Viêm Amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Viêm amidan gây khó thở là một trong những triệu chứng bệnh ít khi xảy ra. Tuy nhiên, một khi gặp phải biểu hiện này, người bệnh nên thận trọng. Bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, thậm chí là mối nguy đe dọa đến tính mạng.
Tại sao viêm amidan gây khó thở?
Viêm amidan xuất hiện kèm theo triệu chứng sưng tấy và đau rát ở vùng hầu họng khiến người bệnh ăn không ngon miệng. Không những thế, bệnh còn gây khó thở và gáy khi ngủ. Vậy nguyên nhân gây khó thở khi bị viêm amidan là do đâu?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm amidan dẫn đến khó thở là do amidan chuyển nặng và sưng to, làm chèn lấp cuống họng. Khi đó, không khí lưu thông qua vùng hầu họng bị cản trở dẫn đến tình trạng khó thở hoặc thở khò khè. Ngoài ra, hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do vi khuẩn gây viêm amidan tấn công vùng mũi xoang, gây viêm và tắc nghẽn mũi.
→Xem thêm: Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?
Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không?
Viêm amidan gây khó thở là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Bởi tình trạng khó thở thường khiến người bệnh ngủ không sâu và không ngon giấc. Nếu bệnh tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây suy nhược thần kinh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không những thế, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm mũi hoặc viêm xoang,… Mặt khác, khó thở lâu ngày còn có thể kéo theo các bệnh lý liên quan khác như viêm phế quản, viêm phổi, viêm thận cấp và mãn tính,…
Ngoài ra, viêm amidan gây khó thở có thể làm tăng nguy mắc bệnh suy tim và nhiễm khuẩn huyết. Nguy hiểm hơn, nếu khối amidan vẫn tiếp tục sưng to, khó thở có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ hoặc đột tử, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên khám và điều trị bệnh ngay từ đầu.
Mẹo khắc phục viêm amidan gây khó thở
Thông thường, để cải thiện tình trạng khó thở do viêm amidan gây nên, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo sau đây để khắc phục tình trạng khó thở tại nhà.
1. Tập hít thở sâu
Hít thở sâu là biện pháp giúp kiểm soát hơi thở nhịp nhàng ở phần bụng. Việc thường xuyên hít thở sâu không chỉ có tác dụng giảm căng thẳng và tăng cường chức năng phổi mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh đường hô hấp. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp cũng như xoa dịu đau tức ngực và cải thiện tình trạng khó thở, người bệnh nên hít thở sâu 10 phút mỗi ngày.
+ Cách thực hiện như sau:
- Nằm ngửa xuống sàn, đặt hai tay lên bụng và thả lỏng cơ thể
- Hít vào bằng đường mũi sao cho bụng phình
- Tiếp đó ngưng thở và đếm từ từ đến 5
- Sau đó hóp bụng lại và từ từ thở ra bằng đường miệng cho đến khi hết khí trong phổi
- Thực hiện lặp lại động tác từ 5 – 10 phút
Mỗi khi bị khó thở, người bệnh nên thực hiện động tác này nhằm giúp giữ nhịp tim chậm và dễ dàng thở hơn.
2. Tập thở chúm môi
Thở chúm môi là một trong những cách có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở do bệnh viêm amidan gây ra. Đặc biệt, kỹ thuật này khá thích hợp ở những đối tượng khó thở do leo cầu thang hoặc mang vác nặng.
+ Cách thực hiện:
- Ngồi tựa vào thành ghế thư giãn, đồng thời thả lỏng cơ cổ và vai
- Tiếp đó, đặt một tay lên thành bụng và hít vào bằng đường mũi hai nhịp. Khi đó, môi đóng và bụng hơi căng
- Sau đó, chúm môi lại và thở ra sao cho hơi thở thoát ra từ khẽ môi, thành bụng xẹp xuống
Thực hiện bài tập này 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc áp dụng ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng khó thở sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
3. Hít hơi nước
Hơi nước ấm giúp kích thích mạch máu ở niêm mạc mũi giãn nở, đồng thời cung cấp độ ẩm làm chất nhầy trong phổi loãng ra, giúp người bệnh dễ dàng thở hơn.
+ Cách làm như sau:
- Sử dụng một chậu nước ấm
- Sau đó thêm 1 – 2 giọt tinh dầu (có thể dùng oải hương, bạc hà hoặc khuynh diệp,…)
- Sau đó, cúi mặt để trên chậu nước và dùng khăn trùm che lại đầu
- Cuối cùng hít thở qua hơi nước
Hít hơi nước giúp người bệnh cảm thấy dễ thở và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng không nên dùng nước quá nóng để tránh gây bỏng da hoặc kích thích niêm mạc mũi và họng khiến bệnh thêm nặng.
4. Nhai hoặc uống trà gừng tươi
Gừng tươi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây viêm ở vùng hầu họng. Đồng thời, các hoạt chất chứa trong dược liệu này còn có công dụng giảm viêm, giảm sưng và hỗ trợ cải thiện chứng khó thở do viêm amidan gây ra.
Để giúp việc thở nên dễ dàng hơn, người bệnh có thể ăn 1 miếng mỏng gừng tươi hoặc uống nước trà gừng theo công thức pha sau:
- Gừng đem rửa sạch, bỏ phần vỏ và thái miếng mỏng
- Cho vào cốc nước đun sôi và hãm từ 5 – 10 phút rồi uống
Nên uống trà gừng khi còn ấm để tăng công dụng giảm chứng khó thở và hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Bên cạnh những cách xử lý viêm amidan gây khó thở nêu trên, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nên kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện khoa học nhằm thúc đẩy bệnh mau bình phục.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm Amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
- Bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!