Viêm Da Cơ Địa Mãn Tính Là Gì? Cách Trị Tận Gốc Không Tái Phát

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa mãn tính là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất. Theo thống kê, mỗi năm số người bị viêm da cơ địa mãn tính đang có xu hướng tăng nhẹ.

Được chia thành 2 dạng: cấp tính và mãn tính, viêm da cơ địa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, từ đó giảm mạnh chất lượng cuộc sống.

viêm da cơ địa mãn tính
Viêm da cơ địa mãn tính và những điều cần biết.

I- Viêm da cơ địa mãn tính là bệnh như thế nào?

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã sớm xác định bản chất của viêm da cơ địa từ những nghiên cứu đầu tiên. Theo đó thì về bản chất, viêm da cơ địa là phản ứng của hệ miễn dịch dưới da với các tác nhân gây hại. Cũng chính vì vậy mà hầu hết những dạng viêm da đều có biểu hiện khá giống nhau: Da sưng, nổi ban đỏ và ngứa.

Đối với chứng viêm da cơ địa, da của người bệnh cũng sẽ bị nổi những đốm đỏ phồng rộp, rỉ nước và bong ra. Tình trạng viêm da cơ địa ở mỗi người sẽ xuất phát từ một hoặc một số nguyên nhân gây dị ứng khác nhau. Thường gặp nhất là do cơ địa người bệnh đặc biệt nhạy cảm với xà phòng, đồ trang sức có niken, hải sản, thịt bò v.v…

Tuy tương đối phổ biến nhưng viêm da cơ địa cấp tính và mãn tính đều không phải là bệnh truyền nhiễm. Viêm da cơ địa được xác định là mãn tính khi kéo dài quá 2 tuần điều trị không khỏi và tái phát quá 2 lần trong tháng. Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa sẽ khó có thể được điều trị dứt điểm bằng những biện pháp thông thường.

nguyên nhân và triệu chứng của viêm da cơ địa mãn tính
Viêm da cơ địa có 2 dạng: cấp tính và mãn tính, tùy theo thời gian kéo dài của các triệu chứng.

Các triệu chứng của viêm da cơ địa mãn tính thường gặp nhất là:

  • Ngứa
  • Da nổi hồng ban trên diện rộng
  • Mụn nước
  • Bong tróc trên bề mặt da

Đến gặp bác sĩ khi bệnh ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ hoặc nghi ngờ da bị nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa mãn tính là một dạng bệnh lý về da được hình thành từ hệ thống tự miễn của mỗi người. Chúng ta có thể xét đến các nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh như di truyền, tuổi tác, điều kiện môi trường, độ ẩm da và rối loạn chức năng miễn dịch.

Trong trường hợp người bệnh không áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào hoặc điều trị không đúng cách, viêm da cơ địa mãn tính có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng da, lở loét, sẹo lồi lõm và thậm chí là nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

II- Chữa trị viêm da cơ địa mãn tính

Như đã nói ở trên, đây là một vấn đề ở da có nguyên nhân từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy mà cho đến hiện tại thì các bác sĩ vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh viêm da cơ địa mãn tính. Tất cả các loại thuốc được cấp phép lưu hành hiện nay để chữa trị bệnh đều chỉ có tác dụng an thần, giảm ngứa và giảm sưng viêm.

điều trị viêm da cơ địa mãn tính
Viêm da cơ địa mãn tính có thể được khắc phục bởi một số biện pháp tại nhà.

Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa mãn tính bằng cách tham khảo theo những phương pháp dưới đây:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bệnh nhân cần làm. Không tự ý thêm bớt thuốc và tái khám đúng hẹn. Viêm da cơ địa mãn tính cần khá nhiều thời gian để có thể điều trị dứt điểm, vì vậy cần có sự kiên trì.
  • Luôn giữ cho da được đủ độ ẩm: Da khô, mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến cho viêm da cơ địa từ cấp tính chuyển hẳn sang giai đoạn mãn tính. Do đó, bạn hãy cung cấp cho làn da của mình độ ẩm cần thiết bằng cách uống nhiều nước, không thức khuya và chăm sóc da toàn thân với lotion dưỡng ẩm dịu nhẹ.
  • Giữ vệ sinh và giảm ngứa cho da: Tuyệt đối không dùng móng tay hoặc các vật khác chà xát lên da, sẽ gây nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh có thể giảm thiểu cảm giác ngứa bằng cách chườm ấm/mát lên da. Đồng thời giới hạn thời gian tắm mỗi ngày từ 5-10 phút, tắm quá lâu cũng sẽ khiến da bị mất nước. Sau khi tắm phải thấm khô để tránh trường hợp da bị lở loét.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chứng viêm da cơ địa mãn tính mà bạn có thể tham khảo. Nếu muốn nhận được lời giải đáp chính xác và chi tiết hơn, tốt nhất bạn hãy đến tìm gặp bác sĩ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Top 11 bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi tại TPHCM và Hà Nội

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay và thường gặp ở...

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng là bệnh gì, có lây không?

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân khiến da bị sưng, đỏ...

Bệnh viêm da quanh miệng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Hướng dẫn cách trị viêm da quanh miệng tại nhà

Viêm da quanh miệng là một loại viêm da cơ địa phổ biến gây nên cảm giác khó chịu cho...

Viêm da cơ địa ở tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng viêm nhiễm gây ra tình trạng ngứa, khô rát da, nổi...

Viêm da dị ứng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, nếu không được chữa trị sớm

Thực tế bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng có nguy hiểm không là câu hỏi có không ít người đặt ra. Đây là căn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *