Cắt amidan có hại gì không? Lợi ích và rủi ro cần biết

Cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa được thực hiện cho các trường hợp bị viêm amidan mãn tính. Lợi ích rõ ràng nhất của ca phẫu thuật là giúp người bệnh chấm dứt được các triệu chứng khó chịu và có chất lượng sống tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cũng khá lo lắng gặp phải biến chứng sau ca mổ. Liệu cắt amidan có hại gì không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua những thông tin dưới đây.

Lợi ích của cắt amidan

Khi bị các tác nhân gây hại tấn công ồ ạt, amidan sẽ sưng to và viêm đỏ nên chức năng phòng thủ, bảo vệ cơ thể cũng giảm. Tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây suy giảm sức khỏe, chất lượng sống mà còn khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị viêm amidan bằng nội khoa ( như dùng thuốc, xông họng,…) người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Cắt amidan có hại gì không
Cắt amidan có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định

Sau khi làm phẫu thuật, ổ nhiễm trùng sẽ được loại bỏ. Bệnh nhân sẽ không còn phải thường xuyên đối mặt với những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này mang lại. Chẳng hạn như khó thở, ho, đau họng, hôi miệng, ngưng thở khi ngủ, nuốt vướng. Các biến chứng tiềm ẩn như viêm xoang, viêm cầu thận hay viêm tai giữa cũng không còn khả năng xảy ra.

Cắt amidan có hại không?

Bất cứ ca phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết cắt amidan có hại gì không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh những lợi ích thì ca phẫu thuật cũng có thể gây ra một số biến chứng không tốt cho sức khỏe. Bao gồm:

Sốc phản vệ do thuốc gây mê:

Trước khi cắt amidan, người bệnh đều được tiêm thuốc gây mê để gây ngủ và giảm đau. Một số bệnh nhân do hệ miễn dịch nhạy cảm quá mức dẫn đến phản ứng mạnh mẽ với thành phần của thuốc gây mê, từ đó dẫn đến hiện tượng dị ứng toàn thân hoặc nặng hơn là sốc phản vệ.

Xuất huyết: 

Tình trạng chảy máu ở vết cắt là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mới cắt amidan. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 2 tới 3% bệnh nhân được làm phẫu thuật.

Rủi ro sau cắt amidan
Xuất huyết cổ họng là biến chứng thường gặp sau cắt amidan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết sau cắt amidan như:

  • Bác sĩ có trình độ tay nghề kém, thao tác cắt không đúng kỹ thuật
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Ho, khạc mạnh do có cảm giác vướng víu trong cổ họng
  • Không chăm sóc, kiêng khem tốt hoặc sử dụng thức ăn khô cứng sau khi mới làm phẫu thuật.

Nhiễm trùng:

Đây cũng là một trong những tác hại của cắt amidan. Biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra do không chăm sóc vùng mũi họng đúng cách sau phẫu thuật hoặc các dụng cụ mổ không được sát trùng.

Mặc dù ít khi xảy ra nhưng người bệnh cũng cần thận trọng với tình trạng nhiễm trùng sau mổ, nhất là khi gặp phải các dấu hiệu như:

  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Sưng họng
  • Đau họng
  • Ho nhiều
  • Khạc ra mủ
  • Hơi thở có mùi hôi…

Đau họng, viêm họng:

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc cắt amidan có hại không. Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, cảm giác đau họng có thể xuất hiện rất rõ ràng và sau vài ngày sẽ dần thuyên giảm cùng với quá trình hồi phục của vết cắt. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau kết hợp với kháng sinh trong vài ngày để tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số trường hợp còn bị viêm đỏ cổ họng, sưng họng, đau tai nhưng không quá nghiêm trọng.

Các tác hại khác của cắt amidan:

  • Nhai nuốt khó khăn
  • Giảm cân, mất nước do không ăn uống được nhiều trong những ngày đầu
  • Tụ máu hoặc phù nề lưỡi gà dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở sau mổ
  • Tổn thương các mô ở họng, các tế bào bị viêm ở amidan không được cắt hết
  • Khàn tiếng, mất tiếng tạm thời, thay đổi giọng nói
  • Hoảng sợ, lo lắng quá mức khi làm phẫu thuật dẫn đến chấn thương tâm lý
  • Tử vong do sốc phản vệ hoặc do mất máu quá nhiều. Biến chứng này hiếm khi gặp và chỉ xảy ra ở 1/40.000 ca bệnh.

Cắt amidan có làm giảm sức đề kháng không?

Trong cơ thể, amidan là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch. Cơ quan này bao gồm nhiều tổ chức hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau thành họng và đảm nhận chức năng tiêu diệt virus, vi khuẩn hay nấm xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi hoặc đường miệng. Chính vì vậy mà khi được chỉ định cắt amidan, nhiều bệnh nhân lo ngại sức đề kháng sẽ giảm sau phẫu thuật.

cắt amidan có hại không
Cắt amidan không làm ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, cơ thể của con người không chỉ được bảo vệ bởi riêng amidan mà còn có rất nhiều cơ quan khác nằm trong hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy mà sau khi amidan bị cắt bỏ thì sức đề kháng của cơ thể cũng không bị ảnh hưởng đáng kể.

Cách giảm thiểu tác hại của cắt amidan

Để giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro sau khi cắt amidan và nhanh phục hồi sức khỏe, người bệnh cần được chăm sóc tốt sau phẫu thuật. Trong sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý:

Nghỉ ngơi nhiều

Trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật, có rất nhiều triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng đau họng, khó nuốt, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể cần đến 10 tới 12 ngày để cảm giác đau chấm dứt hẳn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn này. Tránh đi học hoặc trở lại làm việc ngay trong giai đoạn này.

Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, các dây thần kinh và hệ thống cơ co thắt trong cổ họng cũng được thư giãn. Điều này không chỉ giúp người bệnh bớt đau mà còn tạo điều kiện cho vết cắt cũng như sức khỏe phục hồi trong thời gian nhanh nhất.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân vẫn được tiếp tục sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để vết mổ nhanh lành. Tránh tự ý sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc bất cứ loại thuốc nào khác mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Người mới cắt amidan cần phải đặc biệt thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là trong những ngày đầu sau mổ. Bệnh nhân được khuyến cáo nên bổ sung thêm chất lỏng để ngăn ngừa mất nước và làm dịu kích ứng trong cổ họng. Có thể uống sữa lạnh, nước ấm hay nước hoa quả không chứa axit.

cách ngăn ngừa tác hại của cắt amidan
Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng sau cắt amidan

Trong vòng 10 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên sử dụng các thức ăn mềm, nguội, hơi lạnh và lỏng cho dễ nuốt và không gây đau cổ họng. Tuyệt đối kiêng ăn đồ chua, cay, các thức ăn quá cứng hoặc quá nóng. Tránh sử dụng bia rượu và các loại nước ngọt như coca hay xá xị.

Kế hoạch ăn uống cụ thể cho từng nhóm đối tượng như sau:

+ Đối với trẻ em dưới 15 tuổi:

  •  Ngày 1: Nếu người bệnh đã tỉnh táo và không có dấu hiệu chảy máu thì có thể uống được sữa lạnh sau 3 giờ.
  • Ngày thứ 2 tới ngày thứ 7: Ăn các món lỏng, dễ tiêu như cháo thịt bằm, miến, súp, bánh canh hay nui…
  • Ngày thứ 8 tới ngày thứ 12: Có thể chuyển qua ăn cơm nhão, hơi ấm kèm theo thịt nạc lợn băm nhỏ và rau nấu chín nhừ.
  • Từ ngày thứ 12 trở đi: Nếu không còn bị đau họng, chảy máu thì có thể quay trở về chế độ ăn uống bình thường.

+ Người trưởng thành và trẻ em > 15 tuổi: 

  • Trong 2 ngày đầu tiên: Bệnh nhân có thể uống sữa lạnh sau mổ khoảng 3 giờ khi đã tỉnh táo và không bị chảy máu.
  • Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Ăn cháo thịt lợn bằm nhuyễn, bún, súp hay các món lỏng, mềm khác
  • Từ ngày thứ 8 đến ngày 12: Ăn cơm nhão. Rau thịt cần băm nhỏ và nấu chín mềm để không ma sát với cổ họng khi nuốt vào.
  • Sau ngày thứ 12: Duy trì chế độ ăn uống bình thường như người khỏe mạnh.

Trong trường hợp không ăn uống được nhiều, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhằm đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày.

Chế độ sinh hoạt sau cắt amidan

Để giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro sau cắt amidan, bệnh nhân cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thì một số vấn đề khác cũng cần được tuân thủ tốt.

  • Trong 4 giờ đầu khi kết thúc ca mổ: Nằm yên nghỉ ngơi trên giường ở nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng. Tốt nhất là nên nằm nghiêng và không sử dụng gối đầu để tránh tác động đến vùng hầu họng khiến cho vết cắt bị chảy máu. Tránh vận động mạnh và hạn chế nói chuyện khi không cần thiết.
  • Nhân viên y tế cũng như bản thân bệnh nhân cần phải theo dõi thường xuyên, chú ý tình trạng sức khỏe sau mổ để kịp thời phát hiện ra tình trạng xuất huyết hay các biến chứng khác nếu có.
  • Trong trường hợp đã xuất viện về nhà mà bị chảy máu nhiều thì phải quay trở lại bệnh viện ngay
  • Từ ngày 2 – ngày 3: Có thể tập luyện phát âm nhẹ nhàng, kiêng nói chuyện to. Cố gắng không ho hoặc khạc nhổ làm vết cắt bị chảy máu.
  • Từ ngày thứ 3 – ngày thứ 10: Có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng. Hạn chế di chuyển đường xa hoặc đi trên những khu vực gồ ghề. Không ngồi máy bay trong thời gian này.
  • Sau khoảng thời gian trên, vết thương đã hồi phục đáng kể. Tuy nhiên nếu amidan vẫn còn chảy máu thì phải quay trở lại bệnh viện điều trị.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc súc miệng bằng nước muối hay sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc răng miệng nào khác cũng cần có sự cho phép của bác sĩ.
  • Tắm rửa bằng nước ấm mỗi ngày.
  • Khi có cảm giác vướng họng, tránh khạc nhổ khiến lớp giả mạc bong ra ngoài và gây chảy máu. Thay vì vậy, bạn có thể uống một ít nước để làm dịu cảm giác khó chịu này.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng. Tránh để bị nhiễm lạnh khiến các triệu chứng khó chịu thêm nghiêm trọng và làm chậm tốc độ phục hồi của bệnh.

Bài viết trên đây đã đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề cắt amidan có hại gì không. Đây là một phẫu thuật ngoại khoa tương đối an toàn nhưng cũng có thể mang lại một số rủi ro nhất định. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để cắt amidan và cố gắng tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng ngoài ý muốn.

Bạn có thể tham khảo thêm

Amidan có thể mọc và phát triển lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ?

Amidan có thể sẽ mọc trở lại ngay cả khi bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên,...

Ung thư amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Amidan nằm phía sau cổ họng, ở khu vực được gọi là hầu họng với vai trò chính và chống...

Viêm amidan mãn tính: Tìm hiểu về bệnh và cách điều trị

Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần trong năm. Tùy thuộc vào...

10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn

Chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà như thế nào luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều quý...

Viêm amidan gây đau tai và những thông tin cần biết

Viêm amidan gây đau tai và những điều cần lưu ý

Viêm amidan gây đau tai được xem là một trong những biến chứng thường gặp. Vậy thì lý do vì...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.