Vai trò và tác dụng của amidan đối với sức khỏe và hệ miễn dịch

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Amidan là một tổ chức lympho nằm tập trung thành đám ở 2 bên thành họng để tạo thành vòng bạch huyết Waldayer. Vai trò của amidan là tạo miễn dịch có lợi cho cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể và các lympho tế bào để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó, cần phải bảo vệ bộ phận này khỏi những tác nhân gây hại để bảo đảm sức khỏe cho bản thân. 

Tìm hiểu về vị trí, vai trò của amidan đối với cơ thể con người
Tìm hiểu về vị trí, vai trò của amidan đối với cơ thể con người

I/ Tìm hiểu về vị trí – cấu tạo của amidan

Ngày nay, cum từ amidan được nhắc đến rất nhiều và chắc chắn ai cũng đã được nghe đến từ này. Vậy chức năng của amidan là gì? Trước khi tìm hiểu về vai trò và tác dụng của amidan của cơ thể, chúng ta cần nắm một số thông tin dưới đây về bộ phận này:

Vị trí của amidan

Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể gồm có 6 khối, nằm tập trung thành đám ở 2 bên cổ họng để tạo nên vòng bạch huyết, có tên là Waldayer. Trong số các khối lympho tạo nên vòng bạch huyết Waldayer, amidan khẩu cái có kích thước lớn nhất. Và nó cũng chính là cơ quan dễ bị tổn thương nhất khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Nếu quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy được một phần của amidan.

Cấu tạo của amidan

Như đã được đề cập, amidan được cấu tạo từ 6 khối, bao gồm: Một khối amidan vòm, 1 khối amidan lưỡi, 2 khối amidan vòi và 2 khối amidan khẩu cái (amidan). Chúng nằm xung quanh cửa hầu thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (Waldayer). Vậy cấu tạo và chức năng của từng khối tạo nên amidan là gì? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho vấn đề này ngay sau đây:

*) Amidan vòm (VA): 

VA có hình dạng giống như khối hình tam giác, không được bao phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Nó được xem là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể, nằm ở vòm họng nhưng cũng có thể phát triển theo thành sau của họng mũi.

Amidan vòm hình thành sớm, trong khoảng thời gian từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kỳ, phát triển đầy đủ ở giai đoạn sơ sinh. Sau đó, chúng to lên dần cùng với sự phát triển của trẻ, cho đến khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Chúng có chức năng tạo hệ miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn, các chất kích thích và những dị nguyên gây hại. Sau đó khi trẻ càng lớn, VA sẽ càng giảm sự phát triển và teo lại trước khi bước vào độ tuổi dậy thì. Bởi nằm ở ngay chính cửa ngõ ra vào của hầu họng nên amidan vòm rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại, nhất là virus. Ngay từ tuần đầu tiên được sinh ra, amidan vòm đã trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Do đó nếu không được bảo vệ, bệnh nhân dễ bị viêm VA.

*) Amidan vòi: 

Cần đi khám và điều trị sớm cho bản thân khi cơ thể có các biểu hiện bất thường
Cần đi khám và điều trị sớm cho bản thân khi cơ thể có các biểu hiện bất thường

Khác với amidan vòm, amidan vòi có 2 khối. Chúng nằm ở 2 bên trái và phải, quanh lỗ vòi tai và nằm ngay dưới vòi Eustache. Mặc dù có tận 2 khối và nằm ở 2 bên nhưng chúng lại là amidan có ít tổ chức lympho nhất và chúng cũng ít được chú ý nhất khi nhắc đến amidan.

*) Amidan khẩu cái:

Tương tự amidan vòi, amidan khẩu cái cũng có 2 khối nằm ở 2 bên trái và phải, trong hố amidan thành bên họng. Chúng có hình ô van màu hồng, bao gồm 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Khác với amidan vòi, bề mặt amidan khẩu cái có nhiều hốc sâu và ở phía trên được phủ bằng một lớp biểu mô.

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà kích thước của amidan khẩu cái sẽ khác nhau. Chúng là loại amidan có kích thước lớn nhất nằm trong vòng bạch huyết Waldayer. Đồng thời, nó cũng là loại amidan duy nhất có thể dùng mắt thường để quan sát khi sử dụng đèn soi. Đây là nơi thực hiện chức năng chính của amidan, do đó vai trò của amidan khẩu cái là rất quan trọng. Nhưng amidan khẩu cái cũng là nơi dễ bị các vi khuẩn và virus xâm nhập, gây hại.

*) Amidan lưỡi: 

Amidan lưỡi nằm ở đáy lưỡi và chỉ có một khối. Tương tự như amidan vòi, amidan lưỡi cũng là nơi tập hợp ít tế bào lympho và chúng cũng ít khi được nhắc đến khi nói tới amidan.

6 khối amidan tập hợp và sắp xếp thành một vòng tròn để tạo nên vòng Waldayer. Nó được hình thành từ khi trẻ đang còn nằm trong bụng mẹ, sau đó phát triển đầy đủ khi được sinh ra. Khối lượng của các khối amidan phát triển rất nhanh từ độ tuổi 1 – 2, đến giai đoạn 3 – 7 tuổi là thời điểm đạt đến đỉnh cao. Sau đó chúng bị teo dần. Tất cả các khối amidan đều có cấu tạo gồm 3 lớp, cụ thể như sau:

  • Biểu mô phủ: Đây là lớp biểu mô nằm ở phía trên bề mặt của amidan. Chúng tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa các tác nhân có hại bám trên bề mặt của amidan.
  • Mô liên kết: Chúng nằm bên dưới lớp biểu mô phủ. Đây thực chất là một lớp biểu mô mỏng với nhiều mạch máu, có chức năng nuôi dưỡng amidan.
  • Hạch bạch huyết: Nó nằm ở lớp trong cùng của amidan. Hạch bạch huyết được xem là phần quan trọng nhất của amidan vì chúng có chức năng tiết ra chất Immunoglobulin. Đây được coi là một kháng thể tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh cho bệnh nhân.

II/ Vai trò của amidan đối với cơ thể con người

Vị trí, cấu tạo của amidan như thế nào thì chúng ta đã nắm rõ. Nhưng tác dụng của cơ quan này đối với cơ thể của chúng ta như thế nào?

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ bị viêm amidan
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ bị viêm amidan

Vai trò của amidan là tạo miễn dịch có lợi để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. Nếu cơ thể bị các tác nhân gây hại, nhất là vi khuẩn và virus, amidan sẽ tiết ra các kháng thể và các lympho tế bào nhằm chống lại những tác nhân gây hại đó. Chúng được xem là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, nhằm thanh lọc các vi khuẩn và virus xâm nhập bằng đường miệng và đường mũi. Quá trình này được diễn ra như sau:

Trong tổ chức bạch huyết tồn tại các tế bào lympho đang ở giai đoạn trưởng thành, cụ thể: Thực bào, tế bào T, tế bào B. Khi có các tác nhân lạ xuất hiện, thông tin sẽ được chuyển đến cho thực bào xử lý rồi truyền đến tế bào T. Sau khi tiếp nhận thông tin, tế bào T sẽ chuyển sang cho tế bào B. Tại đây, chúng sản sinh ra các kháng thể globulin miễn dịch, bao gồm: IgA, IgG, IgD, IgM, IgE… Đặc biệt, IgA là thể đóng vai trò đặc biệt trong quá trình này. Chúng xuất hiện nhiều trong dịch tiết của mũi họng. Đồng thời, tế bào T cũng sẽ sản sinh ra các tế bào lympho và tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào.

Thông thường, các amidan vòm sẽ không làm ảnh hưởng đến đường thở vì chúng chỉ dày khoảng 2mm. Tuy VA mỏng nhưng với đặc điểm là xếp thành nhiều nếp. Do đó, nó thường có diện tiếp xúc rất rộng. Vai trò của amidan này là nhận diện, tạo ra các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn khi nhận thấy có sự xâm nhập của chúng.

Hàng ngày, chúng ta cần phải thở để cung cấp khí oxy cho cơ thể, duy trì sự sống. Lúc này, VA sẽ là nơi tiếp xúc với không khí trước khi chúng được đưa vào phổi. Các vi khuẩn theo không khí đi vào cổ họng sẽ bám trên bề mặt amidan. Tại đây, những tế bào bạch cầu sẽ chực chờ sẵn để bắt giữ và nhận diện vi khuẩn, từ đó tạo ra kháng thể. Kháng thể sẽ được tạo ra ngày càng nhiều, chúng được vận chuyển đi khắp nơi nhưng lại được tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng. Điều này sẽ tạo hệ miễn dịch tại chỗ để chống lại vi khuẩn hoặc các tác nhân gây hại khác.

Vì đây là một cơ quan rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, nếu amidan bị tổn thương sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe chúng ta. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ amidan của chúng ta. Hãy giữ gìn và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, đeo khẩu trang khi đi đường, thường xuyên thăm khám mũi họng… Đặc biệt, cần đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra.

Trên đây là vị trí, cấu tạo, chức năng của amidan đối với cơ thể. Nắm rõ các thông tin trên sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Phì đại amidan

Phì đại amidan là gì? Điều trị như thế nào? – Bạn nên biết

Phì đại amidan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân do các bệnh lý chiếm tỷ...

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề các bậc phụ huynh có con nhỏ...

Các biện pháp chữa viêm amidan tại nhà được nhiều người áp dụng

Một số trường hợp bệnh viêm amidan có thể tự khỏi nhưng nhiều người phải dùng thuốc kháng sinh để...

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Triệu chứng & điều trị

Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây...

Sau cắt amidan nên ăn những hoa quả gì để khỏi bệnh?

Việc sử dụng thực phẩm không đúng cách, đặc biệt là trái cây có thể gây hại đối với sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.