Viêm họng gây hôi miệng và cách xử lý đơn giản

Hôi miệng khi bị viêm họng là vấn đề nhiều người mắc phải. Hơi thở có mùi khó chịu khiến cho nhiều người cảm thấy lúng túng, ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp. Mặc dù khá phiền toái nhưng đây không là vấn đề quá phức tạp và khó điều trị. Việc trị chứng hôi miệng khi bị viêm họng chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ tác nhân gây bệnh và thay đổi thói quen vệ sinh họng hằng ngày.

viêm họng gây hôi miệng
Hôi miệng khi bị viêm họng là vấn đề nhiều người mắc phải.

Tại sao viêm họng gây hôi miệng?

Viêm họng là tình trạng lớp màng nhầy bên trong hầu, họng bị sưng viêm do bị virus (virus rhino, adeno, cúm, vi rút hợp bào đường thở, sởi…) và vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, tụ cầu vàng…) tấn công. Bên cạnh triệu chứng đau, rát họng, sốt, mệt mỏi, khàn giọng, hạch ở cổ, nhiều người còn đối mặt với chứng hôi miệng.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở phát ra từ miệng có mùi khó chịu. Người ta tìm thấy nhiều vi khuẩn gây bệnh viêm họng khu trú trên thành họng, bề mặt họng, mảng bám quanh răng, lưỡi, chất đờm… Khi đưa thức ăn vào cơ thể, vi khuẩn gây hôi miệng tồn tại trong khoang miệng sẽ nhanh chóng phân giải protein thành các axit amin và chất bay hơi có chứa lưu huỳnh (VSC) gây nên mùi hôi khó chịu.

Làm thế nào để biết mình bị hôi miệng do viêm họng?

Hôi miệng khiến cho nhiều người lúng túng, ngại ngùng trong giao tiếp. Hoặc tệ hơn, có người không tự nhận ra được vấn đề của bản thân hoặc không được người khác cho biết. Việc tự đánh giá hơi thử ngay lúc này thực sự cần thiết.

Bạn có thể kiểm tra xem mình có bị hôi miệng khi bị viêm họng hay không bằng cách thực hiện các thao tác sau đây:

  • Úp hai lòng bàn tay vào nhau, thở mạnh rồi đưa lên mũi ngửi.
  • Liếm vào cổ tay, chờ đến khi nước bọt khô rồi ngửi cổ tay.
  • Nhờ người thân ngồi đối diện & thở ra để họ cảm nhận,đánh giá.
  • Đến gặp chuyên gia để được xác định cụ thể mức độ hôi miệng.

Cách xử lý nhanh chứng hôi miệng do viêm họng

Hôi miệng do viêm họng không phải là vấn đề phức tạp, khó điều trị. Để loại bỏ mùi hôi khó chịu nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai singum, kẹo cao su không đường giúp cơ thể tăng tiết nước bọt. Nước bọt nhiều sẽ kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, hương thơm trong các loại sản phẩm kẹo cao su cũng giảm nguy cơ sâu răng và giúp hơi thở thơm mát, loại bỏ hơi thở nặng mùi.

hôi miệng do viêm họng
Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt, giảm hôi miệng.

Dùng xịt khử hôi miệng

Với những ai đảm nhận công việc mang tính chất chất giao tiếp nhiều, vì lịch sự không thể dùng kẹo cao su, thuốc xịt hôi miệng được xem là “cứu tinh” trong trường hợp này. Chỉ cần 1 – 2 nhát xịt, mùi hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Uống nhiều nước

Miệng khô, thiếu nước và ẩm là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi. Đây cũng chính là lý do hơi thở của bạn nặng mùi hơn vào buổi sáng. Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng khô miệng, đồng thời rửa trôi mảng bám, vi khuẩn bám trên răng, thành họng, giảm mùi hôi khó chịu.

Ăn hoa quả, rau củ giòn, tươi

Một số hoa quả, rau củ tươi giúp “kì cọ” răng của bạn, giảm chứng hôi miệng rất tốt, chẳng hạn: cà rốt, cần tây, táo.

Nhai bạc hà, húng quế, húng tây

Đây là những loại thực vật có hương mạnh, có khả năng lấn át mùi hôi miệng khó chịu. Bên cạnh đó, bạc hà, húng quế, húng tây còn có tính sát khuẩn cao. Mặc dù khả năng loại bỏ tác nhân gây hôi miệng chưa đủ mạnh nhưng những chất này có thể kiểm soát hoạt động của chúng khá tốt.

Ăn sữa chua

Sữa chua có chứa vi khuẩn lành mạnh được gọi là lactobacillus. Những vi khuẩn lành mạnh này có thể giúp chống lại vi khuẩn có hại ở đường ruột. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sữa chua có thể giúp giảm hôi miệng.

Uống nước chanh, cam

Chanh, cam được biết đến là một loại trái cây chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Với những người bị hôi miệng do viêm họng, bổ sung cam và chanh cũng là một trong những giải pháp giúp khắc phục vấn đề trên hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp tăng sản xuất nước bọt, có thể giúp loại bỏ mùi hôi miệng. Ngoài ra, vitamin trong chanh, cam cũng giúp làm tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể do viêm họng.

ĐỌC NGAY: 7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh (Lá + Quả) Hiệu Quả Dễ Áp Dụng

Uống trà xanh hoặc trà đen

Hai loại trà này đều chứa polyphenol – chất có khả năng loại bỏ hợp chất lưu huỳnh, giảm hôi miệng.

Súc miệng với baking soda hoặc giấm táo

Baking soda – còn được gọi là sodium bicarbonate, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách hiệu quả. Để làm nước súc miệng baking soda, thêm 2 muỗng cà phê nguyên liệu trên vào 1 cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra.

Súc miệng bằng giấm táo cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp loại bỏ chứng hôi miệng. Giấm chứa một loại axit tự nhiên gọi là axit axetic. Khi dùng để súc miệng, chúng sẽ tạo môi trường axit ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể thực hiện bằng cách thêm 2 muỗng canh giấm táo trắng hoặc táo vào 1 cốc nước, súc miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo xử lý nhanh chứng hôi miệng do viêm họng

Bên cạnh việc áp dụng những giải pháp có tính chất tạm thời trên để loại bỏ nhanh mùi hôi của miệng, trong quá tình điều trị, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng

Đánh răng thường xuyên: Hai tác nhân chính khiến cho hơi thở nặng mùi là mảng bám thức ăn phân hủy và vi khuẩn. Các kẽ răng, ngóc ngách trong khoang miệng chính là “mảnh đất màu mở” để chúng trú ẩn và hoạt động. Do đó, bạn nên đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải cả nướu và lưỡi để loại bỏ chúng khỏi khoang miệng.

cách trị hôi miệng do viêm họng
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ chứng hôi miệng.

Vệ sinh lưỡi: Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi gai lưỡi và cấu nhú – đây là nơi vi khuẩn tập trung nhiều nhất trong miệng. Do đó, bạn cần chú ý chải lưỡi để góp phần đẩy lùi hơi thở có mùi.

Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày: Đây cũng là một trong những thao tác quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua khi vệ sinh răng miệng. Chỉ nha khoa giúp lấy đi mảng bám thức ăn trên răng mà bàn chải không thể thực hiện. Khi chúng được loại bỏ, hơi thở nặng mùi cũng được giảm đi rất nhiều.

Dùng nước súc miệng: Dung dịch súc miệng có tác dụng giữ cho họng của bạn thơm tho, ẩm ướt và ngăn chứng hôi miệng. Bạn nên chọn sản phẩm có chứa chlorine dioxide.

Thay đổi thói quen ăn uống

Tránh xa thực phẩm nặng mùi: Ăn nhiều thực phẩm nặng mùi có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hôi miệng. Một số thực phẩm bạn nên hạn chế dùng là: tỏi, tỏi tây, hẹ tây…

Tránh xa cà phê, rượu: Rượu, cà phê có chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng thay đổi môi trường trong miệng, tạo điều kiện vi khuẩn hôi miệng sinh sôi, phát triển.

Điều trị sớm bệnh viêm họng

Chứng hôi miệng do viêm họng thường có xu hướng biến mất sau khi bệnh khỏi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7  ngày mà không cần áp dụng biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi cũng như sớm thoát khỏi triệu chứng khó chịu bằng cách kết hợp dùng thuốc, mẹo trị bệnh tự nhiên với việc thay đổi lối sống và dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, chóng khỏi bệnh.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân bệnh viêm họng gây hôi miệng và cách khắc phục. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bị viêm họng hạt nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Nhằm giúp bệnh tình chuyển biến tích cực, cần xem xét mức độ triệu chứng...

Chữa viêm họng bằng quả quất cực đơn giản và rẻ tiền

Chữa viêm họng bằng các bài thuốc từ quả quất là một phương pháp chữa bệnh dân gian được khá...

Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn...

Bệnh viêm họng kéo dài nhiều ngày coi chừng căn bệnh nguy hiểm

Viêm họng có thể gây cảm giác đau, khó chịu, khàn giọng và nóng rát khi nuốt. Bệnh thường tái...

Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Sổ mũi đau họng là một triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp trên. Triệu chứng này có thể...

Nước ép dứa trị viêm họng: Liệu có phải là sự thật ?

Thay vì sử dụng thuốc, các bạn có thể uống nước ép dứa trị viêm họng. Thức uống này không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *