Chích Ngừa Viêm Gan B Đầy Đủ Rồi Có Bị Lây Không?

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không? là vấn đề thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Thông thường, bệnh lý này có thể lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con và nếu được thực hiện tiêm phòng đầy đủ có thể cho hiệu quả ngăn ngừa lây lan bệnh lên đến 95% ở cả trẻ em và người lớn.

Virus viêm gan B lây như thế nào?

Người mắc phải bệnh viêm gan B thường được tìm thấy loại virus này chủ yếu qua đường máu và các dịch cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo. Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu và cả sữa mẹ, tuy nhiên hàm lượng rất nhỏ nên không thể lây truyền qua các đường này. Người bệnh cần hiểu rõ về các đường di truyền bệnh như sau:

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...) thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.
Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không
Virus viêm gan B lây chủ yếu qua đường máu và các dịch cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo.

1. Lây qua đường máu

Trường hợp viêm gan B lây qua đường máu nếu máu của người bị nhiễm bệnh được đưa vào máu người chưa bị nhiễm và không được bảo vệ. Một số nguyên nhân có thể gây lây lan bệnh trong trường hợp này bao gồm:

  • Lây qua đường truyền máu của người bị viêm gan B
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm qua vết thương hở
  • Sử dụng chung một số vật dụng có thể dính máu của bệnh trong quá trình sử dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… hoặc các thủ thuật chảy máu nhổ răng, xăm hình (không đảm bảo điều kiện vô trùng)
  • Các dụng cụ trong quá trình tiến hành phẫu thuật không được xử lý vô trùng tuyệt đối khi sử dụng

2. Lây qua đường quan hệ tình dục

Viêm gan B có thể lây nhiễm qua đường tình dục do quá trình tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo nếu có xảy ra tổn thương trên da. Trong một số nghiên cứu cho rằng, virus viêm gan B  lây qua đường tình dục dễ hơn so với virus HIV từ 50 – 100 lần. Tuy nhiên, cách thức lây nhiễm viêm gan B thường xảy ra khi có các tổn thương niêm mạc, chảy máu trong trường hợp quan hệ bằng miệng, đường hậu môn,…

3. Lây từ mẹ sang con

Trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai thường sẽ có nguy cơ cao lây sang cho trẻ và đây là con đường chủ yếu gây lây nhiễm bệnh lý này trên thế giới. Theo thống kê cho rằng, có đến hơn 1/2 trường hợp người bệnh được ghi nhận qua lây lan bởi con đường này. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ ở mức cao trong quá trình sinh nở và trong khi mang thai chỉ chiếm khoảng 2%.

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không?

Tiêm ngừa viêm gan B cần được tiến hành cho trẻ trong 24h đầu sau sinh để có thể phát huy hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Nếu bị bỏ lỡ qua giai đoạn này, bạn có thể tham khảo quy định chích ngừa viêm gan B cho người lớn để tiến hành một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất. Tại Việt Nam, vacxin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia áp dụng cho tất cả trẻ em được sinh ra.

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không
Chích ngừa viêm gan B đầy đủ giúp hạn chế lây nhiễm có thể lên đến 95% đối với trẻ em, người lớn và 90% đối với những người từ 40 tuổi trở lên.

Việc tiêm vacxin trong trường hợp này sẽ có tác dụng phòng bệnh cho những người chưa nhiễm virus viêm gan B. Đồng thời, nó còn hình thành hệ miễn dịch hiệu quả bởi giúp cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại virus viêm gan B tránh lây nhiễm virus khi có tiếp xúc sau này. Do đó, bạn có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc này và nên tuân thủ tiêm ngừa theo đúng khuyến cáo của Bộ y tế.

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm rất cao khi bạn tiếp xúc với người bệnh. Cụ thể tỷ lệ này có thể lên đến 95% đối với trẻ em, người lớn và 90% đối với những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng phác đồ hoặc tiêm chủng ở những địa chỉ không uy tín, vắc xin có thể bị giảm tác dụng phòng ngừa.

Vacxin phòng chống viêm gan B có tác dụng bao lâu?

Trong một số nghiên cứu cho rằng, các kháng thể trong vacxin phòng chống viêm gan B có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác nhân gây bệnh trong từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, số lượng kháng thể này có thể sẽ bị giảm dần theo thời gian. Vì thế, để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất bạn nên tiêm nhắc 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó.

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không
Các kháng thể trong vacxin phòng chống viêm gan B có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác nhân gây bệnh trong từ 10 – 20 năm.

Đối với những người tiêm loại vacxin này không đủ liều lượng thì cần được kiểm tra và xét nghiệm để xác định chính xác lượng kháng thể anti HBs. Đồng thời, bạn cũng cần được tiêm đầy đủ các mũi tiêm bổ sung (kể cả nếu không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn).

Trên đây là giải đáp về “Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không?” hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Việc thực hiện tiêm chủng loại vacxin này có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của bạn, vì thể hãy đảm bảo tuân thủ tiêm đầy đủ liều lượng theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo.

TIN XEM THÊM

25 thực phẩm tốt cho gan – Thanh lọc cơ thể cần thiết

Gan là một trong những cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Cụ thể...

Không nên suy nghĩ chỉ dùng thuốc tây mới khỏi bệnh

Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Mới Nhất – Điều Cần Biết

Thuốc điều trị viêm gan B chủ yếu có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng bệnh và hỗ trợ...

Chỉ số men gan là gì? Khi nào cảnh báo nguy hiểm?

Trong nhiều trường hợp, chỉ số men gan phản ánh những tổn thương và các vấn đề xảy ra ở...

Xét Nghiệm Kháng Thể Viêm Gan B Là Gì? Làm Ở Đâu?

Xét nghiệm kháng thể viêm gan B là phương pháp được thực hiện để đánh giá đáp ứng miễn dịch...

Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan là thủ thuật đo các hóa chất khác nhau có trong máu do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.