Ngứa da khi trời lạnh cần làm gì để đối phó?
Hiện tượng ngứa da khi trời lạnh thường xuất hiện do sự thay đổi của nhiệt độ làm biến đổi lớp ẩm bảo vệ da. Nhưng bệnh này hoàn toàn có thể điều trị và phòng tránh được nhờ những cách hết sức đơn giản.
Tình trạng ngứa da khi trời lạnh
Thời tiết lạnh có thể gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể của ban. Cụ thể khi nhiệt độ giảm thì độ ẩm của da cũng giảm rõ rệt. Điều này dễ làm cho da bị kích ứng và ngứa. Thông thường với những người có làn da khỏe mạnh vào các thời điểm khác thì đến mùa đông vẫn có thể xuất hiện ngứa da. Tình trạng này thường xảy ra trong nhiều năm. Đặc biệt những người sống ở vùng khí hậu lạnh thì rất dễ gặp phải.
Nếu không được điều trị sớm thì bạn sẽ phải gánh chịu căn bệnh này trong suốt mùa lạnh. Không chỉ gây mất thẩm mỹ trên da mà căn bệnh này gây ra không ít phiền toái cho sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng ngứa da khi trời lạnh
Hiện tượng ngứa da khi trời lạnh bao gồm rất nhiều triệu chứng. Chúng ta có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
- Da nổi mẩn đỏ
- Da có biểu hiện sưng tấy
- Da có dấu hiệu ngứa, đặc biệt vào buổi tối thì những cơn ngứa càng xuất hiện nhiều hơn.
- Da quá khô có thể gây bong tróc
Thông thường ngứa da khi trời lạnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng xuất hiện nhiều hơn cả ở vùng da tay và da chân. Nhiều trường hợp biểu hiện bệnh lan rộng ra khắp cơ thể.
Nguyên nhân ngứa da khi trời lạnh
Thực chất nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng không quá khó để giải thích. Lớp da trên cùng được bảo vệ bởi một lớp ẩm tự nhiên. Lớp ẩm này có vai trò bảo vệ các tế bào da, ngăn chặn các chất kích thích cũng như những tác nhân gây hại. Khi trời lạnh có thể làm cho lớp da trên cùng bị tổn thương, làm cho lớp ẩm bốc hơi tạo nên những vết nứt nhỏ trên bề mặt da. Điều này tạo điều kiện để các tác nhân kích thích và vi trùng tấn công gây ra các bệnh ngoài da. Lúc này các dây thần kinh trên da sẽ bị kích thích, gửi tín hiệu đến não và làm cho chúng ta có cảm giác ngứa.
Các nguyên nhân khác có thể gây ngứa da mùa lạnh bao gồm:
- Bệnh nhân nhạy cảm với chất tẩy rửa, xà phòng, chất gây mùi cũng như các loại hóa chất khác.
- Có dấu hiệu bị các bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm
- Da có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì những cơn ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh.
- Tình trạng căng thẳng mệt mỏi cũng có thể làm cho những cơn ngứa có cơ hội xuất hiện.
Xem thêm: Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Chẩn đoán ngứa da khi trời lạnh
Bác sĩ thường có thể dễ dàng đoán được nguyên nhân bị ngứa da vào mùa lạnh khi quan sát các biểu hiện trên da. Ngoài ra họ còn xem xét tiền sử bệnh để giúp vạch ra một phát đồ điều trị phù hợp.
Nếu không thay đổi loại xà phòng hoặc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong thời gian gần đây thì nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết.
Trường hợp bệnh nhân dưỡng ẩm thường xuyên, dùng các biện pháp bảo vệ mà vẫn bị ngứa da thì có thể nguyên nhân gây bệnh là do kem dưỡng ẩm, quần áo mà bạn đang mặc…
Nếu da có dấu hiệu nhiễm trùng thì thường được chẩn đoán do mắc bệnh chàm, vẩy nến hoặc viêm da.
Điều trị ngứa da khi trời lạnh
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cách điều trị phù hợp. Sau đây là các hướng chữa bệnh đang được áp dụng hiện nay.
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Có rất nhiều cách hạn chế được tình trạng ngứa da khi trời lạnh mà bạn nên áp dụng. Chẳng hạn như:
- Dùng kem dưỡng ẩm giúp khóa độ ẩm, bảo vệ lớp ẩm tự nhiên của người bệnh. Nếu bị ngứa da thì nên thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi tắm. Vì lúc này là lúc da hấp thụ tinh chất của kem dưỡng ẩm tốt nhất.
- Dùng các loại dầu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và cung cấp độ ẩm cho da như: dầu oliu, dầu dừa… Duy trì việc sử dụng mỗi ngày một lần và tăng cường khi thực sự cần thiết.
- Tắm với sữa cũng là cách làm dịu cơn ngứa và cung cấp thêm độ ẩm cho da. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước có thêm sữa trong khoảng 10 phút sẽ thấy được tác dụng của nguyên liệu này.
Cần lưu ý là những cách này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ, triệu chứng còn đơn giản. Với những trường hợp nặng thì hầu như không có tác dụng.
2. Dùng thuốc
Căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường khi ngứa da mùa đông có thể dùng các loại thuốc sau:
- Kem bôi cortisone tại chỗ nhằm giảm đỏ, ngứa và viêm da.
- Thuốc kháng histamin dùng khi các triệu chứng không cải thiện và xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm.
Khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng. Trong quá trình sử dụng thuốc cũng nên quan sát các biểu hiện trên cơ thể. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
Phòng ngừa ngứa da khi trời lạnh
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngứa da khi trời lạnh là tránh tiếp xúc với không khí lạnh, khô vào mùa đông. Cụ thể, bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:
- Dùng máy tạo độ ẩm để thêm độ ẩm cho không gian của bạn.
- Hạn chế tắm bằng nước nóng vì dễ làm da bị khô và kích ứng.
- Sử dụng các loại xà phòng có nguồn gốc tự nhiên, không chất tạo mùi. Chẳng hạn như dầu ô liu, sữa dê…
- Mặc các loại quần áo làm tự sợi tự nhiên, thấm hút mồ hôi, giảm kích ứng da.
- Mang găng tay mỗi khi ra ngoài khi trời lạnh. Cũng nên bảo vệ tay của bạn khi rửa chén, giặt quần áo…
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da, nhất là khi đi ngoài trời.
- Dưỡng ẩm thường xuyên bằng loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da.
- Xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học. Ngoài những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp da khỏe mạnh hơn.
Tình trạng ngứa da khi trời lạnh có thể được kiểm soát nếu tuân thủ theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định kết hợp với việc ăn uống, sinh hoạt khoa học. Chính vì vậy ngay từ khi có dấu hiệu ban đầu, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị
- Bị ngứa da phải làm xét nghiệm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!