3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Dù không phải là bệnh hiếm gặp, thế nhưng có rất ít người biết được chính xác nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là gì. Bắt đầu từ những cơn đau dạ dày tá tràng, bệnh viêm loét dần phát triển nhanh hơn với mức độ đau đớn hơn, thậm chí là tình trạng xuất huyết trong. Theo đó, biết được các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một vết thương mở trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột. Có hai loại loét dạ dày tá tràng là:
- Loét dạ dày – xảy ra ở niêm mạc dạ dày
- Loét tá tràng – xảy ra ở phần đầu tiên của ruột non – một cơ quan tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét xảy ra khi dịch tiêu hóa làm hỏng thành dạ dày hoặc ruột non. Dịch axit sẽ kích thích đến niêm mạc, khiến dạ dày và ruột non bị viêm sưng. Hai nguyên nhân được cho là chịu trách nhiệm gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là:
1.Vi khuẩn H.pylori
Trong đường ruột có hàng tỉ loại vi khuẩn. Thế nhưng với sự xâm nhập của loại vi khuẩn mang tên Helicobacter pylori (H.pylori), chúng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay.
Cần làm rõ rằng có đến một phần hai dân số thế giới mang theo vi khuẩn H.pylori trong cơ thể. Hầu hết nhiễm H.pylori không bị loét. Nhưng không thể phủ nhận rằng, H.pylori sẽ làm nặng hơn các dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn H.pylori có thể làm tăng lượng axit, phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ và kích thích đường tiêu hóa, khiến dịch axit dễ làm tổn thương đến niêm mạc hơn.
Ngày nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra quyết định chắc chắn về sự lây nhiễm của H.pylori. Thế nhưng nhiều ý kiến tin rằng vi khuẩn H.pylori sẽ lây nhiễm từ người này qua người khác qua đường hôn, dùng chung bàn chải đánh răng, nguồn nước ô nhiễm, …
2. Một số loại thuốc giảm đau
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến nhất phải kể đến nguyên nhân sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên. Các nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, meloxicam,… hoặc aspirin đều sẽ làm dạ dày đến gần hơn với quá trình viêm loét. Ngoại trừ acetaminophen (tylenol).
Thuốc giảm đau dù đem lại tác dụng giảm viêm kháng đau hiệu quả. Thế nhưng nó lại đồng thời ngăn cơ thể tạo ra chất hóa học giúp bảo vệ thành dạ dày và ruột non khỏi axit dạ dày.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác, cùng với NSAID như steroid, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, alendronate, risedronate, có thể làm tăng đáng kể khả năng phát triển bệnh loét.
3. Các yếu tố rủi ro khác
Dù không phải là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, những yếu tố này sẽ làm tăng thêm rủi ro mắc bệnh cho mọi người. Đồng thời, chúng sẽ làm cho tình trạng viêm loét thêm tồi tệ hơn, khó chữa lành hơn. Các yếu tố này bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Thức ăn cay nóng
Loét có thể được liên kết với các điều kiện y tế khác như:
- Những người lo lắng quá mức thường được cho là có một tình trạng gọi là rối loạn lo âu tổng quát .
- Một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng Zollinger-Ellison gây ra loét dạ dày cũng như các khối u ở tuyến tụy và tá tràng.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Trong trường hợp bạn nghi ngờ về tình trạng sức khỏe hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là đau bụng từ rốn đến ngực, mức độ cơn đau có nằm ở mức nhẹ đến nặng, khác nhau ở mỗi người. Một số ít người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ không có dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn đầu.
Các dấu hiệu phổ biến khác là:
- Buồn nôn
- Nôn, nôn ra máu hoặc bã cà phê
- Phân có máu hoặc phân đen, hắc ín
- Sụt cân
- Đau thượng vị
- Khó tiêu, chán ăn
Các chẩn đoán
Hiện nay, thường được áp dụng để phát hiện vết loét dạ dày tá tràng là phương pháp nội soi và X-quang dạ dày.
Cụ thể:
- Nội soi: một ống dài có gắn camera sẽ được đưa vào bên trong cơ thể qua đường thực quản, sau đó đến dạ dày và ruột non để kiểm tra vết loét. Dụng cụ này cũng có thể giúp lấy một mẫu mô dạ dày để làm kiểm tra sau đó.
- Chụp X-quang dạ dày: bệnh nhân sẽ được uống một loại chất lỏng có chứa barium. Sau đó kết quả X-quang dạ dày, thực quản và ruột non sẽ thể hiện rõ vị trí các tổn thương đang xảy ra.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành để kiểm tra nhiễm trùng H.pylori khi nghi ngờ có sự xuất hiện của vi khuẩn gây ra loét. Các phương pháp phổ biến là: test hơi thở tìm vi khuẩn Hp, xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu, …
Sau khi đã có kết quả chính xác, kết hợp với quá trình thăm khám lâm sàng ban đầu, các bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày là gì. Theo đó, một phác đồ điều trị cụ thể nhằm chữa lành những tổn thương tại vết loét và tiêu diệt vi khuẩn (trong trường hợp nhiễm H.pylori) bằng kháng sinh sẽ được diễn ra. Với nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc giảm đau, các bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc trong điều trị cho bệnh nhân để cải thiện.
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng riêng biệt. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn là bạn nghĩ. Nhất là đối với bệnh viêm loét trên, thực đơn dinh dưỡng sẽ thúc đẩy hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Hơn hết, ăn uống là chìa khóa giúp bảo vệ dạ dày tá tràng khỏi sự quay trở lại của bệnh viêm loét.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có khỏi không?
Với điều trị thích hợp, kết hợp với khả năng xác định chính xác nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp chữa lành bệnh. Tuy nhiên việc chữa trị có thể sẽ không đem lại hiệu quả nếu như:
- Người bệnh tự ý ngừng thuốc điều trị trước thời hạn yêu cầu.
- Tiếp tục sử dụng thuốc lá, uống rượu bia
- Sử dụng thuốc giảm đau steroid không theo hướng dẫn của bác sĩ
- Chế độ ăn uống chưa hợp lí: nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, nguồn gốc thực phẩm bẩn,…
- Sinh hoạt: tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, thói quen vệ sinh kém, căng thẳng kéo dài,…
Các bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn để tái khám và theo dõi sau khi điều trị ban đầu để đánh giá sự phục hồi của bạn. Hãy luôn đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn và tuân theo những chỉ dẫn, lời khuyên của bác sĩ điều trị trong quá trình chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh để duy trì tỷ lệ tái phát bệnh ở mức cực thấp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!