Vì sao da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh vào đông?
Vào mùa đông, da bạn bổng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng cảm thấy ngứa. Tại sao da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh?
Ngứa ngáy, ngứa râm ran khắp người là triệu chứng thường bắt gặp ở nhiều người khi trời trở lạnh. Một số sẽ cảm thấy khó chịu, muốn gãi cho “đã ngứa” nhưng cũng có những trường hợp cảm giác cơn ngứa thoáng qua như ong đốt. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng triệu chứng bệnh khiến bạn không thoải mái trong suốt mùa đông dài dằng dặc. Tìm hiểu nguyên nhân chính là cách nhanh nhất để xác định biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa khi trời lạnh vào đông
Da thiếu hụt độ ẩm tự nhiên và nước là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng nổi mẩn ngứa khi vào trời lạnh. Nước và dầu tự nhiên trong da giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, thời tiết hanh khô vào mùa đông có thể hút đi độ ẩm và nước tự nhiên, khiến da dễ bị khô và kích ứng hơn thông thường.
Ngoài ra, không khí lạnh và khô khiến cho một số mao mạch trên da đóng lại, giảm lượng máu lưu thông đến da. Điều này khiến cho da của nhiều người trở nên khô và ngứa.
Nổi mẩn ngứa vào mùa đông phổ biến hơn ở đối tượng người già hoặc bệnh nhân bị bệnh da liễu như: chàm, vảy nến, mề đay lạnh. Tình trạng trên kéo dài trong nhiều ngày có thể khiến da bị bong tróc, kích hoạt một số vấn đề da liễu như:
- Viêm da: Viêm da có thể là kết quả của lưu thông kém hoặc tiếp xúc với hóa chất khắc nghiệt, dị ứng hoặc nhiễm trùng, hình thành các mảng da khô kèm triệu chứng ngứa.
- Trứng cá đỏ: Đây là dạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây phát ban và các vết sưng đỏ, nhỏ trên da.
- Mề đay do lạnh: Hiện tượng trên tương đối hiếm gặp, thường xuất hiện khi tiếp xúc với không khí lạnh.
- Vảy nến: Bên cạnh căng thẳng, khói thuốc lá, nhiễm trùng thì thời tiết lạnh, khô cũng là một trong các tác nhân có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Triệu chứng mẩn ngứa khi trời lạnh
Nổi mẩn ngứa khi trời lạnh chỉ xuất hiện tại một số vị trí nhất định trên cơ thể, thường là tay, cánh tay, cổ vì đây là điểm tiếp xúc với khí lạnh nhiều hơn so với các bộ phận khác.
Người bị mẩn ngứa khi trời lạnh có các biểu hiện như sau:
- Đỏ da
- Ngứa ngoài da
- Sưng, viêm
- Bong tróc.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục
Làm thể nào để khắc phục tình trạng mẩn ngứa khi trời lạnh?
Khắc phục mẩn ngứa trên da khi trời lạnh không phức tạo, chủ yếu tập trung vào việc dưỡng ẩm và cấp nước hằng ngày bằng việc sử dụng sản phẩm kem, gel dưỡng ẩm, bù nước phù hợp. Nếu tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng, các chuyên gia da liễu sẽ chi định bạn một số thuốc uống hoặc thuốc mỡ tại chỗ để cải thiện triệu chứng.
Phối hợp điều trị bằng thuốc với các biện pháp thay đổi lối sống, chăm sóc sức khỏe tại nhà để gia tăng hiệu quả.
Biện pháp khắc phục mẩn ngứa khi trời lạnh tại nhà
Mọi người có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để làm giảm cơn ngứa ngáy và các triệu chứng khác khi vào mùa đông:
Dưỡng ẩm
Sau khi tắm, nên bôi một lớp kem, lotion dưỡng ẩm để khóa ẩm cho da. Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa urê hoặc axit lactic để bổ sung thêm tác dụng cấp nước.
Không nên chọn các loại có mùi hương hay chứa thành phần kích ứng da, nhất là đối với người có làn da nhạy cảm. Một số sản phẩm kem dưỡng chứa thành phần tự nhiên như gel lô hội và dàu dừa có khả năng làm dịu làn da khô, cải thiện tình trạng ngứa, da nứt nẻ, bong tróc vảy vào mùa đông. Đây là hai nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và dưỡng ẩm mạnh mẽ nhưng lại an toàn cho da.
Nếu không biết sản phẩm nào phù hợp, bạn có thể liên hệ với chuyên gia da liễu để được tư vấn loại dưỡng ẩm phù hợp nhất với loại da và tình trạng da hiện tại.
Kem dưỡng ẩm nên được thoa vào buổi sáng & tối hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu cần.
Bỏ túi: Các loại kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa tốt nhất & cách dùng
Dầu tự nhiên
Một số dầu tự nhiên có chứa chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu giúp làm dịu nhẹ làn da, bảo vệ da khỏi bị kích thích. Các loại dầu tốt cho da gồm có:
- Dầu dừa: Nguyên liệu trên chứa lanolin và axit lauric – đây là chất quan trọng giúp tăng chức năng hàng rào bảo vệ da và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
- Dầu cây rum: Axit linoleic trong dầu cây rum có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng lên da.
- Dầu bơ: Đây là nguyên liệu giàu các chất vitamin C, D và E, có khả năng cải thiện tình trạng da khô hoặc da bị thương tổn.
Nhiều người có khuynh hướng chọn dầu oliu để cải thiện tình trạng mẩn ngứa vào mùa đông. Mặc dù có đặc tính chống viêm nhưng dầu oliu lại thúc đẩy mất nước và làm suy giảm chức năng bảo vệ của hàng rào da. Do đó, những người bị viêm da hoặc đang “vật lộn” với tình trạng khô da nên tránh sử dụng dầu oliu.
Không dùng xà phòng có tính tẩy hoặc hóa chất mạnh
Tiếp xúc với không khí lạnh, khô thường xuyên có thể khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn thông thường. Do đó, khi dùng các sản phẩm sữa tắm, xà phòng, nên hạn chế sản phẩm tạo bọt, chứa cồn, paraben, màu nhuộm, hương liệu tổng hợp.
Giảm nhiệt độ hệ thống sưởi ấm
Sử dụng máy sưởi vào mùa đông giúp làm ấm không gian nhà. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến da bị mất nước và dễ bị cộm ngứa do máy sưởi hút đi độ ẩm của không khí.
Người bị nổi mẩn ngứa khi trời lạnh nên giảm nhiệt độ của máy sưởi ở mức vừa phải, đồng thời trang bị thêm máy tạo độ ẩm để tạo moi trường tốt nhất cho da.
Phòng ngứa mẩn ngứa vào mùa đông
Điều chỉnh cách chăm sóc da và thói quen sinh hoạt có thể giúp ngăn ngừa chứng nổi mẩn đỏ & ngứa vào mùa đông.
Mẹo chăm sóc da:
- Sử dụng sản phẩm tẩy rửa (sữa tắm, sữa rửa mặt) không tạo bọt.
- Dưỡng ẩm thường xuyên, nhất là sau khi tắm.
- Không tắm nước quá nóng.
- Thoa kem chống nắng cho mặt và cổ.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất mạnh, cồn, hương liệu.
Mẹo thay đổi lối sống
- Sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Giảm nhiệt độ hệ thống sưởi trong nhà.
- Uống đủ nước.
- Đeo găng tay, quấn khăn, mặc ấm khi ra ngoài.
- Không tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Mẩn ngứa vào mùa đông thường xảy ra khi da mất nhiều độ ẩm khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô. Vấn đề trên phổ biến hơn ở người già hoặc đối tượng có vấn đề da liễu. Để khắc phục tình trạng trên, giữ ẩm thường xuyên là cách hữu hiệu nhất ngăn ngừa mẩn ngứa. Đối với trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, không đáp ứng với liệu pháp điều trị tại nhà, bạn có thể đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân và hướng giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
- Ngứa da khi trời lạnh cần làm gì để đối phó?
- Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!