Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với điều kiện thời tiết lạnh. Mặc dù là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sốc, ngất hoặc thậm chí là tử vong. 

Những đối tượng dễ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay khi trời lạnh tương đối phức tạp và khó nhận diện cụ thể. Một số người có cơ địa bị dị ứng đối với điều kiện thời tiết lạnh hoặc cũng có thể do di truyền, khi con cái có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn nếu bố hoặc mẹ của chúng đã từng mắc phải.

Tuy nhiên, nguyên nhân cơ địa vẫn là chủ yếu dẫn đến bệnh nổi mề đay. Có nhiều tác nhân khác nhau gây nên bệnh mề đay, trong đó phổ biến là điều kiện thời tiết. Nếu bị nhiễm lạnh, cơ thể của người bệnh có xu hướng tiết ra nhiều histamin cùng các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, từ đó dẫn đến bệnh mề đay.

Đối tượng mắc bệnh
Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay khi thời tiết lạnh

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh mề đay, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Bệnh mề đay rất dễ tái phát và tỷ lệ người đã từng mắc bệnh tiếp tục tái phát khi gặp các tác nhân gây dị ứng là rất cao. Những người mắc các bệnh như nhiễm Virus, viêm phổi,… cũng có tỷ lệ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh cao hơn so với người bình thường.

→Xem thêm: Nổi Mề Đay Trên Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị An Toàn

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Ngay khi cơ thể phải tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh, các triệu chứng ban đầu của bệnh nổi mề đay sẽ xuất hiện. Bệnh có đặc trưng dễ nhận thấy là những mảng sẩn đỏ nổi trên bề mặt da. Các mảng này có đường kính khoảng vài mm cho đến vài cm. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sẩn một mảng khá to.

Những triệu chứng điển hình

Dưới đây là một vài những triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh:

  • Xuất hiện tình trạng ngứa trên da. Càng gãi, cơn ngứa càng trở nên dữ dội hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhân gãi đến chảy máu nhưng cơn ngứa vẫn không giảm.
  • Tình trạng sẩn, phù xuất hiện trên bất kì vùng da nào. Tốc độ tiến triển của các đốt sẩn và phù là rất nhanh.
  • Khi lặn, các vể sẩn và phù thường không để lại dấu vết gì, gây chủ quan cho người bệnh. Nhưng khi tái phát, bệnh thường trở nên trầm trọng hơn.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay khi thời tiết lạnh thường gặp các triệu chứng của bệnh ở điều kiện nhiệt độ từ 4 – 10 độ C. Cũng có những trường hợp gặp phải phản ứng với điều kiện thời tiết ấm hơn.

Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh
Ngứa là biểu hiện điển hình của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Các biến chứng của bệnh

  • Bệnh nhân có thể gặp khó thở do đường hô hấp bị phù nề
  • Nhịp tim nhanh hơn, thậm chí là bất tỉnh và phù nề chân tay, thân mình
  • Đau bụng kèm theo các biểu hiện nôn, tiêu chảy
  • Phù não và khó thở cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh?

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tham khảo và thực hiện các biện pháp sau:

1. Kiểm tra về khả năng bị nổi mề đay khi trời lạnh của bản thân

Nếu chưa từng bị nổi mề đay, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có phải là đối tượng dễ mẩn cảm với thời tiết lạnh hay không. Cách đơn giản và an toàn là dùng một viên đá lạnh áp vào tay trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút rồi bỏ ra. Khi da đã trở nên ấm lại, nếu trên da có xuất hiện vùng phù nề và có cảm giác ngứa, bạn có thể là đối tượng nổi mề đay khi thời tiết lạnh.

2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện nhiệt độ thấp

Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh nổi mề đay, người bệnh nên ngay lập tức tránh phơi nhiễm với điều kiện thời tiết lạnh. Có 2 hình thức tiếp xúc phổ biến là tiếp xúc với không khí lạnh và nước lạnh. Nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán về nguyên nhân và khắc phục

Khi xuất hiện triệu chứng của việc nổi mề đay, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn trị bệnh. Ngoài yếu tố cơ địa, người bệnh còn có nguy cơ gặp những vấn đề về sức khỏe phổ biến như cảm cúm, viêm phổi,… và đó có thể là yếu tố quyết định đến việc nổi mề đay. Chính vì vậy, việc tự điều trị mề đay tại nhà mà không có sự tư vấn của các bác sĩ là điều không nên.

5. Những lưu ý để tránh tình trạng tái phát của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

  • Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc,…
  • Không uống rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh mề đay dễ tái phát hơn
  • Hạn chế gãi khi bị nổi mề đay. Thay vào đó, hãy chú ý đến việc vệ sinh cơ thể thường xuyên để giảm cơn ngứa
  • Tránh để lạnh đột ngột và cần mặc đủ ấm khi ra ngoài
  • Chú ý đến chế độ sinh hoạt để tăng sức đề kháng và giảm tình trạng bị Virus tấn công.

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về bệnh mề đay da vẽ nổi

Mề đay da vẽ nổi là gì? Nguyên nhân và cách trị

Mề đay da vẽ nổi là một trong những loại mề đay thường gặp nhưng nhiều người ít quan tâm...

Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp điều trị theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin...

Trung tâm Thuốc dân tộc khám chữa bệnh mề đay bằng YHCT

15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết

Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết

Xét nghiệm máu nổi mề đay là một trong những phương pháp được thực hiện để chẩn đoán căn bệnh...

Bị nổi mề đay có tắm được không?

Bệnh mề đay và tình trạng ngứa ngáy thường có xu hướng lan rộng dữ dội từ vùng da này...