Bệnh Viêm Da Cơ Địa Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm ra mãn tính gây ra những triệu chứng khó chịu như da khô, nứt nẻ, bong tróc, nổi mụn nước, ngứa ngáy nghiêm trọng… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của bệnh nhân. Vậy bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Những lý giải của chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này và biết cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược thiên nhiên.

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm ngoài da đặc trưng bởi các triệu chứng thường gặp như nổi mụn nước, ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô da, nứt nẻ, bong tróc… khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay Y học hiện đại chưa thể chỉ ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh có liên quan mật thiết tới yếu tố cơ địa và di truyền.

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn. Bệnh gây ra do các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt, chủ yếu là phong xâm nhập vào cơ thể. Lâu ngày sinh ra nhiệt, dẫn tới huyết táo, không sinh dưỡng được da.

Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa được xếp vào nhóm bệnh da liễu mãn tính, với những triệu chứng bệnh dai dẳng. Bệnh thường bùng phát thành đợt, sau đó thuyên giảm rồi lại tiếp tục tái phát khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

Đây là bệnh viêm da tự miễn, có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch của cơ thể. Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị căn bệnh này, do đó bệnh không thể khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lựa chọn đúng phương pháp và kiên trì điều trị tích cực theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và ngăn chặn tình trạng tái phát xảy ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa hoàn toàn có thể kiểm soát nếu điều trị tích cực.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không? – Cảnh báo từ chuyên gia

Các phương pháp chữa viêm da cơ địa phổ biến

Hiện nay việc điều trị viêm da cơ địa chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh ổn định và ngăn ngừa tái phát trở lại. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:

Chữa viêm da cơ địa bằng Tây y

Trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ (giai đoạn cấp tính):

Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc hoặc kem bôi ngoài da chứa corticosteroid. Hoặc dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như pimecrolimu, tacrolimus để cải thiện bệnh.

Ngoài ra, thoa kem dưỡng ẩm cũng là cách giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm giảm triệu chứng da khô gây ngứa, từ đó hạn chế viêm da cơ địa tái phát. Khi chọn kem nên ưu tiên các sản phẩm có khả năng giúp hồi phục da, giúp da khỏe mạnh và mềm mịn nhưng không gây dính, bết.

Trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ trung bình và nặng (giai đoạn bán cấp):

Ở giai đoạn này, triệu chứng bệnh nhẹ, da không tiết dịch hoặc phù nề. Bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp. Thông thường là sử dụng thuốc corticosteroid dạng uống hoặc tiêm ngắn ngày hay áp dụng liệu pháp ánh sáng để cải thiện bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trường hợp viêm da cơ địa chuyển sang giai đoạn mạn tính:

Khi bệnh chuyển nặng sang mạn tính, da bị thâm, liken hóa, các vết nứt trên da gây đau nhức. Đây là hậu quả của việc người bệnh gãi ngứa. Và ở giai đoạn này, để đối phó với bệnh glucocorticoid đường uống và chiếu tia cực tím vẫn sẽ được áp dụng.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải chuẩn bị tinh thần có thể phải sống chung suốt đời với bệnh. Bởi tại thời điểm đó, viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần gây khó khăn trong việc điều trị. Thế nhưng, để khắc phục và kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Lưu ý: Khi điều trị bằng các loại thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình và phác đồ do bác sĩ chỉ định để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Xem thêmViêm Da Cơ Địa Mãn Tính Là Gì? Cách Trị Tận Gốc Không Tái Phát

Cách chữa viêm da cơ địa theo dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng cách loại cây, lá tự nhiên an toàn. Một số cách phổ biến như:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Sử dụng lá trầu không đun nước ngâm rửa để sát khuẩn vùng da bị bệnh, giúp giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm trên da.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Dùng lá lốt vò nát rồi chà xát lên vùng da bị viêm da cơ địa giúp làm giảm ngứa ngáy, khô rát.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Giã nát vài nhánh tỏi rồi lấy nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh.

Các phương pháp dân gian chữa viêm da cơ địa sử dụng một số loại cây, lá có tính sát khuẩn giúp làm giảm bớt triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của các phương pháp này thấp và không thể trị dứt điểm viêm da cơ địa. Do đó bệnh nhân vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng tình trạng bệnh và điều trị đúng cách.

Bỏ túi: 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam hiệu quả 

Chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa tại nhà

Bên cạnh đó, để làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng người bệnh có thể thực hiện các giải pháp như:

  • Khi bị viêm da cơ địa, nên chú ý đến cách tắm cũng như việc sử dụng quần áo đúng cách. Cụ thể khi tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm từ 5 – 10 phút, không nên tắm quá lâu. Quần áo nên mặc những bộ đồ rộng rãi, chất liệu vải thoáng mát, tránh cọ xát gây kích ứng da.
  • Cắt móng tay ngắn để giảm nguy cơ gãi ngứa gây trầy xước da dẫn đến viêm nhiễm nặng.
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh xa động vật.

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không. Viêm da cơ địa ở giai đoạn đầu có thể điều trị khá dễ dàng. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang mãn tính thì để chữa khỏi rất khó khăn. Do đó bệnh nhân nên thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa

Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa

Chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa đúng cách sẽ giúp những tổn thương mau chóng hồi phục. Do...

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa ở mặt gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu như da khô rát, ửng...

Da mặt bị đỏ rát và ngứa do đâu? Cách trị nhanh hết

Tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa ngáy gây khó chịu và khiến bệnh nhân gặp nhiều khó...

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ: những điều bố mẹ cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ em thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lớn. Tuy các triệu...

Các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?

Xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp làm giảm đáng kể tình...