khác đảm bảo sức khỏe, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Nên ăn măng như thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh viêm họng?

Vậy đối với những đối tượng được ăn măng, trong đó có người bệnh viêm họng thì nên sử dụng thực phẩm này như thế nào? Có nhiều phương pháp chế biến măng tre ngon mà người bệnh có thể áp dụng. Dưới đây là gợi ý cho bạn đọc những dạng nên ăn và tránh ăn đối với măng tre:

Các món măng người bệnh viêm họng có thể ăn

Chế biến măng càng thanh đạm, ít gia vị càng phù hợp cho người đang bị viêm họng:

  • Măng luộc: Không cần phải chế biến quá cầu kỳ, bạn có thể luộc kỹ măng với một ít mật ong để tăng vị ngọt cho món ăn. Ngoài ra, mật ong cũng giúp giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm mà viêm họng gây ra. Phương thức này cũng dễ thực hiện, bạn chỉ cần mua măng về sơ chế sau đó bỏ vào nồi luộc là đã có ngay món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe.

    Nên ăn măng như thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh viêm họng?
    Chế biến măng với các món càng thanh đạm càng tốt cho sức khỏe, nhất là người đang bị viêm họng
  • Măng xào gừng: Gừng có chứa gingerol, công dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu các tổn thương bên trong cổ họng. Chính vì thế, bạn có thể kết hợp măng và gừng chế biến món ăn vừa thơm ngon vừa giảm viêm họng. Tuy nhiên, bạn nên luộc kỹ măng trước khi xào, chỉ sử dụng ít dầu và thưởng thức món ăn khi còn nóng.
  • Măng xào bông hẹ: Trong lá hẹ chất allicin và sunfit khá dồi dào, chúng được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Công dụng giúp người bệnh tiêu diệt những yếu tố gây hại bên trong đường hô hấp. Kết hợp với măng, món ăn sẽ hỗ trợ người bệnh khắc phục triệu chứng khó chịu ở cổ họng. Tương tự như xào gừng, bạn nên luộc kỹ măng, xào với ít dầu, thịt nạc, bông hẹ. Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức với cơm nóng.
  • Canh măng: Tùy theo sở thích của mỗi người mà bạn có thể chế biến măng theo các cách khác nhau. Nấu canh là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Do canh dễ ăn, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu cùng với thịt vò viên để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tham khảo thêm: Quan hệ xong đau họng – Cẩn thận mắc bệnh xã hội

Các món măng người bệnh viêm họng nên tránh

Bên cạnh những món măng ngon miệng, hấp dẫn, tốt cho sức khỏe kể trên, bạn đọc cũng nên hạn chế sử dụng những dạng măng sau khi đang bị viêm họng:

  • Măng muối chua: Tuy là món ăn kích thích vị giác nhưng người đang bị viêm họng không nên sử dụng măng ở dạng này. Bởi, ớt, muối, chất axit khi măng được muối lâu ngày có thể gây kích ứng cho cổ họng. Tình trạng viêm họng, đặc biệt là ho có thể trở nên nghiêm trọng, khó điều trị dứt điểm.
  • Măng xào nhiều dầu mỡ: Có thể chế biến măng theo phương pháp xào kết hợp với các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, bạn phải hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến. Vì dầu mỡ sẽ làm cho dịch cổ họng tiết ra nhiều hơn, khiến cho những cơn ho kéo dài. 
  • Măng nấu mặn: Chua, cay, nhiều dầu mỡ là những món ăn người bệnh viêm họng nên tránh. Bên cạnh đó, măng nấu quá mặn cũng có thể gây kích ứng cổ họng người bệnh. Do đó, bạn cũng nên tuyệt đối tránh chế biến nêm nếm nhiều muối hoặc những gia vị có vị quá mặn.

    Nên ăn măng như thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh viêm họng?
    Người viêm họng không nên ăn măng muối chua, cay hoặc quá mặn

Măng tre là thực phẩm người bị viêm họng vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh có điều kiện cải thiện tốt, bạn nên lựa chọn cách thức chế biến phù hợp. Tránh tình trạng ăn măng khiến cho cổ họng gặp vấn đề kích ứng, làm các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Viêm họng có nên ăn thịt gà không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Lưu ý khi ăn măng cho người bị viêm họng

Măng tre có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, như đã đề cập, trong măng có chứa chất cyanide khá cao. Vì thế, nếu không sơ chế đúng cách, thực phẩm này có thể chứa độc tính không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người bị viêm họng nên lưu ý vấn đề này:

  • Không nên uống nước của măng tre tươi sống.
  • Măng sử dụng tốt nhất khi đã chuyển sang màu vàng ươm và có mùi chua.
  • Luộc măng kỹ trước khi chế biến. Việc này có thể loại bỏ được chất độc, đồng thời giảm vị đắng tự nhiên của loại cây này.
  • Không nên ăn măng ngâm giấm khi thời gian ủ chưa đủ, điều này có thể khiến cơ thể bị ngộ độc.
  • Ngâm măng khô với nước vo gạo, để qua đêm trước khi sử dụng. Trước khi chế biến món ăn, lấy ra rửa sạch và chần với nước sôi. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: “Viêm họng có được ăn măng không?”. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên lưu ý những món măng nên tránh trong quá trình điều trị bệnh. Điều này sẽ giúp hạn chế xảy ra các vấn đề không mong muốn, bảo vệ sức khỏe, giúp bệnh nhanh chóng cải thiện.

Có thể bạn quan tâm

Top 7 loại thuốc trị viêm họng tốt và được tin dùng nhất hiện nay

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị kê toa hoặc không kê toa như thuốc...

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ...

Vì sao viêm họng gây nổi hạch? Có nguy hiểm không?

Viêm họng gây nổi hạch là hiện tượng rất đỗi bình thường khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công....

Viêm họng khạc ra máu – Khám chữa ngay kéo nguy!

Viêm họng khạc ra máu là một tình trạng nghiêm trọng, biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác...

Sai lầm vì cấm trẻ ăn kem, uống nước đá khi bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nhiều bố mẹ đã không cho bé ăn kem, uống nước đá hoặc đồ lạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *