Lá hẹ và công dụng chữa viêm họng khiến bạn bất ngờ

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp có thể khắc phục được các triệu chứng đau rát, vướng víu, khó chịu trong cổ họng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp. 

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả
Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả

Vì sao có thể chữa viêm họng bằng lá hẹ?

Hẹ là một loại gia vị được sử dụng để nấu nhiều món ăn khác nhau. Vì chúng có mùi vị rất đặc trưng nên có thể dễ dàng dùng chúng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bên cạnh việc được dùng như một loại thực phẩm, hẹ còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, chữa viêm họng bằng lá hẹ là cách điều trị mang lại tác dụng tốt, an toàn. Vậy do đâu mà lá hẹ có thể chữa được viêm họng?

Theo ghi chép từ Đông y, hẹ có vị cay ngọt, tính ấm, có khả năng trợ vị khí, ôn trung, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, tán ứ huyết, cổ thận tinh. Y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng, trong thành phần của loại cây này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh. Cụ thể, lá hẹ chứa một lượng nước lớn, chiếm tới 85%. Nó cũng chính là nguồn cung cấp chất potassium, sắt, vitamin A, C rất dồi dào. Những chất này lại rất cần thiết cho cơ thể.

Hơn thế nữa, vị cay đặc trưng của lá hẹ là do chúng chứa sulfide. Chất này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, sulfide còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin B1 và vitamin A được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chính vì những lý do này mà ta thấy chữa viêm họng bằng lá hẹ cũng là một cách điều trị nên tham khảo và thực hiện.

Tìm hiểu các cách chữa viêm họng bằng lá hẹ

Bạn có thể sử dụng lá hẹ để điều trị viêm họng bằng những cách sau đây:

1. Chữa viêm họng bằng lá hẹ hấp đường phèn

Để giảm cảm giác nóng rát trong cổ họng, bạn có thể dùng lá hẹ hấp đường phèn để điều trị. Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 1 nắm lá hẹ
  • Đường phèn

+ Cách thực hiện: 

  • Đem lá hẹ đi rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào bát.
  • Thêm đường phèn vào rồi trộn đều. Sau đó cho chúng vào nồi và hấp cách thủy.
  • Sau khi thấy lá hẹ đã chín nhừ, tắt bếp và sử dụng. Để mang đến công dụng tốt, bạn nên ăn cả cái lẫn nước.
  • Nếu đối tượng sử dụng là trẻ em, hãy chắt lấy nước rồi cho con uống. Cứ thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa. Cứ dùng như vậy trong khoảng 2 – 3 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm bớt.

2. Kết hợp mật ong và lá hẹ chữa viêm họng

Có thể kết hợp mật ong và lá hẹ để chữa viêm họng
Có thể kết hợp mật ong và lá hẹ để chữa viêm họng

Không chỉ có lá hẹ mà mật ong cũng là một loại nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Do đó, nó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về đường ruột, đường hô hấp. Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Khi kết hợp giữa lá hẹ và mật ong thì hiệu quả của bài thuốc lại được tăng lên gấp nhiều lần. Để chữa viêm họng bằng cách này, bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

+ Chuẩn bị:

  • Lá hẹ
  • Mật ong nguyên chất.

+ Cách làm:

  • Đem lá hẹ đi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ.
  • Cho lá hẹ vào bát, thêm 1 – 2 thìa mật ong vào và khuấy đều.
  • Đem bát hỗn hợp trên cho vào nồi rồi hấp cách thủy. Khi thấy lá hẹ đã chín nhừ thì tắt bếp và lấy ra để sử dụng.

Vì hẹ hấp mật ong rất dễ uống, do đó bạn có thể ăn cả nước lẫn cái. Cách chữa trị này có thể làm giảm ho, giúp thông thoáng cổ họng, long đờm và làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

3. Bài thuốc từ lá hẹ, nghệ, chanh chữa viêm họng

Tương tự như hẹ, chanh và nghệ cũng được xem là một loại “kháng sinh” tự nhiên. Nó được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: Đau dạ dày, cảm lạnh, cảm cúm, chữa bầm tím trên da, trị sẹo… Đặc biệt là được dùng để điều trị viêm họng. Để thực hiện cách điều trị này, bạn làm theo cách sau đây:

+ Cách 1: 

  • Chuẩn bị: 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi, 1 quả chanh tươi.
  • Cách làm: Nghệ gọt vỏ, đem rửa sạch , giã nát. Hẹ cũng mang đi rửa sạch, để ráo và xắt nhỏ. Cho lá hẹ, nghệ, chanh tươi, ít đường vào chung một cái tô và trộn đều. Sau đó, đem bát hỗn hợp trên đi hấp cách thủy để sử dụng.
  • Nên ăn hỗn hợp này trước bữa ăn để mang đến tác dụng tốt. Chỉ cần thực hiện thường xuyên khoảng vài ngày, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được giảm bớt.

+ Cách 2: 

Với cách làm thứ 2 này, bạn cũng chuẩn bị nguyên liệu tương tự như cách 1. Sau đó, thực hiện theo các bước như dưới đây:

  • Hãy dùng nguyên cả củ nghệ, không cần gọt vỏ. Đem chúng cho vào bếp than rồi nướng cho chín. Sau đó, lấy chúng ra, bóc lớp vỏ bên ngoài rồi giã nát.
  • Cho nghệ, lá hẹ, nước cốt chanh, ít đường vào cái bát lớn rồi trộn đều. Đem đi hấp cách thủy cho chín là có thể sử dụng được.
  • Nếu như cách 1, bạn nên dùng trước bữa ăn thì với cách thực hiện thứ 2 này, hãy ăn trước khi đi ngủ. Nó sẽ mang đến tác dụng tốt cho bạn.

4. Cách chữa viêm họng bằng lá hẹ hấp gừng

Thường xuyên ăn hẹ hấp gừng sẽ làm giảm được các triệu chứng do viêm họng gây ra
Thường xuyên ăn hẹ hấp gừng sẽ làm giảm được các triệu chứng do viêm họng gây ra

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng nấm, kháng viêm rất tốt. Do đó, nó thường được dùng nhiều để chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh khác của đường hô hấp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, gừng đem đến tác dụng rất tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Để áp dụng cách điều trị này, bạn cần thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 25g gừng tươi.
  • 250g lá hẹ.

+ Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ, đem đi rửa sạch. Lá hẹ sau khi đem đi rửa sạch thì cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bát, thêm chút đường vào và trộn đều. Đem chúng đi hấp cách thủy cho chín và đem ra sử dụng. Cũng giống như các cách khác, bạn nên ăn cả cái lẫn nước để mang đến hiệu quả như mong muốn.

Một vài lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá hẹ

Dùng lá hẹ chữa viêm họng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó, nó phù hợp để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần sử dụng các bài thuốc này thường xuyên và trong thời gian khá dài thì mới thấy được hiệu quả của nó.
  • Vì đây là cách chữa trị từ dân gian, hiệu quả của bài thuốc này có phát huy tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hay nói cách khác, không phải ai sử dụng bài thuốc này cũng mang đến tác dụng như mong muốn. Do đó, sau một thời gian chữa trị nếu thấy các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.
  • Ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Để làm giảm được các cảm giác khó chịu do viêm họng gây ra, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, canh gà, cháo ngao, lòng trắng trứng… Đồng thời, tránh xa các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để loại sạch vi khuẩn.
  • Không nên uống nước đá và các thức ăn lạnh khi bị viêm họng.

Bệnh viêm họng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa, viêm màng não… Do đó, cần phải có biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bột sắn dây có công dụng chữa viêm họng

Bột sắn dây và công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ

Ngoài công dụng giải nhiệt sinh tân, bột sắn dây còn có công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ....

Trẻ bị viêm họng hạt cha mẹ nên làm gì ?

Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Nếu phụ huynh không...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng quả Kha tử được dùng phổ biến

Khám phá công dụng chữa ho của quả kha tử

Chữa ho bằng quả kha tử là một trong những phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu...

Bệnh viêm họng kéo dài nhiều ngày coi chừng căn bệnh nguy hiểm

Viêm họng có thể gây cảm giác đau, khó chịu, khàn giọng và nóng rát khi nuốt. Bệnh thường tái...

Viêm họng ở trẻ em: Cha mẹ cần nhận biết và điều trị bệnh kịp thời

Đau ở cổ họng, ngứa rát, khó nuốt,... là triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường hay mắc phải....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *