Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Viêm họng hạt khi mang thai xảy ra khi sản phụ không điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dứt điểm. Bệnh lý này có thể được kiểm soát nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách.

chữa viêm họng hạt khi mang thai
Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân phổ biến là do nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập.

Nếu không khắc phục kịp thời, nhiễm trùng cổ họng có thể kéo dài và gây ra viêm họng hạt. Viêm họng hạt là tình trạng các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng.

Khác với viêm họng cấp tính, viêm họng hạt là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

1. Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu?

Nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm trùng đường hô hấp và kích thích hạt lympho sưng viêm là do vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn , phế cầu và Hemophilus influenza,…

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm họng hạt còn do những yếu tố sau:

  • Rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể nhạy cảm hơn với những tác nhân bên ngoài.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc, không khí ô nhiễm,…

2. Triệu chứng viêm họng hạt ở sản phụ

Viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai có biểu hiện tương tự như viêm họng hạt ở các trường hợp khác.

chữa viêm họng hạt khi mang thai
Viêm họng hạt gây ho khan, ho kéo dài, khô rát và khó chịu ở cổ họng

Triệu chứng phổ biến của viêm họng hạt, bao gồm:

  • Quan sát hầu họng nhận thấy các đốm đỏ nhỏ, thường mọc tập trung.
  • Ho dai dẳng thường không kèm đờm
  • Đau nhức tai
  • Thở khó nên đa phần thở bằng miệng
  • Cổ họng đau rát, khó chịu

3. Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây ra dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, niêm mạc cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và phát sinh những biến chứng khác như áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm thanh quản,…

Nên làm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai?

Việc áp dụng các phương pháp điều trị không thích hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy khi phát sinh các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu xác định bạn mắc bệnh viêm họng hạt, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng để nuôi cấy và xác định vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh nhóm beta-lactam có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và thời gian sử dụng.

Sử dụng kháng sinh cần phải duy trì liên tục trong 7 – 10 ngày để ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Dừng thuốc sớm hơn thời gian được chỉ định có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát hay thậm chí làm phát triển một số chủng vi khuẩn kém nhạy cảm với thuốc.

bị viêm họng hạt khi mang thai
Sản phụ có thể dùng kháng sinh nhóm beta-lactam và Paracetamol để cải thiện bệnh viêm họng hạt

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, có thể dùng chế phẩm chứa Paracetamol cho phụ nữ mang thai để cải thiện một số triệu chứng như đau nhức, nóng sốt,…

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ. Nhóm thuốc này có thể gây quái thai, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ.

Viêm họng hạt có thể gây ho khan kéo dài. Tuy nhiên bác sĩ thường không kê toa thuốc giảm ho trong thời gian mang thai – trừ trường hợp cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai.

Biện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai

Việc dùng thuốc trong điều trị dài hạn khi đang mang thai không được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy bạn cần phối hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

  • Uống từ 2.5 – 3 lít mỗi ngày để làm dịu và hạn chế tình trạng khô cổ họng. Ngoài ra việc uống đủ nước còn ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai.
  • Pha một ly nước mật ong ấm, uống vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ để làm giảm ho và cải thiện nóng rát ở họng. Mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và chống viêm, có tác dụng ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
  • Ngậm và súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/ ngày để làm sạch răng miệng, kháng khuẩn và giảm sưng viêm.
  • Nếu cơn ho dai dẳng, bạn có thể uống trà gừng để cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Ngoài ra, nên chú trọng vào những nhóm thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như trái cây, rau xanh, sữa, thịt, trứng,…

Nếu điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh viêm họng hạt khi mang thai sẽ được kiểm soát và hiếm khi gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp bệnh đi kèm với triệu chứng nổi hạch hoặc nóng sốt nghiêm trọng, bạn nên chủ động đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tham khảo thêm: Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?

Sai lầm vì cấm trẻ ăn kem, uống nước đá khi bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nhiều bố mẹ đã không cho bé ăn kem, uống nước đá hoặc đồ lạnh khác vì sợ bé bị ho, bệnh lâu khỏi hơn....

7 cách chữa viêm họng cho bà bầu cực an toàn, hiệu quả

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm họng trong thời gian mang thai có thể gây ra tác dụng không...

Thông tin về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát...

Bị viêm họng cấp khi mang thai cần phải được thăm khám và chữa trị sớm

Bị viêm họng cấp khi mang thai chị em cần lưu ý

Bị viêm họng cấp khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó không chỉ làm ảnh hưởng...

Bị viêm họng hạt nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Nhằm giúp bệnh tình chuyển...

Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì ?

Đốt viêm họng hạt là thủ thuật xâm lấn khá phổ biến. Phương pháp này thường được thực hiện khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *