Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Nhiều người lo lắng không biết liệu bệnh viêm da cơ địa có di truyền hay không? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, thường tiến triển dai dẳng, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu nhận định, sự bùng phát của bệnh có thể liên quan đến sự thiếu hụt Filaggrin gây ức chế hoạt động của tuyến dầu dưỡng ẩm tự nhiên.

viêm da cơ địa di truyền không
Nhiều người bị viêm da cơ địa lo lắng không biết bệnh lý này có tính chất di truyền hay không?

Bệnh lý này thường khiến cho da bị viêm đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nổi mụn nước, chảy dịch, khô ráp, dày sừng và bong vảy tiết. Cơ chế của bệnh liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa kết hợp với một số yếu tố khác cộng hưởng. Điển hình như căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với hóa chất, dị nguyên, rối loạn nội tiết, thay đổi thời tiết…

Thực tế cho thấy rằng, bố mẹ hay người thân cận huyết bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn về tính chất di truyền của bệnh lý da liễu mãn tính này.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì bệnh viêm da cơ địa có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền bệnh sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Nếu cả cha và mẹ đều bị mắc bệnh viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh do di truyền lên đến tận 80%.
  • Trường hợp chỉ có cha hay mẹ mắc bệnh thì khả năng con sinh ra bị di truyền bệnh chiếm khoảng 50 đến 60%.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa còn có nguy cơ di truyền chéo. Tức là mặc dù cha mẹ không mắc bệnh nhưng nếu có người thân cận huyết bị viêm da cơ địa thì con sinh ra vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ này ở mức dưới 50%.

Một trường hợp khác là ở những người sinh đôi, nếu sinh đôi cùng trứng thì tỷ lệ mắc bệnh là 77%. Trong khi đó trường hợp sinh đôi khác trứng tần suất bị bệnh chỉ chiếm 15%.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa còn có nguy cơ cao xuất hiện ở người bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay vẩy nến. Thống kê ghi nhận rằng, có đến khoảng 35% trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ có biểu hiện hen suyễn trong cuộc đời.

Tham khảo thêm: Top 12 bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi tại TPHCM và Hà Nội

Cơ chế di truyền của bệnh viêm da cơ địa

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, khi cả cha và mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ cao hơn. Và tỷ lệ này cũng sẽ cao hơn nếu so với trường hợp cả cha và mẹ bị viêm mũi dị ứng hay hen phế quản.

bệnh viêm da cơ địa có di truyền không
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền hay không còn phụ thuộc vào 2 loại gen mã hóa protein

Thực tế này cho thấy, viêm da cơ địa là một bệnh lý do gen chuyên biệt. Cơ chế di truyền của bệnh khá phức tạp. Sự tương tác giữa gen với gen hay gen với môi trường đều có vai trò với việc làm phát sinh bệnh học của bệnh viêm da cơ địa.

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm da cơ địa có di truyền hay không còn phụ thuộc vào 2 nhóm gen chính, đó là:

  • Gen mã hóa cho các phân tử protein ở lớp thượng bì da.
  • Gen mã hóa cho các phân tử protein làm chức năng miễn dịch.

Nguy cơ di truyền viêm da cơ địa còn có xu hướng tăng lên khi có sự đột biến gen mã hóa filaggrin. Filaggrin chính là một loại protein có chức năng liên kết các sợi keratin ở trong quá trình biết hóa tại lớp thượng bì.

Đột biến gen mã hóa filaggrin còn liên quan đến dạng viêm da cơ địa khởi phát sớm. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ kháng thể IgE trong cơ thể. Khi mắc bệnh thì mức độ thường nặng nề và có thể cố thủ đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa mãn tính khác như dị ứng, hen suyễn, bệnh chàm hay sốt cỏ khô…

Tham khảo thêm: Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Lưu ý khi mắc bệnh viêm da cơ địa do di truyền

Bệnh viêm da cơ địa bùng phát do yếu tố di truyền thường diễn tiến nhanh và mạnh mẽ. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho quá trình khắc phục triệu chứng cũng như kiểm soát diễn tiến của bệnh.

chữa viêm da cơ địa do di truyền
Uống đủ nước có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh, giữ độ ẩm tự nhiên cần thiết cho da

Để có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa diễn ra nhanh chóng hơn, cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Bổ sung đủ cho cơ thể từ khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế mất nước, giúp giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống thêm nước ép rau củ quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, nâng cao đề kháng cũng như miễn dịch.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Cần hạn chế tiếp xúc với xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh có chứa hương liệu.
  • Chủ động cách ly với các chất dị nguyên, hóa chất độc hại hay nguồn nước ô nhiễm.
  • Không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da bị viêm da cơ địa ngay cả khi bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm lành tính có nguồn gốc từ thiên thiên. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với làn da để dự phòng nguy cơ kích ứng da.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, áp dụng thêm các giải pháp đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền hay yoga.
  • Tránh thức khuya, ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Khi trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy chủ động thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Bài viết không chỉ giúp giải đáp thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có di truyền hay không mà còn nêu rõ cơ chế di truyền của bệnh. Đây là bệnh lý mãn tính, diễn tiến dai dẳng và có tính cố thủ nên cần nghiêm túc trong điều trị. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hay di truyền bệnh.

Các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?

Xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp làm giảm đáng kể tình...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất

Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất là phương pháp dân gian truyền miệng qua nhiều đời, đến...

Viêm da cơ địa ở tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng viêm nhiễm gây ra tình trạng ngứa, khô rát da, nổi...

Thực hư về việc dùng cao trứng gà chữa viêm da cơ địa?

Khó có thể tin được dùng cao trứng gà để chữa viêm da cơ địa mà bạn đã từng nghe...

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh ít ai biết

Đỏ da và ngứa rát là triệu chứng đặc trưng ở người bị bệnh viêm da cơ địa. Lá chè...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *