12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mới chớm, bệnh nhân có thể ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng viêm da và kiểm soát triệu chứng bằng các cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà. Các phương pháp này có nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, lại được đánh giá cao về mức độ an toàn lành tính.

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh
Thông tin cơ bản về công dụng và hướng dẫn thực hiện các cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh

Hướng dẫn 12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh

Do là bệnh da liễu mãn tính nên bệnh viêm da cơ địa mang tính chất cố thủ và dai dẳng. Bệnh da liễu này thường hình thành và tiến triển theo từng giai đoạn, trong đó có giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp và giai đoạn mãn tính.

Dưới đây là những cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà mang hiệu quả nhanh và đơn giản, người bệnh có thể xem xét và áp dụng:

1. Cách tắm với nước lá chè xanh giúp điều trị viêm da cơ địa

Trong thành phần của lá chè xanh chứa 6 loại catechin và polyphenol. Trong đó có epigallocatechin gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG) là những chất có tác dụng chống oxy hóa.

Những thành phần trong loại thảo dược này có khả năng cải thiện sức khỏe làn da, hạn chế những ảnh hưởng xấu khi tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời và làm giảm mức độ tổn thương da. Ngoài ra hoạt chất polyphenol trong lá chè xanh còn nổi tiếng với đặc tính chống viêm. Sử dụng lá trà xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Hướng dẫn thực hiện cách tắm với nước lá chè xanh giúp điều trị viêm da cơ địa

  • Sử dụng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch với nước muối và cho vào nồi
  • Đổ vào nồi khoảng 2 lít nước, tiến hành đun sôi 10 phút
  • Đổ nước lá chè xanh ra thau, dùng ray vớt bỏ phần bã, sử dụng thêm nước lạnh để hòa vào
  • Sử dụng nước lá chè xanh để ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc tắm
  • Dùng lá chè xanh từ 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?

Cách tắm với nước lá chè xanh giúp điều trị viêm da cơ địa
Cách tắm với nước lá chè xanh giúp điều trị viêm da cơ địa

2. Biện pháp chườm lạnh giúp giảm sưng viêm và giảm ngứa

Để giúp bệnh nhân tránh khỏi tình trạng lạm dụng thuốc bôi, giảm nguy cơ cào cấu và gãi mạnh do ngứa, người bệnh nên dành 20 phút để áp dụng biện pháp chườm lạnh cũng như áp miếng gạc lạnh lên những khu vực có da bị kích ứng và bị viêm.

Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp có khả năng làm co mạch, ức chế viêm, gây tê tạm thời, giúp giảm đau rát, sưng viêm và cải thiện tình trạng ngứa, nóng, đỏ da bệnh.

Hướng dẫn thực hiện biện pháp chườm lạnh giúp giảm sưng viêm và giảm ngứa

  • Sử dụng dung dịch Chlorhexidine, hồ Hexamidine hoặc thuốc tím để sát trùng da
  • Sử dụng gạc y tế thấm vào nước mát vô trùng, sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương, giữ nguyên từ 10 đến 20 phút
  • Sau khi chườm, tiếp tục sử dụng khăn bông sạch thấm vào nước, vắt ráo và áp lên da bị tổn thương để giúp vùng da này nhanh đóng mài và thông thoáng
  • Áp dụng biện pháp chườm lạnh từ 3 đến 4 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng sưng viêm và giảm cảm giác ngứa ngáy.

3. Cách giảm nhẹ bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không tồn tại chất polyphenol với hàm lượng dồi dào. Trong chất này chứa superoxide effutase và catalase có khả năng kích thích quá trình sản sinh collagen của cơ thể. Đồng thời tăng tốc độ làm lành vết thương ở mô mềm và ở da. Nếu kiên trì sử dụng lá trầu không điều trị viêm da cơ địa, người bệnh có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bội nhiễm da.

Hướng dẫn thực hiện cách giảm nhẹ bệnh viêm da cơ địa và kiểm soát triệu chứng bằng lá trầu không

  • Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch và vò nát
  • Đun lượng lá trầu không đã vò cùng với 2 lít nước, để nước sôi 10 phút
  • Đổ nước lá trầu không ra thau, dùng thêm một lượng nước lạnh vừa đủ để hòa vào
  • Sử dụng nước lá trầu không để ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc tắm, có thể dùng nước này để gội đầu đối với trường hợp viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng da đầu
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì thực hiện trong 30 ngày.
Cách giảm nhẹ bệnh viêm da cơ địa và kiểm soát triệu chứng bằng lá trầu không
Cách giảm nhẹ bệnh viêm da cơ địa và kiểm soát triệu chứng bằng lá trầu không

4. Cách dùng gel nha đam dưỡng ẩm, làm giảm triệu chứng bệnh

Gel nha đam có tác dụng làm dịu vùng da bệnh, dưỡng ẩm và phục hồi những tế bào đang bị tổn thương. Hơn thế trong thành phần của gel nha đam còn là vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Những chất này có tác dụng nâng cao sức đề kháng của da, làm dày hàng rào bảo vệ da, giúp làm lành những tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Hướng dẫn cách dùng gel nha đam dưỡng ẩm da và giảm triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

  • Sử dụng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch sẽ
  • Dùng dao loại bỏ phần bỏ bên ngoài và rửa sạch mủ
  • Cạo lấy lớp gel trong suốt bằng thìa, đựng trong chén sạch
  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, lau khô da
  • Bôi gel nha đam đều khắp vùng da bệnh, dùng tay thoa và massage trong 5 phút
  • Đợi đến khi gel nha đam thấm hoàn toàn thì mặc quần áo.

5. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa viêm da cơ địa tại vị trí bị tổn thương, người bệnh có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin để kiểm soát và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • Vitamin C (ascorbic acid): Vitamin C có khả năng kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin của cơ thể, giúp người bệnh đẩy lùi và ức chế hoạt động của tế bào sắc tố melanin. Các thực phẩm giàu vitamin C như lựu, ớt chuông, quýt, cam, cà rốt, cà chua…
  • Vitamin E: Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin E sẽ giúp người bệnh dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng da dày sừng, khô ráp và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da. Những loại thực phẩm giàu vitamin E gồm cá hồi, mật ong, dầu ô liu, bơ…
  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có tác dụng chống oxy hóa, cung cấp độ ẩm, giảm bong da, nứt da và giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm, hồng ban… Nấm, bơ, cà chua, yến mạch, hạt mè, đậu xanh, rau bina, quả hạnh nhân là những loại thực phẩm giàu vitamin B.

Song song với việc bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thức uống, thực phẩm có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh viêm da cơ địa.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa

6. Giảm cảm giác ngứa ngáy bằng cách tắm bột yến mạch

Trong thành phần của bột yến mạch chứa saponin. Đây là một chất lành tính có tác dụng làm sạch da và dưỡng ẩm hiệu quản. Ngoài ra hàm lượng kẽm dồi dào trong bột yến mạch còn có tác dụng sát trùng, ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn.

Chất avenanthramides trong bột yến mạch có tác dụng giảm ngứa và kháng viêm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, avenanthramides có tác dụng làm dịu bề mặt da, ngăn ngừa tổn thương da lan rộng và tăng tốc độ chữa lành vết thương. Do đó các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể được cải thiện và giảm khả năng tái phát nhờ tắm với bột yến mạch.

Hướng dẫn cách tắm bột yến mạch giảm cảm giác ngứa ngáy

  • Chuẩn bị nước tắm có nhiệt độ ấm
  • Thêm vào bồn nước tắm từ 2 đến 3 muỗng bột yến mạch, khuấy đều
  • Sử dụng nước này để ngâm vùng da bệnh và tắm trực tiếp
  • Sau đó loại bỏ bột yến mạch còn dính trên da bột yến mạch
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để tổn thương ngoài da mau chóng lành.

7. Cách sử dụng mật ong nguyên chất trị viêm da cơ địa tại nhà

Để cải thiện bệnh viêm da cơ địa và các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng mật ong nguyên chất để bôi trực tiếp lên vùng da bệnh. Trong mật ong có chứa vitamin cùng các lợi khuẩn có tác dụng bảo vệ sức khỏe làn da, làm tăng hệ miễn dịch, cấp ẩm, giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy, viêm, đỏ, bong tróc và làm mờ các vết thâm sạm.

Ngoài ra các thành phần trong mật ong nguyên chất còn có tác dụng cân bằng nồng độ pH trên da, tăng tốc độ phục hồi và bảo vệ da nhờ chất chống oxy hóa.

Hướng dẫn cách sử dụng mật ong nguyên chất trị viêm da cơ địa tại nhà

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da bị tổn thương
  • Đợi khoảng 15 phút, dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bệnh và lau khô
  • Sử dụng mật ong mỗi ngày 1 lần đến khi làm lành tổn thương.
Cách sử dụng mật ong nguyên chất trị viêm da cơ địa tại nhà
Cách sử dụng mật ong nguyên chất trị viêm da cơ địa tại nhà

8. Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà tăng độ ẩm, giảm triệu chứng khô da

Thời tiết lạnh, hanh khô và nhiệt độ thấp được xác định là yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh và làm nặng hơn các triệu chứng viêm da cơ địa. Do đó, để làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh, giảm triệu chứng khô ráp, nứt nẻ và hạn chế hiện tượng thoát hơi nước trên da, người bệnh có thể đặt trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc một máy tạo độ ẩm giúp cân bằng môi trường sống.

Ngoài ra khi sử dụng, bạn có thể thêm một ít tinh dầu như tinh dầu bạc hà, dầu tràm trà… vào máy tạo độ ẩm để tạo cảm giác thư thái, tăng mùi hương dễ chịu, thoải mái và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.

9. Uống nhiều nước chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà

Không chỉ những người bị viêm da cơ địa mà những người bình thường cũng nên tập thói quen uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, cân bằng điện giải và duy trì sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó việc duy trì thói quen này còn giúp người bệnh cung cấp một độ ẩm cần thiết cho làn da, phòng ngừa tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Các nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp ổn định sức khỏe, tăng hàng rào bảo vệ da, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu và làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh viêm da cơ địa.

Uống nhiều nước chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà
Uống nhiều nước chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà

10. Cách ngâm rửa bằng nước lá ổi điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà

Trong lá ổi chứa các thành phần quan trọng gồm vitamin C, quercetin, lycopene. Đây đều là những chất có khả năng kháng viêm, bảo vệ cơ thể và làn da khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Việc sử dụng lá ổi điều trị viêm da cơ địa còn giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, thúc đẩy hoạt động tái tạo tế bào, làm lành tổn thương và ngăn ngừa sự lan rộng của các triệu chứng.

Hướng dẫn cách ngâm rửa bằng nước lá ổi điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà

  • Sử dụng 1 nắm lá ổi, tiến hành rửa sạch với nước muối và cho nguyên liệu vào nồi
  • Đổ vào nồi lá ổi khoảng 2 lít nước, sau đó đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Đổ nước lá ổi ra thau, để nguội, sau đó dùng nước này ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc dùng ray vớt bỏ phần bã, đổ thêm vào thau nước một lượng vừa đủ nước lạnh để làm ấm, dùng nước này để tắm
  • Người bệnh sử dụng nước lá ổi từ 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

11. Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa là một loại nguyên liệu thiên nhiên thường được dùng trong chữa trị các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, bệnh á sừng, bệnh vảy nến, bệnh viêm da tiếp xúc, chàm… Theo nghiên cứu, trong thành phần của dầu dừa gồm các chất chống oxy hóa, vitamin cùng nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng sức đề kháng cho làn da, làm dày hàng rào bảo vệ, cấp ẩm, giảm khô nứt và giảm bong tróc da.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa nguyên chất

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, những vị trí bị khô da và viêm
  • Bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất với một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương, thực hiện massage trong 5 phút để các tinh chất trong dầu dừa có thể thấm sâu
  • Đợi thêm 15 phút, dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bệnh và lau khô
  • Sử dụng dầu dừa nguyên chất mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục cho đến khi làm lành tổn thương.
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa nguyên chất
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa nguyên chất

12. Cách kháng viêm, chữa bệnh viêm da cơ địa bằng tỏi

Trong Đông y, tỏi có khả năng quy vào kinh can vị, mang tính ấm, có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm và phòng ngừa phát sinh hiện tượng tích tụ độc tố dưới vùng da bị viêm. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, tỏi chứa nhiều hoạt chất quan trọng như ajoene, allicin, phytonutrients… có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh hoạt động làm lành tổn thương và thúc đẩy tái tạo tế bào da.

Hướng dẫn cách kháng viêm, chữa bệnh viêm da cơ địa bằng tỏi

Thực hiện cách 1: Kết hợp tỏi và mật ong

  • Loại bỏ phần vỏ của 200 gram tỏi, mang rửa sạch
  • Thái nhuyễn tỏi và đựng trong bình thủy tinh
  • Đổ mật ong vào bình tỏi cho đến khi ngập phần nguyên liệu thì ngưng
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 2 tuần
  • Mỗi lần lấy 1 thìa tỏi ngâm mật ong để uống, uống 2 lần mỗi ngày
  • Kết hợp bôi nhẹ mật ong lên vùng da bệnh sau khi đã vệ sinh da
  • Rửa lại với nước sau 15 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Thực hiện cách 2: Kết hợp tỏi đen và bia

  • Loại bỏ phần vỏ của 1 kg tỏi, mang rửa sạch
  • Đựng nguyên liệu trong bình thủy tinh
  • Đổ 1 lon bia vào bình tỏi
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 30 phút
  • Tiến hành quay ấm nguyên liệu trong lò vi sóng
  • Mỗi ngày lấy 3 tép tỏi đen để ăn, duy trì trong 10 ngày.

Thực hiện cách 3: Kết hợp tỏi và rượu

  • Dùng 3 củ tỏi, loại bỏ phần vỏ, mang rửa sạch và để ráo
  • Thái nhuyễn tỏi và đựng trong bình thủy tinh
  • Đổ 1 lít rượu trắng vào bình
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 2 tuần
  • Mỗi lần lấy một ít rượu tỏi thoa lên vùng da bị viêm da cơ địa (lưu ý không thoa vào khu vực có vết thương hở)
  • Thoa thuốc 2 lần/ ngày, trong 20 ngày.

13. Cách kháng viêm, chống khuẩn, điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế

Theo Y học cổ truyền, lá khế mang tính mát, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, kháng viêm, sát khuẩn, chữa lành vết thương và cải thiện tình trạng ngứa da. Chính vì thế, lá khế thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, chàm, á sừng…

Hướng dẫn cách kháng viêm, chống khuẩn, điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế

  • Sử dụng 1 nắm lá khế tươi, tiến hành rửa sạch nguyên liệu với nước muối pha loãng
  • Cho lá khế cùng một ít muối tinh vào nồi
  • Thêm vào nồi nguyên liệu khoảng 2 lít nước, sau đó đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Đổ nước lá khế ra thau
  • Sau khi nước lá khế nguội dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc đổ thêm vào thau một lượng vừa đủ nước lạnh để làm ấm nước lá khế, dùng nước này để tắm
  • Người bệnh áp dụng cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế 4 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa và phòng ngừa nhiễm khuẩn da.
Cách kháng viêm, chống khuẩn, điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế
Cách kháng viêm, chống khuẩn, điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về công dụng và hướng dẫn thực hiện 13 cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh cùng một số lưu ý. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm các cách cải thiện bệnh tại nhà nhằm góp phần kiểm soát triệu chứng nhưng không được lạm dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết về viêm da cơ địa đối xứng

Viêm da cơ địa đối xứng thể hiện cho tình trạng tổn thương da mang tính chất đối xứng. Tổn...

Lá trầu không có chữa được viêm da cơ địa không?

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá trầu không có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài da nguy...

chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn

Chẩn đoán viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn

Bác sĩ cần chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn trước khi đưa ra phương án điều...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Mỡ trăn chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả

Mách bạn cách dùng mỡ trăn trị viêm da cơ địa

Từ lâu trong dân gian đã áp dụng mỡ trăn vào việc chữa trị bệnh viêm da cơ địa và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *