Bệnh Viêm Gan B Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?
Viêm gan B có tự khỏi không là một trong những mối bận tâm lớn của nhiều người. Theo đó, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian đầu ủ bệnh nhưng nếu nó đã phát triển sang các giai đoạn nặng hơn, các chức năng gan bị suy giảm mạnh mẽ thì lúc này tỷ lệ khỏi bệnh là rất thấp. Rất có thể người bệnh sẽ phải có các bệnh pháp kiểm soát nhất định để sống chung với bệnh suốt đời.
Tổng quan về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là một trong những bệnh lý có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của nhiều người dân trên thế giới, nó được xếp vào nhóm những bệnh lý nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo các thống kê cho rằng, trong những năm qua, thế giới đã có hơn 400 triệu người mắc bệnh, trong đó nước ta chiếm đến 20%, đây là một con số đáng báo động và nó cho thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tiêm ngừa phòng bệnh.
Viêm gan B thông thường không có những dấu hiệu bệnh rõ ràng, vì thế rất nhiều bệnh nhân phát hiện mình mắc phải tình trạng này khi tình cờ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Không những vậy, tình trạng bệnh lúc này còn đang có dấu hiệu bước sang giai đoạn nặng và có nguy cơ tiến triển sang mãn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bạn có thể cảm nhận rõ ràng các triệu chứng là cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn uống không ngon, vàng da và mắt,…
Những đường lây nhiễm của bệnh được ghi nhận thông qua 3 đường chính là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Theo thống kê có khoảng 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhiễm viêm gan B sẽ phát triển thành mãn tính. Và để ngăn chặn vấn đề này, trẻ sơ sinh thường được chỉ định tiêm phòng vacxin ngay từ khi sinh ra trong vòng 24h (nếu đủ điều kiện) để giúp hình thành kháng thể gây bệnh hiệu quả.
Viêm gan B có tự khỏi không?
Khi virus viêm gan B đi từ cơ thể người bệnh sang người lành sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng. Đây chính là thời điểm vàng để người bệnh dần loại bỏ chủng virus này ra khỏi cơ thể bằng cách hình thành hệ miễn dịch (đối với trường hợp đã từng tiêm phòng vắc xin viêm gan B). Theo đó, khả năng tự khỏi bệnh của người đã có tiêm phòng trước đó là rất cao, có thể lên đến 95% đối với người lớn, trẻ em và 90% với người từ 40 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, vẫn không loại từ trường hợp từ 5 – 10% còn lại sẽ không có khả năng đào thải hoàn toàn các virus mà chúng vẫn còn tồn tại trong cơ thể khiến cho người bệnh và có khả năng phát triển thành các biến chứng nặng hơn. Thông thường, trường hợp này thường được ghi nhận đối với những người có hệ miễn dịch kém phát triển hoặc có thể không thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo lịch tiêm phòng của Bộ y tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc tự khỏi bệnh hoàn toàn chỉ được ghi nhận ở người trưởng thành, còn đối với trẻ em tỷ lệ này có thể thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là đối với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hệ miễn dịch lúc này phát triển chưa đầy đủ và vẫn chưa được hoàn thiện nên khả năng tạo ra kháng thể phòng bệnh vẫn chưa mạnh mẽ.
Trong một số thống kê cho rằng, chỉ có khoảng 10% trẻ em tự khỏi khi bị viêm B cấp tính và có đến 90% số ca tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Vì thế, để kết luận viêm gan B có tự khỏi được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cơ địa của người bệnh, tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn hãy tự bảo vệ bạn thân của mình và các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả bằng việc tiêm phòng đầy đủ.
Viêm gan B mất bao lâu thì tự khỏi?
Viêm gan B như đã nói sẽ tự khỏi trong giai đoạn ủ bệnh nếu đã được tiêm phòng đầy đủ. Thông thường, thời gian này kéo dài nhất trong khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể ủ bệnh trong khoảng 75 ngày nhưng sẽ thay đổi trong khoảng 30 – 180 ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sức đề kháng, lối sống sinh hoạt, thói quen ăn uống,… Thậm chí trong một số trường hợp chỉ kéo dài bệnh trong 4 – 6 tuần.
Vì thế, người nhiễm viêm gan B mất bao nhiêu thời gian để tự khỏi bệnh thường không có kết luận chính xác. Bên cạnh những yếu tố trên thì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của mỗi người bởi nó sẽ giúp quá trình đào thải virus diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên nó chỉ có tỷ lệ lành bệnh cao và nhanh chóng ở người lớn còn đối với trẻ em thì nên tiến hành điều trị chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát bệnh.
Đối với những trường hợp nhiễm bệnh mà cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể tiêu diệt virus do chưa tiêm phòng trước đó, hoặc đã tiêm phòng nhưng kháng thể tạo ra không đủ khả năng ức chế hoạt động của virus thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và bạn có thể sẽ phải sống chung với virus suốt đời.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
Bệnh lý viêm gan B luôn là một mối nguy hại lớn khiến cho nhiều người lo lắng về sức khỏe của mình khi mắc phải. Vì thế, chủ động phòng bệnh không chỉ có ý nghĩa với sức khỏe của bản thân bạn mà còn bảo vệ người thân và cộng đồng. Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh sau đây:
- Đảm bảo việc thực hiện tiêm chủng đầy đủ đối với trẻ sơ sinh theo đúng quy định của Bộ y tế. Đồng thời, chích ngừa viêm gan B cho người lớn cũng phải được tuân thủ đúng cách. Không những vậy, vì các kháng thể này có nguy cơ giảm sút theo thời gian nên bạn cần đi xét nghiệm để kiểm tra kháng thể HbsAb, nếu có dấu hiệu giảm sút thì nên tiêm phòng lại.
- Nếu trong quá trình sinh hoạt có gây xây xước xuất hiện vết thương hở thì nên sát trùng cẩn thận và có biện pháp bảo vệ đúng cách. Tránh tuyệt đối việc để vết thương này tiếp xúc với máu của người bệnh vì sẽ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.
- Trong quá trình sinh hoạt nên hạn chế nguy cơ tiếp xúc với người bệnh, nhất là tuyệt đối không nên sử dụng các vật dụng cá nhân chung với các đối tượng này. Đồng thời, khi tiến hành các thủ thuật y tế, bạn cần đảm bảo các dụng cụ được đảm bảo được vô trùng tuyệt đối.
- Nên quan hệ tình dục chung thủy, tránh có những mối quan hệ ngoài luồng bởi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B có thể lây nhiễm qua tinh dịch và dịch âm đạo.
- Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
- Trước khi mang thai nên đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để phòng ngừa tình trạng bệnh, điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi.
- Nên trang bị đầy đủ các kiến thức về phòng bệnh để có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh và cách xử lý phù hợp khi chẳng may mắc bệnh.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề “Bệnh viêm gan B có tự khỏi không? Mất bao lâu?”, hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đảm bảo có các biện pháp can thiệp đúng cách để tăng khả năng trị khỏi bệnh, đồng thời chủ động trong việc phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Theo đó, tiến hành tiêm chủng đầy đủ được khuyến cáo thực hiện đầy đủ ở cả người lớn và trẻ em.
Có thể bạn quan tâm
- Nhận biết biểu hiện của bệnh viêm gan B giai đoạn đầu
- Viêm gan B mãn tính là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!